Môi trường vĩ mô trong nước

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội (TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội) (Trang 63)

2. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh

2.1.2. Môi trường vĩ mô trong nước

Các nhân tố kinh tế:

Tăng trưởng GDP: Trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. Tính chung cả năm 2010, GDP tăng 6.78% cao hơn chỉ tiêu Quốc Hội đề ra (6.5%), và Việt Nam vẫn thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực. Kinh tế Việt Nam đang từng bước phục hồi sau khủng hoảng, nhưng những điểm yếu và khó khăn mang tính cơ cấu của nền kinh tế ngày càng thể hiện rõ.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng rằng năm 2011 sẽ tiếp tục là một năm nhiều thử thách cho kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng GDP có thể đạt mức 7 - 7.5% như chỉ tiêu của Quốc hội và thu nhập bình quân đầu người tính theo giá hiện tại khoảng 1290- 1300 USD/người/năm. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần một tỷ lệ đầu tư cao, vào khoảng 40% GDP, nhằm duy trì mức tăng trưởng. Để nâng cao chất lượng tăng trưởng, Việt Nam cần đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và nâng cao hiệu quả7.

Lãi suất: lãi suất hiện trên dưới 20%/năm là quá cao khiến doanh nghiệp phải đẩy giá sản phẩm lên cao và khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đây là một thách thức lớn đối với Chi nhánh trong việc đầu tư mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu.

Lạm phát: Lạm phát tăng cao lên mức hai con số trong năm 2010 ở mức 11.75% và trong quý I năm 2011 lạm phát là 6.1% so với thời điểm cuối năm 2010. Với việc tăng giá một số nguyên, nhiên vật liệu của nền kinh tế như xăng dầu, điện

7 Nguồn: Nguyên Hà, Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và triển vọng cho năm 2011, Thời báo kinh tế Việt Nam

trong những tháng đầu năm sẽ khiến cho bức tranh lạm phát năm 2011 xấu hơn. Điều này sẽ làm tăng chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung, Chi nhánh nói riêng và đẩy giá xuất khẩu lên cao, giảm khả năng cạnh tranh.

Tỷ giá hối đoái: Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá trong năm 2010 là khá phức tạp. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng hai lần vào tháng 2 và tháng 10, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức cao. Tỷ giá chính thức có thời điểm thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do tới 10%. Đến cuối tháng 11 năm 2010, tỷ giá trên thị trường tự do đã đạt mức 21.500 đồng/USD8. Những bất ổn về tỷ giá có nguyên nhân sâu xa từ những bất ổn về kinh tế vĩ mô đó là bội chi cao, nhập siêu lớn và hiệu quả đầu tư công thấp… làm cho cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại tệ. Bên cạnh đó hiện tượng đầu cơ và tâm lý cũng gây áp lực mạnh mẽ lên tỷ giá. Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái đã tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Thêm vào đó, khi mà lãi suất huy động vốn của các NHTM có xu hướng tăng, các NHTM đua nhau “xé rào” lãi suất bằng nhiều hình thức làm cho VND tăng giá so với USD, dẫn tới tình trạng nhập siêu ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong khi USD có xu hướng yếu đi so với các đồng tiền khác để nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu thế giới cân bằng cán cân thương mại với các nước trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Đồng USD yếu đi làm cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ bị suy giảm khả năng cạnh tranh. Ngày 11/2/2011, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá tăng 9.3% và thu hẹp biên độ giao dịch từ (+/-3%) xuống (+/-1%) đã tạo ra thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới

Các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội nếu có nguồn thu ngoại tệ trực tiếp và có kết hợp sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước sẽ được hưởng lợi từ việc điều chỉnh tỷ giá; trong đó có các ngành thủy sản, cao su và khoáng sản. Điều này được thể hiện trên hai phương diện: giúp tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, mở rộng thị phần và phần vượt trội thêm mà doanh nghiệp được hưởng khi các khoản thu ngoại tệ được ghi nhận bằng VND.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào xuất khẩu nhiều cũng được hưởng

lợi nhất từ việc điều chỉnh tỷ giá lần này. Đơn cử như ngành xuất khẩu hàng dệt may và da giày. Theo thống kê của Tổng cục hải quan, 11 tháng đầu năm 2010, da giày xuất khẩu 4,56 tỉ USD, may mặc xuất 5,52 tỉ USD, tổng cộng hai sản phẩm chiến lược này là 10,8 tỉ USD. Trong khi đó, nhập khẩu của hai mặt hàng da giày và may mặc là 8,8 tỉ USD, xuất ròng của hai sản phẩm này chỉ còn 2 tỉ USD. Như vậy, việc hưởng lợi từ ngành may mặc và da giày xuất khẩu không phải cao như nhiều người vẫn nghĩ. Đối với Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội trong xuất khẩu hàng may mặc khi mà nguyên vật liệu dùng sản xuất mặt hàng này phần lớn được nhập khẩu thì việc điều chỉnh tỷ giá lần này cũng không đem lại nhiều lợi ích.

Nhân tố luật pháp chính sách của nhà nước

Chính sách ngoại giao: Trong những năm qua, Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại với các quốc gia, tổ chức trên thế giới, tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới từ năm 2007 đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường, hưởng những ưu đãi như nhiều mặt hàng thuế suất bằng không, được bãi bỏ hạn mức xuất khẩu với các mặt hàng ưu thế. Tuy nhiên, tham gia vào WTO các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt hơn, phải tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp và thông lệ của WTO.

Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam đã chủ động tham gia đàm phán và ký kết hiệp định thương mại tự do FTA với các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, chính phủ đang xúc tiến ký kết hiệp định FTA với EU. Điều này mở ra nhiều thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường EU khi mà EU giảm thuế nhập khẩu cho Việt Nam theo FTA sẽ tạo điều kiện cho hàng Việt Nam tăng xuất khẩu vào thị trường EU, đặc biệt là những mặt hàng đang bị sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc, quốc gia chưa có FTA với EU hay ngay cả những quốc gia đã có FTA với EU và những quốc gia được EU cho hưởng mức thuế thấp.

Chính sách xúc tiến xuất khẩu: Nhà nước có các chính sách hỗ trợ, xúc tiến xuất khẩu giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và Chi nhánh nói riêng đẩy mạnh xuất khẩu. Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xúc tiến thương mại như: hội chợ triển lãm thương mại, quảng cáo thương mại, khuyến mại ở nước ngoài tiếp tục được thực hiện để đạt hiệu quả cao. Cục xúc tiến thương mại cũng thông báo trong những năm tới sẽ tăng cường hợp tác với các tổ chức xúc tiến

thương mại thế giới, tạo lập hệ thống thông tin hiệu quả cho doanh nghiệp; tiếp tục triển khai theo chiều sâu các hoạt động chương trình thương hiệu, hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý và triển khai thực hiện các hoạt động khuyến mại, hội chợ triển lãm thương mại để hỗ trợ cho doanh nghiệp nước ta quảng bá và giới thiệu sản phẩm tại nhiều thị trường trong nước và quốc tế.

Bên cạnh thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản thì các chính sách xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường như thị trường Mỹ La Tinh, khu vực Nam Phi, Úc, Hàn Quốc… cũng vẫn được triển khai.

Đối với hàng dệt may là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao, trên 10 tỷ USD trong năm 2010. Sang năm 2011, mặt hàng này vẫn tiếp tục được quan tâm hơn vì nhu cầu ở các nước nhập khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản tăng trở lại do nền kinh tế các nước đã vượt qua đáy và đang phục hồi. Hiệp hội dệt may đã cử nhiều đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại, tăng cường thăm dò để mở rộng thị trường mới và duy trì thị trường truyền thống. Cũng có khi, các doanh nghiệp lớn đi ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng dệt may, rồi về chia cho các doanh nghiệp nhỏ hơn. Đối với TOCONTAP SAIGON nói chung và Chi nhánh tại Hà Nội nói riêng, đây sẽ là một thuận lợi lớn trong việc phát triển thị trường trong thời gian tới.

Ngoài ra, với mục tiêu phát triển ngành dệt may nhằm nâng cao giá trị gia tăng và thoát khỏi “kiếp gia công”, chính phủ và Bộ Công Thương đã có những chương trình đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất nguyên liệu trong nước, cung ứng cho sản xuất và xuất khẩu. Đối với Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội sẽ có cơ hội trong thời gian tới trong việc liên doanh liên kết với các cơ sở gia công hàng may mặc xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu hàng may mặc, khi không phải nhập các nguyên liệu từ nước ngoài.

Quy định hải quan: các quy định hải quan có ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu của Chi nhánh bởi các mặt hàng muốn xuất đi hay nhập vào trong nước đều phải khai báo với bộ phận hải quan. Có khi vì một số khúc mắc nhỏ nào đó trong thủ tục có thể làm chậm xuất lô hàng sẽ ảnh hưởng tới uy tín của Chi nhánh, có khi mất luôn cả hợp đồng với đối tác. Hiện tại, các quy định của hải quan còn nhiều bất cập với doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và Chi nhánh nói

riêng. Tuổi thọ của các văn bản quản lý xuất nhập khẩu quá ngắn, thay đổi liên lục, nhiều khi văn bản sau phủ định lên những văn bản trước đó, nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện đúng quy định.

Chính sách xuất khẩu của nhà nước: Nhà nước ban hành chính sách khuyến khích xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam như miễn thuế việc nhập nguyên vật liệu cho hàng gia công, còn nguyên liệu tính theo phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm thì phải tính thuế, khi xuất hàng thì được thoái thu và thời gian hoàn thuế được kéo dài 270 ngày (không phải 90 ngày như trước). Chính sách này đã tạo điều kiện hỗ trợ cho Chi nhánh khi tiến hành xuất khẩu theo phương thức gia công hàng may mặc.

2.1.3. Các nhân tố thuộc môi trường cạnh tranh nội bộ ngành

Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Đối thủ cạnh tranh hiện tại của Chi nhánh là các doanh nghiệp khác kinh doanh xuất nhập khẩu ở trong nước cũng như các doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài.

Ở trong nước: Đối thủ cạnh tranh lớn và trực tiếp nhất phải kể tới là công ty TOCONTAP Hà Nội – Công ty thương mại trực thuộc Bộ Thương Mại cũng kinh doanh xuất nhập khẩu tạp phẩm và có các thị trường xuất khẩu giống với thị trường của Chi nhánh. Ngoài ra thì các đối thủ cạnh tranh khác của Chi nhánh là các công ty kinh doanh xuất nhập các mặt hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gốm sứ. Các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với nhau về nguồn hàng thu mua ở trong nước. Tuy nhiên thị trường xuất khẩu là rất rộng lớn, sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước lên Chi nhánh là không lớn. Nhưng khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, đòi hỏi thị trường là cao hơn thì khi đó sức ép của các doanh nghiệp lên Chi nhánh là lớn hơn, đòi hỏi Chi nhánh phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh để luôn giữ vững được các đơn hàng xuất khẩu.

Ở nước ngoài, có thể nói sức ép cạnh tranh lớn nhất với Chi nhánh trên thị trường xuất khẩu chính là các công ty đến từ Trung Quốc. Trung Quốc luôn được coi là cường quốc về xuất khẩu, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc luôn giữ vị trí đầu trên thế giới. So với kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2010 là 11,2 tỉ USD, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc lớn hơn gấp 20 lần. Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất toàn cầu. Mặc dù phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động, chi phí sản

xuất tăng và đồng nhân dân tệ Trung Quốc tăng giá từ giữa năm 2010 nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc vẫn tăng mạnh và trong thời gian tới mặt hàng may mặc của Trung Quốc được dự báo xuất khẩu vẫn đạt mức cao. Ở thị trường Mỹ, Hàng hóa Việt Nam hiện đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đã vượt Canada, trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ đã lên tới hơn 364 tỉ đô la Mỹ. Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Mỹ như dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện tử, đồ chơi... đã bị Trung Quốc chiếm lĩnh. Có thể nói Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn mà Chi nhánh cần phải xem xét khi thâm nhập và xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, nhìn vào thị trường xuất khẩu lớn nhất của Chi nhánh là thị trường Nhật Bản thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội nói riêng vẫn có được những thuận lợi khi trên thị trường Nhật Bản thì người tiêu dùng Nhật Bản hiện không còn chuộng các sản phẩm “Made in China” do lo ngại về chất lượng. Hiện tại Trung Quốc đang gặp khó khăn do chi phí nhân công trong nước tăng cao, đồng nhân dân tệ lên giá nên lợi thế về giá của Trung Quốc cũng sẽ bị phá vỡ. Do vậy, rất nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản đang chuyển hướng kinh doanh từ Trung Quốc sang Việt Nam. Mặt khác trong thời gian gần đây, Nhật Bản phải chịu thiệt hại nặng nề từ thảm họa sóng thần và động đất. Do vậy, tổng nhu cầu của nước Nhật có thể sụt giảm. Tuy thị trường Nhật Bản là thị trường lớn của Việt Nam nhưng so với lượng nhập khẩu của Nhật Bản thì số lượng nhập khẩu từ Việt Nam không phải là một số lượng lớn, do đó sẽ ảnh hưởng không nhiều tới xuất khẩu của Việt Nam. Mà đối thủ lớn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam là Trung Quốc, chiếm 70 tới 80% thị phần xuất khẩu vào Nhật thì Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng lớn hơn. Mặt khác, hiện nay nền kinh tế Trung Quốc đang được cơ cấu lại, trong vòng 5 năm gần đây những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày thì họ đang giảm bớt do chính phủ có kế hoạch cơ cấu lại. Thêm vào đó, do chính sách một con lực lượng lao động Trung Quốc cũng giảm bớt, kế đến tiền lương của người lao động Trung Quốc cũng đang tăng nhanh. Sau khi cơ cấu lại Trung Quốc sẽ không còn tập trung vào những ngành sử dụng nhiều lao động mà tập trung vào những ngành thâm dụng vốn. Trong tương lai, những đơn hàng dệt may và da giày sẽ ra khỏi Trung Quốc và địa chỉ tìm

đến gần nhất là Việt Nam. Đó là một cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung và Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội nói riêng đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường không chỉ ở Nhật Bản mà còn nhiều thị trường các nước

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội (TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w