Lựa chọn và quyết định chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội (TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội) (Trang 28)

2 .1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô trong nước

2.2.4.Lựa chọn và quyết định chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu

Khi tiến hành lựa chọn chiến lược, doanh nghiệp thường dựa trên một số căn cứ sau đây:

Thứ nhất, dựa vào định hướng phát triển chung của ngành, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp mà chủ yếu là mục tiêu dài hạn.

Thứ hai, dựa vào kết quả phân tích môi trường kinh doanh và dự báo chiến lược. Đây là yếu tố có tác động lớn tới quá trình lựa chọn chiến lược.

Thứ ba, dựa vào các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện chiến lược: các nguồn lực về nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất, quan điểm của ban giám đốc, điều kiện trình độ đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp, yếu tố văn hóa trong công ty.

Thứ tư, dựa vào thái độ và sự phản ứng của các đối tượng hữu quan: các đối tượng này có thể buộc các doanh nghiệp không thể lựa chọn các chiến lược theo mong muốn mà phải lựa chọn chiến lược dung hòa và giải quyết được các mâu thuẫn đặt ra.

Thứ năm, dựa vào yếu tố thời điểm: độ chín muồi trong kinh doanh và thời điểm triển khai kết thúc việc thực hiện chiến lược. Xác định đúng đắn thời điểm sẽ là một yếu tố tạo sự thành công cho doanh nghiệp.

Dựa vào các căn cứ trên và theo phân tích SWOT như trên, doanh nghiệp sẽ đánh giá ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương án chiến lược rồi chọn cho mình một chiến lược phù hợp.

Có thể có các phương án chiến lược như:

- Chiến lược chuyên sâu: thị trường mục tiêu là những khách hàng cũ của doanh nghiệp, tập trung vào đoạn thị trường này nhằm gia tăng khối lượng hàng hóa bán ra.

- Chiến lược theo chiều rộng: thị trường mục tiêu là những khách hàng mới chưa được khai thác của doanh nghiệp, tăng lượng bán hàng nhờ vào mức tiêu thụ của thị trường mới này.

- Chiến lược thu hẹp thị trường: thu hẹp thị trường hiện tại do tình hình hoạt động của doanh nghiệp quá khó khăn, điểm yếu quá nhiều và thách thức bên ngoài cũng lớn.

- Chiến lược tổng hợp: chiến lược thâm nhập sâu vào thị trường hiện có và phát triển thị trường mới. Chiến lược này là sự kết hợp giữa chiến lược phát triển theo chiều rộng và chiều sâu.

Doanh nghiệp sẽ phân tích, nghiên cứu và lựa chọn ra một chiến lược thích ứng được môi trường, phù hợp với nguồn lực, mục tiêu của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội (TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội) (Trang 28)