Xây dựng ma trận SWOT và đưa ra các phương án chiến lược

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội (TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội) (Trang 26)

2 .1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô trong nước

2.2.3.Xây dựng ma trận SWOT và đưa ra các phương án chiến lược

Với kết quả phân tích và dự báo môi trường bên trong doanh nghiệp, chúng ta tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Với kết quả phân tích và

dự báo môi trường bên ngoài doanh nghiệp chúng ta xác định được khả năng xuất hiện cũng như mức độ tác động của các cơ hội và nguy cơ đối với thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp6. Ma trận SWOT thể hiện rõ các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trên đó và là công cụ để đưa ra các phương án chiến lược. Ma trận SWOT được xây dựng như sau:

- Liệt kê theo hàng các cơ hội chính từ môi trường bên ngoài. - Liệt kê theo hàng các nguy cơ chủ yếu từ môi trường bên trong. - Liệt kê theo cột những điểm mạnh chủ yếu của doanh nghiệp. - Liệt kê theo cột những điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp.

Như vậy, ma trận SWOT sẽ bao gồm 4 ô là SW, WO, ST và WT. Bốn ô này sẽ giúp doanh nghiệp hình thành các ý tưởng chiến lược nhờ sự kết hợp tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài.

S: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu

1. 2. 3. ………

W: Liệt kê các điểm yếu chủ yếu

1. 2. 3. ……… O: Liệt kê những cơ hội chủ

yếu 1. 2. 3. …..

SO: các chiến lược khai thác điểm mạnh để tận dụng cơ hội 1.

2. …….

WO: Các chiến lược khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội 1.

2. ……. T: Liệt kê những nguy cơ chủ

yếu 1. 2. 3. ……..

ST: các chiến lược khai thác điểm mạnh để hạn chế và né tránh nguy cơ 1. 2. …… WT: các chiến lược khắc phục điểm yếu để giảm bớt nguy cơ

1. 2. ……..

Với kết hợp SO, doanh nghiệp sẽ sử dụng các chiến lược phát triển để phát huy những điểm mạnh bên trong nhằm tận dụng các cơ hội từ môi trường bên ngoài. Với tình huống WO, doanh nghiệp sẽ sử dụng các chiến lược chống đối nhằm tận dụng những cơ hội từ bên ngoài để giảm bớt, cải thiện những điểm yếu

6 Nguồn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền (Chủ biên), Giáo trình chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2009

:

bên trong. Với tình huống ST, doanh nghiệp đang gặp khó khăn từ môi trường bên ngoài nhưng bản thân lại có những tiềm lực mạnh mẽ. Doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến lược cạnh tranh nhằm tận dụng tối đa các sức mạnh bên trong để chiến thắng nguy cơ từ bên ngoài. Với tình huống WT, doanh nghiệp không có những mặt mạnh cơ bản để chiến thắng những nguy cơ từ bên ngoài, các chiến lược phòng thủ là thích hợp đối với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội (TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội) (Trang 26)