Khái quát về người tiêu dùng nội thành Hà Nộ

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu tình hình tiêu dùng nước mắm và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nước mắm Phú Quốc của người tiêu dùng nội thành Hà Nội” (Trang 56)

II. Số người đăng ký

4.1.3 Khái quát về người tiêu dùng nội thành Hà Nộ

4.1.3.1 Giới tính và mức độ thường xuyên đi chợ

Trong 200 mẫu khảo sát của chúng tôi người tiêu dùng nữ chiếm tỷ lệ 97,5%, nam chiếm 2,5%. Vì đối với hầu hết các gia đình Việt Nam phụ nữ thường đảm nhận vai trò đi chợ và quyết định các vấn đề về tiêu dùng thực phẩm, gia vị. Mức độ thường xuyên đi chợ cũng rất cao: 90,5% số người được hỏi là thường xuyên đi chợ, 8,5% thỉnh thoảng đi chợ, 1,0% rất hiếm khi đi chợ.

4.1.3.2 Độ tuổi của người tiêu dùng

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2011)

Đồ thị 4.1 Cơ cấu nhóm tuổi của người tiêu dung nội thành Hà Nội, 2010

Những NTD được hỏi có độ tuổi thấp nhất là 20, cao nhất là 70, cụ thể: Có 14 NTD dưới 25 tuổi chiếm 7,0%. Những người phần lớn đang đi học, sống phụ thuộc vào gia đình.

Nhóm tuổi từ 25- 39 có 90 người, chiếm 45,0%. Nhóm này đại diện cho NTD trẻ với đặc trưng của lối tiêu dùng hiện đại. Họ thường là những người có trình độ, nghề nghiệp và thu nhập ổn định, họ thường đi siêu thị với mục đích mua hàng nhanh chóng, đảm bảo lòng tin.

Những NTD có độ tuổi từ 40 - 55 (82 người) chiếm tỷ lệ 41,0%. Đây là nhóm NTD có kinh nghiệm nội trợ, họ thường là những người quyết định chính trong tiêu dùng thực phẩm, gia vị cho gia đình, trong đó có nước mắm.

Độ tuổi trên 55 tuổi (14 người) chủ yếu là nhóm hưu trí, chiếm 7,0%. Nhóm NTD này thường quan tâm nhiều đến chất lượng, đảm bảo sức khỏe, họ cũng có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua nước mắm trong gia đình.

4.1.3.3 Trình độ học vấn của người tiêu dùng

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2011)

Đồ thị 4.2 Cơ cấu trình độ học vấn của người tiêu dung nội thành Hà Nội, 2011

Do đối tượng điều tra tại các siêu thị, chủ yếu là NTD thuộc lớp trung lưu, thượng lưu nên trình độ học vấn cũng tương đối cao, trong đó: 73 NTD có trình độ Đại học, trên đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất (36,5%), 61 NTD có trình độ cao đẳng chiếm 30,5%, trung cấp 33 người chiếm 16,5%, công nhân kỹ thuật 25 người chiếm 12,5%, THPT 3,5% (7 người) , THCS chỉ có 1 người chiếm 0,5%.

Nghề nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nhóm NTD được khảo sát là dịch vụ với 62 người chiếm 31,0%, viên chức, những người làm việc trong các cơ quan nhà nước (50người) chiếm 25,0%, công nhân (41người) 20,5%, nội trợ (24 người) chiếm 12,0%, nghỉ hưu (10 người) 5,0%, sinh viên, học sinh (9 người) chiếm 4,5%, nghề tự do (3 người) 1,5%, nông nghiệp chỉ có 1 người chiếm tỷ lệ thất nhất 0,5%.

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2011)

Đồ thị 4.3 Cơ cấu nghề nghiệp của người tiêu dùng nội thành Hà Nội, 2011

4.1.3.5 Mức chi tiêu người/tháng

Mức chi tiêu cho ăn uống (thực phẩm, gia vị, hoa quả) hàng ngày của người dân đô thị Hà Nội trong khoảng 600.000đ – 2.100.000đ/người/tháng. Mức chi tiêu bình quân của người tiêu dùng trong mẫu khảo sát là 1.423.000đ/người/tháng.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu tình hình tiêu dùng nước mắm và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nước mắm Phú Quốc của người tiêu dùng nội thành Hà Nội” (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w