2. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh
2.2. Phân tích các yếu tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến phát triển thị
triển thị trường xuất khẩu của Chi nhánh
Nguồn nhân lực: trong liên kết tạo nguồn hàng may mặc xuất khẩu thì số lượng công nhân sản xuất hàng may mặc là hơn 500 công nhân. Các công nhân phần lớn là lao động phổ thông ở địa phương, được hưởng các chính sách đãi ngộ rất tốt từ phía công ty. Tuy nhiên với số lượng công nhân như vậy mà hiện tại Chi nhánh mới chỉ liên kết sản xuất được với một công ty sản xuất may mặc thì chưa đủ đáp ứng sản xuất hàng may mặc với số lượng lớn nếu công ty mở rộng thị trường hơn nữa trong thời gian tới.
Các cán bộ nhân viên kinh doanh trong Chi nhánh: gồm có giám đốc, 2 phó giám đốc, 7 nhân viên phụ trách về kinh doanh xuất nhập khẩu, 2 nhân viên kế toán, 1 nhân viên văn thư. Các cán bộ, công nhân viên đảm nhiệm mảng kinh doanh xuất
nhập khẩu của Chi nhánh đều là những người có kinh nghiệm, tốt nghiệp đại học, đáp ứng được yêu cầu về trình độ ngoại ngữ trong giao dịch, đàm phán với khách hàng và đối tác. Tuy nhiên lực lượng nhân sự trong Chi nhánh là như vậy là quá ít cho việc mở rộng các hoạt động kinh doanh, các nhân viên trong phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thường làm nhiều việc, chưa có sự phân công chuyên môn hóa giữa các nhân viên.
Cơ sở vật chất : là một doanh nghiệp thương mại thì cần đáp ứng các yêu cầu về văn phòng làm việc, phương tiện đi lại, thiết bị văn phòng. Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội đã xây dựng được cơ sở vật chất khang trang, với văn phòng làm việc được trang bị đầy đủ thiết bị làm việc luôn đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu công việc, Chi nhánh còn trang bị hai ô tô phục vụ cho cán bộ công nhân viên đi công tác, xuống khảo sát và chỉ đạo tại nhà máy.
Cơ cấu tổ chức: Với quy mô hoạt động kinh doanh không lớn, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh khá đơn giản. Điều đó tạo ra thuận lợi hơn cho công tác quản lý, tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, chưa đảm bảo đầy đủ các chức năng, sự chuyên môn hóa cho công tác mở rộng và phát triển thị trường thời gian tới.
Năng lực tài chính: với kết quả kinh doanh đạt được như bảng 2 (Bảng doanh thu của Chi nhánh giai đoạn 2007-2010) và bảng 3 (Báo cáo thực hiện kế hoạch của Chi nhánh giai đoạn 2007-2010) ở trên cho thấy, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã có những bước phát triển đáng kể. Kết quả doanh thu tăng lên qua các năm, lãi nộp về công ty cũng ngày càng tăng lên, chi phí sử dụng vốn giảm dần trong những năm gần đây. Đó là những điều kiện tốt để Chi nhánh luôn chủ động được nguồn vốn và có được sự hỗ trợ về vốn từ Công ty trong việc mở rộng hoạt động, phát triển thị trường xuất khẩu.
Hoạt động marketing: Hiện tại thì Chi nhánh chưa có được phòng marketing, mà các hoạt động liên quan đến marketing thường được thảo luận giữa giám đốc, phó giám đốc với các nhân viên kinh doanh. Trong thời gian qua, Chi nhánh cũng đã chú ý xây dựng các chính sách về sản phẩm, giá cả và hoạt động xúc tiến.
Về chính sách sản phẩm: Để mở rộng thị trường và phát triển thị trường xuất khẩu Chi nhánh đã chú ý đến việc đa dạng hóa sản phẩm, tạo nguồn hàng ổn định. Bên cạnh đó thì Chi nhánh còn chú trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp
ứng nhu cầu của người mua. Nguồn hàng của Chi nhánh cho hoạt động xuất khẩu được thu mua từ các hộ gia đình hoặc Chi nhánh liên kết với các xí nghiệp sản xuất. Hàng hóa của Chi nhánh được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau vừa tránh sự phụ thuộc quá lớn vào người cung cấp, vừa đảm bảo cung ứng hàng hóa kịp thời và đa dạng chủng loại mẫu mã.
Về chính sách giá cả: Giá thành của Chi nhánh được xây dựng trên cơ sở mức giá mua trong nước cộng thêm những chi phí phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng như chi phí vận chuyển đóng gói, bao bì…Để khuyến khích khách hàng mua nhiều và mua thường xuyên, Chi nhánh đã ra chính sách giá cả và thanh toán phù hợp như mua nhiều giảm giá, chiết khấu. Khi giá cả trên thị trường giảm giá, có sự chênh lệnh lớn về hợp đồng đã ký, nếu bạn hàng có yêu cầu giảm giá và nếu có thể Chi nhánh sẽ điều chỉnh lại giá cho phù hợp. Chính điều này đã tạo nên một hình ảnh tốt về Chi nhánh được đối tác nước ngoài tin cậy.
Về xúc tiến thương mại: Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu thì các hoạt động xúc tiến có vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp giới thiệu hình ảnh của Chi nhánh với bạn hàng trên thế giới, là cách để có được các đơn hàng. Hiện tại hoạt động xúc tiến thương mại của TOCONTAP SAIGON Chi nhánh Hà Nội chủ yếu là gửi thư chào hàng, gửi các mẫu catalogue giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, gửi hàng hóa tham gia các hội chợ quốc tế, hàng năm đều cử cán bộ tham gia các hội chợ thương mại quốc tế để quảng bá, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm đơn hàng. Ngoài ra Chi nhánh còn mở rộng quan hệ với các tổ chức xúc tiến thương mại ngoài nước, các cá nhân, các cán bộ hoạt động thương mại tại nước ngoài và có chính sách khuyến khích vật chất khi họ giúp Chi nhánh tìm được bạn hàng mới.
Uy tín thương hiệu: thương hiệu TOCONTAP SAIGON là thương hiệu mạnh, đã tạo được niềm tin cho các đối tác ở cả trong nước và quốc tế.