Những hạn chế

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội (TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội) (Trang 53)

3. Thực trạng thị trường xuất khẩu của Chi nhánh TOCONTAPSAIGON tại Hà Nội

3.2.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì việc phát triển thị trường của Chi nhánh còn một số hạn chế cần được khắc phục:

Thứ nhất, Chi nhánh chỉ mới có các biện pháp nhằm đối phó với các biến động trước mắt mà chưa có chiến lược phát triển thị trường lâu dài. Công tác chiến lược, kế hoạch chưa được chú trọng, chưa có biện pháp, chính sách điều hành linh hoạt. Thị trường Mỹ thâm nhập được vào nhưng không cạnh tranh nổi đành để mất thị trường này. Thị trường Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng với các doanh nghiệp và đã có một số lượng lớn mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh được xuất khẩu sang trong đó có hàng dệt may. Đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội. Vậy nhưng Chi nhánh chưa thâm nhập, tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may với các đối tác trên thị trường Mỹ.

Thứ hai, số lượng các thị trường xuất khẩu của Chi nhánh còn ít. Thị trường của Chi nhánh mới chỉ tập trung vào một số thị trường chủ yếu như thị trường Nhật Bản, thị trường các nước trong khối EU thì mới chỉ tập trung vào thị trường Đức và Anh. Đây là các thị trường Chi nhánh có kim ngạch xuất khẩu ổn định. Thị trường các quốc gia khác trong khối EU thì hoạt động xuất khẩu không ổn định, chưa phát triển theo chiều sâu vào các thị trường này và Chi nhánh cũng chưa mở rộng thị

trường xuất khẩu sang nhiều các quốc gia khác trong khối EU. Những năm qua, Chi nhánh mới chỉ xuất khẩu hàng hóa sang 7 quốc gia trong số 27 quốc gia của EU.

Thứ ba, hoạt động phát triển sâu vào các thị trường truyền thống chưa được đẩy mạnh. Chi nhánh vẫn chỉ duy trì quan hệ với các bạn hàng là đối tác làm ăn lâu năm với Chi nhánh trong làm hàng gia công xuất khẩu theo các hợp đồng từ phía đối tác. Thị trường Nhật Bản là thị trường truyền thống với Chi nhánh trong nhiều năm, nhưng Chi nhánh mới tập trung làm hàng gia công xuất khẩu, chưa phát triển sâu vào thị trường này với các mặt hàng khác mà Việt Nam có thế mạnh.

Các mặt hàng xuất khẩu của Chi nhánh chưa đa dạng: chủ yếu là các mặt hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ. Trong khi đó, tập trung nhiều vào làm hàng gia công may mặc xuất khẩu. Hàng thủ công mỹ nghệ chưa nâng cao được năng lực cạnh tranh, giá trị xuất khẩu không lớn.

Mặc dù Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển thị trường nhưng chưa thật chủ động đáp ứng các mặt hàng mà khách hàng cần mà chủ yếu là bán những sản phẩm mà mình có. Trong nền kinh tế thị trường phương châm kinh doanh phải là “chúng ta bán những gì mà thị trường cần chứ không bán những thứ mà chúng ta có” thì với tư duy kinh doanh như trên là một bất lợi với Chi nhánh.

Trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Chi nhánh vẫn chưa có quan hệ mật thiết với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước để tìm kiếm nguồn hàng xuất khẩu. Từ trước tới nay Chi nhánh vẫn duy trì kinh doanh theo kiểu ký kế hợp đồng với các nhà nhập khẩu nước ngoài về một loại hàng hóa nào sau đó mới tìm cách thu gom nguồn hàng trong nước để đáp ứng hợp đồng đã ký kết. Cách thức làm ăn này nhiều khi đẩy Chi nhánh vào tình trạng bị động nhiều khi giao hàng không kịp thời gian, chất lượng hàng hóa không đảm bảo như ký kết trong hợp đồng. Điều này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Chi nhánh với bạn hàng quốc tế.

Một vấn đề mà Chi nhánh cần khắc phục trong thời gian tới là nghiên cứu thông tin thị trường. Tuy yếu tố này có độ tin cậy khá cao nhưng yếu tố cập nhật, kịp thời nhiều khi còn chưa được đảm bảo. Các thông tin mới chỉ đưa ra một cách nhìn tổng quát về thị trường mà chưa đi sâu phân tích những đặc điểm riêng về nhu cầu thị trường về các loại sản phẩm. Nhiều khi việc xác định thị trường và chủng loại sản phẩm chỉ dựa chủ yếu vào kinh nghiệm của các cán bộ kinh doanh…Vì vậy, các hoạt động của Chi nhánh chủ yếu mang tính thu nhặt mà chưa có tính chiến lược lâu dài.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội (TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w