II. Số người đăng ký
3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Nội thành Hà Nội không rộng lớn về diện tích nhưng xét về tiêu dùng thực phẩm nói chung và nước mắm nói riêng thì lại rất rộng. Do đây là thành phố có mật độ dân cư đông đúc và tập trung nhiều thành phần dân cư.
Để phục vụ nghiên cứu chúng tôi tiến hành 2 vòng chọn điểm nghiên cứu:
* Vòng 1:
- Chúng tôi tiến hành khảo sát nhanh:
+ 6 chợ: Chợ Hà Đông, chợ Phùng Khoang, chợ Ngã Tư Sở, chợ Mai Động, chợ Đồng Tâm, chợ Đống Đa
+ 6 siêu thị: BigC, Coopmart, Fivimart, Vinaconex, Hapromart, Metro + 15 cửa hàng tạp hóa dọc theo đường Láng, đường Trường Chinh, đường Nguyễn Trãi.
- Vì đây là những chợ đấu mối, những siêu thị lớn có bán nhiều hàng hóa và phân bố trải đều trong khu vực nội thành Hà Nội.
- Mục đích: thấy được thực trạng, tình hình tiêu thụ nước mắm: các loại nước mắm được bán, phân bố của các loại nước mắm.
* Vòng 2:
- Chúng tôi chọn 3 siêu thị lớn tại TP Hà Nội:
+ Siêu thị Hà Nội (HAPRO MART), Số 5 Lê Duẩn, Ba Đình, Hà Nội. + Siêu thị BIG C Thăng Long, 222 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội. + Siêu thị COOPMART, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Chúng tôi chọn 3 siêu thị trên vì:
+ Đây là 3 siêu thị lớn tại Hà Nội, có bán nhiều sản phẩm nước mắm của các hãng, trong đó có bán sản phẩm nước mắm Phú Quốc.
+ 3 siêu thị này đặt ở các vị trí đông dân cư và bán nhiều sản phẩm, chủng loại nên thu hút được nhiều tầng lớp khách hàng.
+ Phú Quốc là một loại nước mắm thượng hạng, giá bán khá cao thường thích hợp với những người có thu nhập khá trở lên và nhóm NTD này thường lựa chọn mua sắm tại các siêu thị.
- Mục đích: thu thập các thông tin phục vụ cho kết quả nghiên cứu. Với việc chọn mẫu như trên đảm bảo tính đại diện cho NTD nội thành Hà Nội trong việc tiêu dùng nước mắm và nước mắm Phú Quốc.