2. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh
2.1.1. Môi trường quốc tế
Tình hình chính trị, an ninh thế giới diễn biến phức tạp, khó lường. Trong những năm vừa qua thế giới chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh xảy ra như chiến tranh tại Irac, Afghannistan, tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, tình hình bất ổn chính trị xảy ra ở nhiều nước như Thái Lan, Ai-cập và gần đây nhất là Lybia. Từ những bất ổn về chính trị, chiến tranh xảy ra đã ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của các quốc gia có liên quan. Đó sẽ là khó khăn cho Chi nhánh nếu muốn
thâm nhập và phát triển thị trường vào các nước này. Thị trường các nước ở Bắc Phi và Trung Đông là những thị trường xuất khẩu tiềm năng với các doanh nghiệp Việt Nam khi họ có nhu cầu lớn với các sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên với những diễn biến chính trị bất ổn ở Bắc Phi và Trung Đông trong thời gian vừa qua thì hiện tại những thị trường này sẽ không còn hấp dẫn với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và Chi nhánh nói riêng.
Ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh ở các nước là thị trường xuất khẩu của Chi nhánh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Yếu tố thiên nhiên diễn biến hết sức khó lường mà hậu quả gây ra rất lớn. Đặc biệt, vào ngày 11 tháng 3 vừa qua, thảm họa động đất sóng thần xảy ra tại Nhật Bản đã để lại hậu quả vô cùng lớn, kéo theo đó là thảm họa phóng xạ hạt nhân cũng chưa được giải quyết. Thảm họa xảy ra tại nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới sẽ phần nào tác động tới hoạt động thương mại của các nước xuất khẩu vào Nhật Bản, một số ngành hàng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp như mặt hàng xuất khẩu cao su vào Nhật Bản sẽ chịu tác động tiêu cực bởi các nhà sản xuất ô tô ở Nhật phải tạm ngưng hoạt động và nhu cầu có thể giảm sâu hơn nữa trong thời gian tới. Tuy nhiên, sau trận thiên tai nước Nhật sẽ cần nhiều hơn sự gia tăng lượng cầu về các mặt hàng lương thực và hàng tiêu dùng. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết tận dụng cơ hội xuất khẩu các mặt hàng này thì đây là cơ hội tốt cho các công ty xuất khẩu sang Nhật. Đối với Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội, thị trường Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chủ yếu với các mặt hàng may mặc và thủ công mỹ nghệ. Ảnh hưởng của thảm họa tại Nhật không tác động nhiều tới quan hệ buôn bán của Chi nhánh trong thời gian qua bởi các đối tác của Chi nhánh không nằm trong vùng chịu ảnh hưởng. Mặt hàng của Chi nhánh xuất khẩu sang là những mặt hàng thiết yếu như hàng may mặc. Do vậy, trong thời gian tới Chi nhánh vẫn có thể khai thác và mở rộng xuất khẩu thêm các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sang Nhật.
Về quy định luật pháp, chính sách của các quốc gia : Doanh nghiệp xuất khẩu cần phải nghiên cứu kĩ luật pháp của các quốc gia nhập khẩu áp đặt với các mặt hàng được xuất khẩu vào đất nước của họ. Trong thời gian qua, luật về chống bán phá giá, luật bảo vệ người tiêu dùng…ở các thị trường nhập khẩu như Mỹ, EU, Nhật Bản…đã tác động khá lớn tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Các điều luật có thể là rào cản thương mại với doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không hiểu rõ luật pháp sẽ dễ bị đưa ra kiện cáo và chịu nhiều thiệt hại.
Chi nhánh nói riêng sẽ phải đối mặt với những khó khăn do việc gia tăng các rào cản kỹ thuật, chủ yếu là hàng rào bảo hộ hàng hóa nội địa từ các nước nhập khẩu. Các nước này đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng. Các ngành sản xuất công nghiệp của họ cần có thời gian và những chính sách hỗ trợ để phục hồi. Gia tăng hàng rào về kĩ thuật là một trong những biện pháp mà các nước sử dụng nhiều, đặc biệt là những nước phát triển. Đó là một số các thách thức lớn mà các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Chi nhánh nói riêng sẽ phải đối mặt.
Thị trường Mỹ là một thị trường lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để vào được thị trường Mỹ thì doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ các quy định hết sức nghiêm ngặt. Các đạo luật về chống phá giá trên thị trường Mỹ, luật về an toàn sản phẩm thường được áp dụng và có sự kiểm soát cao. Sự thay đổi của luật pháp cũng ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động xuất khẩu của Chi nhánh. Bắt đầu từ ngày 1-1-2011, Hoa Kỳ sẽ chính thức áp dụng các luật mới về tiêu chuẩn an toàn sản phẩm và các chất bị hạn chế đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu được coi là thế mạnh của Việt Nam vào thị trường Mỹ như các sản phẩm giầy da, may mặc, đồ gỗ, các mặt hàng tôm, cá…Đây là một thông tin mà Chi nhánh cần phải quan tâm để có những quyết định đúng đắn, tránh bị đưa ra kiện cáo khi thâm nhập vào thị trường này. Với mặt hàng may mặc thì Chi nhánh cần đảm bảo tuân thủ các quy định quốc tế về nguyên vật liệu và cả quy trình sản xuất. Thực tế, thời gian qua nhiều mặt hàng may mặc và da giầy của Việt Nam đã bị thu hồi do vi phạm về an toàn sản phẩm. Đó cũng là bài học cho Chi nhánh khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ. Thị trường EU: Các quy định về bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường cũng được áp dụng hết sức nghiêm ngặt với các mặt hàng nhập khẩu và sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Chi nhánh nói riêng có hàng xuất khẩu sang thị trường này. Các doanh nghiệp cần phải am hiểu hai điều luật REACH và RoHS. Điều luật REACH (đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế về hóa chất) và hướng dẫn (các hạn chế về hóa chất độc hại trong nước) là hai trong những điều luật quan trọng nhất và phức tạp của nghị viện Châu Âu sẽ có ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Theo đó các doanh nghiệp nói chung và Chi nhánh nói riêng được yêu cầu phải nâng cấp toàn bộ hệ thống quản lý hóa chất của mình. Điều này sẽ là một thách thức lớn đối với các quốc gia đang phát triển.
Tác động của luật pháp và thông lệ quốc tế: Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO, tham gia vào một sân chơi lớn toàn cầu thì các doanh nghiệp
xuất khẩu nói chung và Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội sẽ được bình đẳng hơn, được hưởng nhiều các ưu đãi, tuy nhiên các quy định cũng buộc doanh nghiệp phải tuân thủ.
Yếu tố kinh tế quốc tế: Trong những năm vừa qua, nền kinh tế thế giới có
nhiều biến động, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới 2008- 2009 đã ảnh hưởng lớn tới thương mại toàn cầu. Các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản… đã có mức tăng trưởng âm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, sức mua người dân giảm sút. Tuy nhiên, với sự nỗ lực hợp tác của các quốc gia, với các gói kích thích kinh tế từ các chính phủ, nền kinh tế các nước đã vượt qua cơn khủng hoảng và bước vào năm 2010 với nhiều khởi sắc. Năm 2010 khép lại với một loạt nền kinh tế đạt mức tăng trưởng ấn tượng. Tính cả năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt mức 4,2%, trong đó các nước phát triển là 2,3%, còn thị trường mới nổi và các nước đang phát triển là 6,3%. Kinh tế tại nhiều quốc gia đạt mức tăng trưởng khả quan, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung của thế giới. Theo dự báo mới nhất ra ngày 11/4/2011 về “Triển vọng kinh tế thế giới”, Quỹ Tiền tệ Quốc Tế (IMF) khẳng định bất chấp những nguy cơ mới đe dọa tiến trình phục hồi sau khủng hoảng, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục giành được động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. IMF dự báo, nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng trung bình với tốc độ 4,5% trong hai năm 2011 và 2012, trong đó tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của các nền kinh tế phát triển và đang phát triển tăng lần lượt là 2,5% và 6,5%.
Theo OECD, năm 2010, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 2,7% chứ không phải con số 3,2% theo dự báo trước đó. Tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2011 sẽ đi xuống sâu hơn, đạt 2,2% và sau đó hồi phục lên mức 3,1% vào năm 2012. Kinh tế 16 nước khu vực đồng tiền chung châu Âu được dự báo tăng trưởng 1,7% trong năm 2011 và 2% vào năm 2012. Nền kinh tế các nước EU đang phải đối mặt với khủng hoảng nợ công trầm trọng. Trong khối các nước EU thì Đức vẫn là nền kinh tế lớn nhất với tốc độ tăng trưởng cao 3.6% trong năm 2011 và sẽ là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Thị trường Đức là thị trường truyền thống của Chi nhánh và trong thời gian tới Chi nhánh sẽ có nhiều cơ hội tiếp tục khai thác và mở rộng thị trường này.
OECD cũng dự báo tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản năm 2011 sẽ tương đương mức trước khủng hoảng, chỉ tăng trưởng 1,7% và 1,3% trong năm 2012. Trong nhóm nền kinh tế phát triển, duy nhất kinh tế Nhật sẽ vẫn trì trệ và nợ công sẽ đạt
200% GDP vào năm 2011. Tuy nhiên những tháng đầu năm 2011, Nhật Bản ghánh chịu thiệt hại nặng nề từ thảm họa động đất, sóng thần và dự báo về triển vọng của nền kinh tế Nhật Bản trong năm 2011 đã bị hạ thấp xuống. Tuy vậy, việc xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu vào Nhật sẽ không bị ảnh hưởng nhiều do nhu cầu về các mặt hàng này vẫn tăng cao.
Tình hình lạm phát ở các nước ngày càng gia tăng làm xói mòn lòng tin vào chính sách vĩ mô của các chính phủ. Giá cả nguyên vật liệu trên thế giới đều tăng cao. Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu mà phải phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Đối với Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong sản xuất hàng may mặc xuất khẩu khi mà phần lớn nguyên vật liệu sản xuất hàng may mặc của Chi nhánh đều phải nhập khẩu.
Tỷ giá hối đoái: Một số nước và khu vực muốn mở rộng xuất khẩu để phục hồi kinh tế sau khủng hoảng thông qua sự mất giá của đồng bản tệ. Các đồng tiền mạnh như USD, EURO liên tục bị mất giá. Đồng Yên Nhật cũng bị hạ thấp giá trị xuống khi Chính phủ Nhật trong năm 2010 đã hai lần can thiệp vào thị trường ngoại hối để chặn đà tăng giá của đồng Yên. Điều này sẽ là bất lợi với Chi nhánh khi mà giá trị thu được từ xuất khẩu sẽ không cao như trước.
Nền kinh tế các nước đang dần hồi phục, giá cả thế giới sẽ tăng trở lại sau khủng hoảng là một tín hiệu khả quan cho xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội nói riêng trong việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh những khởi sắc của nền kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng và suy thoái, còn có nhiều khó khăn đang chờ đón các doanh nghiệp xuất khẩu trong năm tới: tuy khủng hoảng kinh tế đã qua đi nhưng dư chấn của nó còn trong vài năm tới. Các nước chưa thể nói tới một sự phục hồi hoàn toàn sau khủng hoảng. Sự phát triển của kinh tế thế giới bị chậm lại. Ở một số nước là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản cũng đang chịu tình cảnh thất nghiệp gia tăng, thu nhập của người lao động giảm, kéo theo lòng tin vào sự phục hồi nhanh và bền vững của nền kinh tế bị giảm sút. Do đó, họ buộc phải thắt chặt chi tiêu, giảm tiêu dùng hàng hóa có giá trị. Điều này làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Ngày 7/4, trong phân tích triển vọng kinh tế thế giới, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự báo thương mại toàn cầu trong năm 2011 sẽ tăng trưởng 6,5% so với năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn mức tăng trưởng trung bình 6% của thương mại toàn cầu trong các năm từ 1990 đến 2008, nhưng thấp hơn tốc độ
tăng trưởng ngoạn mục tới 14,5% của thương mại toàn cầu trong năm phục hồi kinh tế vừa qua.
Yếu tố văn hóa xã hội: Chi nhánh cần biết rõ đặc điểm văn hóa của nước
nhập khẩu để có những chính sách và biện pháp thâm nhập, phát triển vào thị trường đó. Qua việc phân tích các thị trường cụ thể chúng ta có thể đưa ra một cái nhìn tổng quát về các thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng với Chi nhánh.
Thị trường Châu Á: đây là thị trường rộng lớn. Đa số các quốc gia có nhu cầu lớn về hàng tiêu dùng, nông, thủy sản…là những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam. Các nước Châu Á có đặc điểm chung là nền văn hóa tương đồng nhau nhưng có nền kinh tế chênh lệch nhau khá lớn nên có nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cũng khác nhau. Đây là thị trường có nhu cầu lớn, thị hiếu về chất lượng, chủng loại giá cả tương đồng với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Chính vì vậy, đây là mảnh đất màu mỡ nên Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội có thể xuất khẩu sang thị trường này. Trong số các nước Châu Á, thị trường Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Chi nhánh với mặt hàng chính là hàng may mặc. Trong thời gian tới, Chi nhánh nên nghiên cứu và tìm hiểu thêm về nhu cầu, thị hiếu của người dân Nhật Bản để xuất khẩu các mặt hàng mới vào thị trường này và thâm nhập sâu hơn vào thị trường Nhật Bản. Bên cạnh thị trường Nhật Bản, thị trường các nước ở Châu Á là những thị trường tiềm năng với Chi nhánh. Vì vậy, những hiểu biết về thị trường này chính là cơ sở để Chi nhánh có những biện pháp thâm nhập, mở rộng thị trường trong thời gian tới.
Thị trường EU: Bao gồm 27 nước sẽ là thị trường đầy tiềm năng với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, đây là một thị trường phát triển ở trình độ cao nên đòi hỏi của người tiêu dùng đối với hàng hóa xuất khẩu rất khắt khe. Tại đây giá cả hàng hóa và dịch vụ không phải là yếu tố được quan tâm nhiều mà yêu cầu trước hết là chất lượng, mẫu mã, những tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ môi trường, sức khỏe người tiêu dùng. Đây cũng là thị trường xuất khẩu mà TOCONTAP SAIGON đã thâm nhập vào, tuy nhiên để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, nâng cao kim ngạch xuất khẩu thì bên cạnh việc nắm bắt và thực hiện mọi quy định của thị trường thì Chi nhánh cần phải tiếp tục nghiên cứu về xu hướng tiêu dùng để giới thiệu những mặt hàng mới đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Thị trường Mỹ: đây là thị trường với sức tiêu thụ lớn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn thâm nhập và chiếm lĩnh. Tuy nhiên, là một thị trường phát triển với
đòi hỏi của người tiêu dùng về hàng hóa nhập khẩu ngày càng khắt khe. Các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng phải đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan đến sức khỏe con người và môi trường. Trong những năm gần đây, thị trường Mỹ vẫn là thị trường mà Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội chưa thể thâm nhập sâu vào và đã để mất dần thị trường này trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ