Thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội (TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội) (Trang 47)

3. Thực trạng thị trường xuất khẩu của Chi nhánh TOCONTAPSAIGON tại Hà Nội

3.1.1.Thị trường Nhật Bản

Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội, trong những năm qua vẫn duy trì được thị trường xuất khẩu truyền thống là thị trường Nhật Bản và có được mối quan hệ làm ăn lâu năm với các đối tác Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này của Chi nhánh đạt 4532.15 nghìn USD trong năm 2007. Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra, xong chưa tác động nhiều tới hoạt động xuất khẩu của Chi nhánh, cả năm kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật của Chi nhánh vẫn tăng thêm 8.08% và đạt 4898.19 nghìn USD. Sang năm 2009, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu đã bắt đầu có những ảnh hưởng tiêu cực, nền kinh tế Nhật rơi vào khó khăn, hoạt động sản xuất tiêu dùng giảm sút đã tác động đến kim ngạch xuất khẩu của Chi nhánh và cả năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đã giảm mất 9.32% và chỉ đạt 4898.19 nghìn USD. Sang năm 2010, bước sang năm hồi phục kinh tế sau khủng hoảng, mặc dù nền kinh tế Nhật Bản hồi phục còn chậm chạp, xong kim ngạch xuất khẩu của Chi nhánh sang thị trường Nhật Bản đã tăng thêm 8.08% so với năm 2009 và đạt 4800.47 nghìn USD.

Xét về mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản thì mặt hàng xuất khẩu chính của Chi nhánh sang Nhật là hàng may mặc. Tuy nhiên, cũng giống như các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam thì Chi nhánh chủ yếu làm hàng gia công cho đối tác Nhật Bản. Do chủ động có các hình thức tạo nguồn hàng như liên doanh, góp vốn cổ phần với các công ty sản xuất hàng dệt may trong nước nên Chi nhánh luôn đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng và duy trì được kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc ổn định qua các năm. Còn đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ thì kim ngạch xuất khẩu không cao.

Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng sang thị trường Nhật Bản

Đơn vị: Nghìn USD

Mặt hàng 2007 2008 2009 2010 KNXK % KNXK % KNXK % KNXK % Hàng may mặc 4478.8 83.5 4874.4 99.5 4402.6 99.1 4717.8 98 TCMN 53.67 16.6 23.82 0.49 39.01 0.88 82.67 1.8 Tổng 4532.2 100 4898.2 100 4441.6 100 4800.5 100

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu hàng hóa các năm 2007-2010

Hàng may mặc gần như chiếm toàn bộ trong kim ngạch xuất khẩu của Chi nhánh sang Nhật. Nếu như năm 2007 thì tỷ trọng hàng may mặc trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Chi nhánh đạt 83.45% thì tỷ trọng trong các năm 2008, 2009, 2010 đều ở mức cao tương ứng là 99.51%, 99.12%, 98.25%. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản đều đạt trong ngưỡng 4 đến 5 triệu USD mỗi năm.

Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang Nhật chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ và tỷ trọng giảm mạnh từ 16.5% năm 2007 xuống chỉ còn 1.75% trong năm 2010. Trong hai năm 2008, 2009 thì tỷ trọng mặt hàng này trong tổng kim ngạch còn ở mức thấp dưới 1%. Năm 2008, chỉ đạt có 0.49%. Sang năm 2009 thì tăng lên chiếm 0.88%.

Như vậy, thị trường Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lâu năm của Chi nhánh với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc. Tuy là thị trường đã được thâm nhập từ lâu, xong Chi nhánh chưa đẩy mạnh được công tác phát triển sâu hơn vào thị trường này. Các hợp đồng xuất khẩu ký kết với đối tác nhập khẩu của Nhật chủ yếu vẫn là các bạn hàng truyền thống với kim ngạch xuất khẩu tương đối ổn định qua các năm nhưng Chi nhánh chưa phát triển sâu vào thị trường Nhật Bản theo hướng phát triển về khách hàng mới. Sản phẩm đưa vào thị trường này chưa đa dạng: mới chủ yếu là hàng gia công may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ còn có giá trị thấp. Điều này chứng tỏ, Chi nhánh chưa phát triển được thị trường về mặt sản phẩm, chưa mở rộng các mặt hàng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội (TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội) (Trang 47)