Nâng cao năng lực và công tác quản lý cho cán bộ làm công tác

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43-2006-NĐ-CP ở trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I (Trang 84)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.6.Nâng cao năng lực và công tác quản lý cho cán bộ làm công tác

chính của nhà trường

Mục đích của biện pháp: Để việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính đem lại hiệu quả cao phục vụ nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cần nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy tham mưu giúp việc và tổ chức thực hiện tốt công tác kế toán của nhà trường.

Nội dung của biện pháp: Công tác tổ chức luôn là yếu tố đảm bảo thành công cho hoạt động của bất kỳ bộ máy quản lý nào. Trong lĩnh vực tài chính cũng như vậy, hoạt động tài chính của nhà trường chịu sự quản lý theo ngành dọc, trực tiếp là Vụ tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ tài chính. Vì tài chính liên quan đến hầu hết các hoạt động của nhà trường cho nên việc tổ chức công tác tài chính cần được các nhà quản lý quan tâm một cách đúng mức.

Hiệu trưởng là chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm toàn bộ việc chi tiêu và sử dụng các nguồn tài chính của nhà trường đối với Nhà nước.

Kế toán trưởng trực tiếp giúp Hiệu trưởng sử dụng các nguồn thu tài chính đúng mục đích, đúng chế độ, đúng kế hoạch đã đề ra và có hiệu quả cao nhất, đáp ứng được yêu cầu về công tác đào tạo và hoạt động của nhà trường.

Việc quản lý tài chính của nhà trường thực hiện theo cơ chế trực tuyến nghĩa là Phòng tài vụ - kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng, các khâu lập kế hoạch, chấp hành báo cáo quyết toán tài chính phải tuân thủ theo chế độ và các văn bản, thông tư hướng dẫn hiện hành.

Hiện nay việc áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý tài chính, sử dụng các phần mềm kế toán đã góp phần hữu hiệu cho công tác kế toán được nhanh chóng, chính xác, kịp thời và đạt hiệu quả cao.

- Điều kiện thực hiện:

Đáp ứng yêu cầu đổi mới về thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cần phải nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán và quản lý cơ sở vật chất.

Việc sắp xếp hoàn thiện bộ máy tổ chức công tác tài chính - kế toán khoa học và hợp lý là hết sức cần thiết và quan trọng trong nhà trường.

Có hai nhiệm vụ cơ bản để nâng cao năng lực và công tác quản lý cho cán bộ làm công tác tài chính của nhà trường:

Một là: Sắp xếp và kiện toàn bộ máy kế toán của trường, tổ chức công

tác tài chính khoa học, trên cơ sở đánh giá đúng năng lực, sở trường của từng cá nhân, phân công công việc hợp lý để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ chung của Phòng tài vụ - kế toán.

Hai là: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế

toán, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ và tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý tài chính kế toán.

Thường xuyên tổ chức cho cán bộ làm công tác tài chính kế toán đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ

cũng như nghiệp vụ sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu công tác trong điều kiện nền khoa học kỹ thuật phát triển ngày càng nhanh chóng.

Thực hiện chính sách khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ làm công tác tài chính kế toán.

Xây dựng hệ thống thông tin, đánh giá, kiểm tra, kiểm toán phục vụ công tác quản lý tài chính nội bộ nhà trường kết hợp chặt chẽ với kiểm soát của kho bạc và kiểm toán Nhà nước.

Sơ đồ 3.1. Biện pháp để hoàn thiện quản lý tài chính ở Trường cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I

Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính Quản lý và sử dụng các nguồn tài chính Xây dựng qui chế thu chi nội bộ Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dƣỡng Thực hiện kiểm tra, thanh

tra, kiểm toán

Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác tài chính Nâng cao nhận thức

Để thực hiện được những yêu cầu trên cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu, mà trực tiếp là Hiệu trưởng. Nhân lực của phòng kế toán phải đủ về số lượng, vững về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, am hiểu Pháp luật, nắm vững nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường, phải biết sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm kế toán...

Như đã khẳng định ở trên, quản lý tài chính có vai trò rất quan trọng, liên quan đến mọi hoạt động của nhà trường. Để công tác quản lý tài chính có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng thì phải tiến hành đồng bộ cả sáu biện pháp trên đây.

Các biện pháp đó có quan hệ mật thiết với nhau, làm tiền đề cho nhau để thực hiện tốt quản lý tài chính trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43-2006-NĐ-CP ở trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I (Trang 84)