2. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh
2.3. Xây dựng và phân tích SWOT
Từ những phân tích trên, ma trận SWOT được xây dựng nhằm hình thành các phương án chiến lược và xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh O – Những cơ hội 1. Nền kinh tế thế giới đã ra khỏi khủng hoảng và T – Những thách thức 1. Tình hình chính trị trên thế giới diễn biến phức 73
Môi trường
Doanh nghiệp
đang dần hồi phục, nhu cầu và giá hàng hóa trên thị trường thế giới tăng lên.
2. Việt Nam gia nhập vào WTO, có quan hệ ngoại giao với nhiều nước. 3. Có nhiều chính sách của Chính Phủ ưu tiên cho xuất khẩu.
4. Tỷ giá hối đoái giữa VND và USD được điều chỉnh theo hướng có lợi cho xuất khẩu.
5. Nhà nước có chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, phát triển nguyên liệu phục vụ xuất khẩu.
6. Nền kinh tế Đức vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng cao trong khối EU. 7.Chính phủ đang đàm phán để ký kết hiệp định FTA với EU.
tạp. 2. Khu vực EU còn gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng nợ công ở một số nước. 3. Lạm phát ở các nước trên thế giới tăng cao, giá cả nguyên vật liệu tăng cao.
4. Các nước có xu hướng hạ thấp giá trị đồng nội tệ. 5. Các biện pháp bảo hộ, hàng rào kỹ thuật ngày càng tinh vi hơn.
6 Lạm phát ở trong nước tăng lên, lãi suất cao, chi phí điện nước, xăng dầu tăng lên.
7. Hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất trong nước chưa đa dạng mẫu mã, giá thành còn cao.
8. Hàng hóa của chi nhánh phải cạnh tranh khốc liệt hơn với hàng hóa cùng chủng loại của doanh nghiệp trong và ngoài nước
9. Mỹ áp dụng các tiêu chuẩn mới về an toàn sản phẩm với hầu hết các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. S – Những điểm mạnh 1. Thương hiệu TOCONTAP SAIGON đã được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước
2.Nguồn vốn kinh doanh ổn định.
3. Đội ngũ nhân viên có
Phối hợp (S/O)
- Phát triển sâu hơn vào thị trường hiện có như thị trường Đức và Nhật Bản bằng việc mở rộng và nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu.
- Mở rộng và thâm nhập vào thị trường mới bằng
Phối hợp (S/T)
- Tăng cường mối quan hệ với các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm.
kinh nghiệm, giỏi nghiệp vụ và ngoại ngữ.
4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được trang bị đầy đủ.
5. Đã liên doanh liên kết tạo nguồn hàng may mặc xuất khẩu.
6. Chi nhánh có thể đảm nhiệm kinh doanh xuất khẩu nhiều mặt hàng.
sản phẩm hiện có và sản phẩm mới.
- Đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU bằng cách khai thác thêm thị trường các nước trong khối và phát triển các mặt hàng xuất khẩu.
liên doanh liên kết với các xí nghiệp may để làm chủ được nguồn hàng xuất khẩu.
W – Những điểm yếu
1. Cơ sở liên doanh liên kết sản xuất còn ít.
2. Số công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu còn thiếu 3. Công tác marketing chưa được chú trọng 4. Công tác dự báo và nghiên cứu thị trường còn yếu
5. Nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu
6. Mẫu mã sản phẩm còn đơn giản, chưa hấp dẫn khách hàng.
7. Chưa có sự chuyên môn hóa công việc giữa các nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
Phối hợp (W/O)
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và tăng cường công tác Marketing
- Tiếp tục tăng cường liên kết với công ty may Hưng Việt tận dụng năng lực sản xuất hiện có, tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước để nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm và tiếp tục xuất khẩu sang các thị trường hiện có - Tăng cường tìm kiếm nguồn hàng, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến để đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp.
Phối hợp (W/T)
- Thu hẹp thị trường, duy trì liên doanh, liên kết gia công hàng may mặc, tìm kiếm nguồn hàng mới có chất lượng hơn, mẫu mã đa dạng.
Từ kết quả phân tích SWOT có thể đưa ra các phương án chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh như sau:
Phương án 1: Chiến lược phát triển thị trường theo chiều sâu. Chi nhánh sẽ
tiến hành thâm nhập sâu vào các thị trường hiện có là thị trường EU, thị trường Nhật Bản bằng các nỗ lực marketing mạnh mẽ hơn, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm.
Phương án 2: Chiến lược phát triển thị trường theo chiều rộng bằng cách
thâm nhập vào các thị trường mới và tăng số lượng khách hàng trên các thị trường 75
hiện tại. Đồng thời tập trung vào thị trường Mỹ bằng cách từng bước khôi phục và thâm nhập vào thị trường Mỹ.
Phương án 3: Lựa chọn thu hẹp thị trường hiện tại
Phương án 4: Chiến lược tổng hợp bằng cách thâm nhập sâu hơn vào thị
trường hiện có và phát triển thị trường mới bằng các sản phẩm hiện có, sản phẩm mới.
2.4. Lựa chọn và quyết định chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu
Từ các phương án chiến lược được đưa ra từ kết quả phân tích SWOT, chúng ta sẽ đánh giá các phương án chiến lược để lựa chọn được phương án chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu phù hợp với tình hình thực tế và định hướng phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới.
Phương án chiến lược 1: Lựa chọn chiến lược phát triển theo chiều sâu. Củng cố và thâm nhập sâu hơn vào các thị trường hiện tại của Chi nhánh là thị trường EU và thị trường Nhật Bản. Để làm được điều này thì Chi nhánh cần phát triển các sản phẩm cả về chất lượng và mẫu mã sản phẩm, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại.
Ưu điểm: Tận dụng điểm mạnh và cơ hội thị trường, có điều kiện tăng trưởng sản lượng trên thị trường đã có. Duy trì phát triển được thương hiệu, giữ được vị trí chắc chắn trên khu vực thị trường truyền thống, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, ngày càng hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Hạn chế: Chỉ đi sâu vào những thị trường đã có, trong khi các đối thủ cạnh tranh quốc tế mở rộng thị trường sẽ dẫn đến nguy cơ thu hẹp thị trường. Yêu cầu hoạt động marketing phải mạnh mới có thể thâm nhập sâu hơn vào những thị trường đang có. Dễ xuất hiện rủi ro khi nhu cầu tại các thị trường hiện tại thay đổi hay khi các đối thủ lớn thâm nhập vào thị trường.
Phương án chiến lược 2: Phát triển thị trường theo chiều rộng bằng cách thâm nhập vào các thị trường mới. Bên cạnh đó cần tìm hiểu để đưa ra giải pháp khôi phục và thâm nhập vào thị trường Mỹ bằng các sản phẩm có chất lượng cao.
Ưu điểm: Phân tán rủi ro vào thị trường đã có và thị trường mới. Mở rộng thị trường và nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
Nhược điểm: Đòi hỏi yêu cầu cao cho bộ phận tìm kiếm thị trường mới và bộ phận thu mua tạo nguồn hàng phục vụ xuất khẩu. Bộ phận tìm kiếm thị trường phải nhạy bén với thị trường và luôn tìm kiếm thị trường bằng nhiều cách.
Ưu điểm: có điều kiện cơ cấu lại hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và phát triển những mặt hàng mới có chất lượng cao tung ra thị trường.
Nhược điểm: Mất đi nhiều khách hàng quen thuộc mà Chi nhánh đã phải mất nhiều công sức gây dựng. Phải mất nhiều thời gian mới xây dựng lại được hình ảnh của Chi nhánh trong mắt khách hàng.
Phương án chiến lược 4: Phát triển tổng hợp vừa phát triển thị trường theo chiều rộng và vừa phát triển thị trường theo chiều sâu. Chi nhánh củng cố và giữ vững những thị trường hiện có đồng thời khai thác thêm các đơn hàng với những sản phẩm hiện có và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại trên các thị trường này để tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu và đưa ra các sản phẩm mới. Bên cạnh đó, Chi nhánh sẽ tiếp tục đầu tư nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh công tác xúc tiến trên các thị trường hoàn toàn mới để mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia mà trước đây Chi nhánh chưa thâm nhập được.
Ưu điểm: Với phương án này thì Chi nhánh có thể vừa mở rộng và phát triển trên các thị trường truyền thống đồng thời mở rộng phạm vi sang các thị trường mới chưa từng khai thác. Từ đó Chi nhánh sẽ nâng cao kim ngạch xuất khẩu, khẳng định được vị trí trên thị trường.
Nhược điểm: Thực hiện theo phương án này thì Chi nhánh đòi hỏi số vốn lớn, công tác marketing phải mạnh, nguồn hàng phải phong phú, có chất lượng và ổn định. Để thực hiện được phương án này một lúc không phải đơn giản, dễ làm phân tán nguồn lực của Chi nhánh. Phương án này chỉ thực hiện có hiệu quả khi Chi nhánh đã có vị trí vững chắc trên thị trường.
Căn cứ vào hoàn cảnh thực tế, tiềm lực của Chi nhánh và định hướng phát triển trong thời gian tới thì Chi nhánh nên lựa chọn chiến lược “Thâm nhập sâu hơn vào các thị trường truyền thống đồng thời mở rộng phát triển sang các thị trường mới bằng các sản phẩm hiện có và sản phẩm mới” nhằm tận dụng các cơ hội và phát huy các điểm mạnh.
Dựa trên mối quan hệ ở các thị trường hiện tại, Chi nhánh sẽ thâm nhập sâu trên các thị trường hiện có. Bởi lẽ, thị trường Nhật Bản và thị trường EU là những thị trường truyền thống và đang có nhiều cơ hội phát triển.
Với thị trường Nhật Bản, bằng các nỗ lực marketing thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may. Bên cạnh đó, nhu cầu với các mặt hàng lương thực và tiêu dùng thiết yếu tăng lên sau thảm họa động đất và sóng thần. Vì vậy, để phát triển sâu hơn vào thị trường này thì Chi nhánh có thể mở rộng xuất khẩu các mặt hàng lương thực và
hàng tiêu dùng thiết yếu. Bên cạnh việc mở rộng mặt hàng xuất khẩu thì Chi nhánh cần đa dạng mẫu mã hàng hóa, nâng cao tính cạnh tranh cho hàng thủ công mỹ nghệ khi thâm nhập sâu vào thị trường Nhật Bản.
Với thị trường EU: hiệp định thương mại tự do FTA sắp được ký kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Chi nhánh nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường các nước EU. Chi nhánh có thể mở rộng mặt hàng xuất khẩu, tìm kiếm thêm thị trường các nước trong khối EU. Để đảm bảo sự bền vững trong hoạt động xuất khẩu vào thị trường này thì Chi nhánh cần phải không ngừng nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường đầy khó tính này. Bên cạnh đó, thị trường Đức là thị trường truyền thống của Chi nhánh với kim ngạch xuất khẩu ổn định và thị trường này đang đạt mức tăng trưởng cao nhất trong khối EU, nhu cầu thị trường này đang tăng lên. Để tận dụng các cơ hội và điểm mạnh của Chi nhánh thì Chi nhánh tiếp tục giữ vững quan hệ làm ăn với các đối tác và từng bước thâm nhập sâu hơn vào thị trường Đức với các mặt hàng đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh các thị trường truyền thống cần tiếp tục thâm nhập và củng cố thì Chi nhánh phải từng bước thâm nhập vào các thị trường mới như thị trường các nước trong khu vực Châu Á, thị trường các nước trong khu vực EU mà Chi nhánh chưa thâm nhập được.
Bên cạnh đó thì một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát