Sự cần thiết phải hoàn thiện và yêu cầu hoàn thiện kế toán lƣu chuyển hàng hoá

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT TRIỂN PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH THÔNG TIN(EMICO.) (Trang 106)

hàng hoá nhập khẩu tại tổng công ty EMICO:

* Về tỷ giá

Cơ chế tỷ giá hiện nay của nƣớc ta là cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý. Cơ chế tỷ giá từng bƣớc đƣợc thả nổi đã dần hiện hữu khi từ cuối năm 2005 khi IMF chính thức công nhận Việt Nam thực hiện hoàn toàn việc tự do hoá các giao dịch vãng lai. Tỷ giá phải phản ánh đúng thông điệp của thị trƣờng

Tuy Nhà nƣớc có khống chế tỷ giá USD/VND nhƣng do thả nổi tỷ giá các ngoại tệ mạnh khác và không còn kiểm tra chứng từ với các giao dịch mua bán ngoại tệ không sử dụng VND (quyết định 1452 ngày 10/11/2004) nên mặc nhiên thị trƣờng có thể phá trần tỷ giá USD/VND một cách hợp pháp.

Nếu không hài lòng ở mức tỷ giá USD/VND do Nhà nƣớc công bố, các doanh nghiệp có thể tự do chuyển đổi từ USD sang EUR theo giá thoả thuận rồi sau đó lại chuyển từ EUR sang VND. Nếu quy lại, tỷ giá USD/VND nhận về theo đƣờng vòng này có thể cao hơn mức tỷ giá do Nhà nƣớc công bố và phản ánh đúng với mức giá thị trƣờng hơn.

Từ giờ trở đi có khả năng không còn chuyện Nhà nƣớc bảo hộ rủi ro tỷ giá thay cho các doanh nghiệp nữa. Doanh nghiệp không tính đến các biến động tỷ giá trong các kế hoạch kinh doanh và tài chính có khả năng sẽ phải đƣơng đầu với thảm hoạ.

Với những biến động về tỷ giá này, VAS 10 đã quy định rõ các doanh nghiệp khi hạch toán phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.VAS 10 và Thông tƣ hƣớng dẫn đƣợc ban hành đã tạo ra khung pháp lý hƣớng dẫn hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh cho hầu hết tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế quốc dân và đã theo kịp với các quy định của Chuẩn mực kế toán quốc tế.

Vì vậy việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế đúng với tỷ giá phát sinh không những phù hộ với quy định của VAS 10 mà cũng là chính sách để phản ứng với những biến động của tỷ giá, phản ánh đúng chi phí của các giao dịch có gốc ngoại tệ.

Tài khoản 151 – Hàng mua đang đi đƣờng dùng để phản ánh trị giá vật tƣ, hàng hóa mua vào đã có hóa đơn, đã thanh toán hoặc đã chấp nhận thanh toán nhƣng hàng chƣa nhập kho.

Vấn đề sở hữu đƣợc đặt ra trong trƣờng hợp hàng mua đang đi đƣờng, vậy khi nào quyền kiểm soát đƣợc chuyển giao. Điều này thƣờng đƣợc xác định theo điều khoản cam kết hợp đồng giữa hai bên mua và bán. Nếu hàng đƣợc vận chuyển theo FOB điểm đi thì quyền kiểm soát chuyển giao cho ngƣời mua khi ngƣời bán chuyển hàng cho ngƣời vận tải là ngƣời đại diện cho bên mua. Nhƣ vậy hàng vận chuyển theo FOB điểm đi sẽ thuộc hàng tồn kho của ngƣời mua ngay sau khi hàng đƣợc bên bán chuyển cho ngƣời vận tải, hàng tồn kho này là hàng đang đi đƣờng khi kết thúc kỳ kế toán của doanh nghiệp mua. Nếu bỏ qua việc ghi nhận này sẽ dẫn đến sai lệch trong hàng tồn kho, trong khoản phải trả trên bảng cân đối kế toán đồng thời sẽ thiếu nghiệp vụ mua hàng và giá trị hàng tồn cuối kỳ trên báo cáo kết quả kinh doanh. Nếu hàng vận chuyển theo FOB điểm đến thì quyền kiểm soát chƣa chuyển giao đến tận khi ngƣời mua nhận đƣợc hàng hoá từ ngƣời vận chuyển chung, nghĩa là hàng vận chuyển theo FOB điểm đến vẫn thuộc quyền sở hữu và thuộc hàng tồn kho của bên bán cho đến khi ngƣời mua nhận đƣợc hàng.

Khi quyền sở hữu đối với hàng hoá đƣợc xác lập, doanh nghiệp phải phản ánh giá trị hàng hoá để có thể theo dõi tài sản của mình một cách hiệu quả, đặc biệt với nhiều phƣơng thức giao hàng, thời điểm ghi nhận tài sản cho đến khi hàng hoá về nhập kho là rất dài, nếu không phản ánh vào TK 151 thì khó có thể theo dõi những biến động rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận chuyển.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT TRIỂN PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH THÔNG TIN(EMICO.) (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)