Nâng cao hiệu quả công tác thu mua tạo nguồn hàng và đa dạng hóa các

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội (TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội) (Trang 80)

3. Các giải pháp cho Chi nhánh để thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu

3.2.Nâng cao hiệu quả công tác thu mua tạo nguồn hàng và đa dạng hóa các

các mặt hàng xuất khẩu

Thu mua tạo nguồn hàng là một trong những nghiệp vụ quan trọng của doanh nghiệp thương mại nói chung và Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà

Nội nói riêng. Nguồn hàng là một trong những điều kiện cơ bản phục vụ cho việc phát triển thị trường xuất khẩu của Chi nhánh. Có được sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, đáp ứng đủ về số lượng và thời gian giao hàng thì sẽ tạo được tính cạnh tranh cho Chi nhánh trên thị trường mà Chi nhánh muốn thâm nhập và mở rộng. Vì vậy, để thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu thì Chi nhánh cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu đồng thời đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu.

Hiện tại, đối với mặt hàng may mặc thì Chi nhánh đã chủ động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần với công ty cổ phần may Hưng Việt để tạo nguồn hàng xuất khẩu. Với hình thức này, Chi nhánh đã tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và kinh doanh xuất khẩu, giảm thiểu được chi phí trung gian và kiểm soát được chất lượng sản phẩm cũng như đảm bảo được thời gian giao hàng. Vì vậy, trong tạo nguồn hàng phục vụ xuất khẩu thì Chi nhánh cần tích cực triển khai hình thức tạo nguồn hàng bằng liên doanh, liên kết. Mặt hàng may mặc vẫn được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Chi nhánh trong thời gian tới cho nên để phục vụ cho công tác phát triển, mở rộng thị trường thì Chi nhánh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác liên doanh, liên kết với các cơ sở sản xuất hàng may mặc trong nước.

Đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gốm sứ thì hiện tại nguồn hàng của Chi nhánh chủ yếu là thu mua từ các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, các hợp tác xã, hộ gia đình…Do đó, phụ thuộc rất nhiều vào các chủ hàng và chất lượng hàng nhiều khi không được như ý làm giảm khả năng cạnh tranh của Chi nhánh, ảnh hưởng đến việc thâm nhập vào các thị trường khó tính. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác thu mua tạo nguồn hàng với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gốm sứ thì Chi nhánh cần chú ý tới những điểm sau:

Thứ nhất, Chi nhánh phải chú ý hơn trong việc tiếp nhận hàng về số lượng, chất lượng và giá cả. Để tìm được nguồn hàng tốt, Chi nhánh nên tìm đến nhà cung cấp có uy tín, có tiềm năng và thế mạnh trong việc cung cấp những mặt hàng mà Chi nhánh đang cần.

Thứ hai, Chi nhánh nên tổ chức mạng lưới thu mua hàng hợp lý với nhiều kênh mua hàng để tạo nguồn hàng ổn định, mặt hàng đa dạng và phong phú.

Thứ ba, Chi nhánh nên tiến hành liên doanh, liên kết với các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ ở trong nước để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh cho sản phẩm. Chi nhánh có thể hỗ trợ đầu tư về vốn, công nghệ cho các cơ sở sản xuất để họ cung cấp các sản phẩm đạt chất lượng và đa dạng về mẫu mã sản

phẩm.

Bên cạnh nâng cao hiệu quả công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với mặt hàng may mặc, hàng gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ đảm bảo chất lượng, mẫu

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội (TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội) (Trang 80)