Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, chấp hành nghiêm chỉnh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43-2006-NĐ-CP ở trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I (Trang 78)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, chấp hành nghiêm chỉnh

thanh tra, kiểm toán

- Mục đích của biện pháp:

Kiểm tra là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý. Trong quản lý tài chính việc kiểm tra và đánh giá lại càng quan trọng hơn vì đây là cơ sở để quản lý các hoạt động thu chi trong nhà trường chặt chẽ, đúng qui định.

Thông qua kiểm tra, đánh giá về tài chính có thể xác lập được một hệ thống thông tin phản hồi, so sánh kết quả thực hiện với các chuẩn mực đã xác định; phát hiện những thiếu sót, lệch lạc (nếu có), đo lường ý nghĩa và mức độ của chúng, tiến hành những công việc cần thiết để đảm bảo cho các nguồn tài chính của nhà trường được sử dụng hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.

- Nội dung của biện pháp:

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động tài chính trong nhà trường trước hết là kiểm tra, đánh giá việc xây dựng kế hoạch thu, chi nguồn tài chính. Như:

+ Kiểm tra nguồn ngân sách Nhà nước cấp, thu phí, học phí, các lớp trong kế hoạch được giao, các khoản thu khác theo quy định của Nhà nước.

+ Kiểm tra việc sử dụng các nguồn tài chính (các khoản chi, mục chi theo bốn nhóm mục theo mục lục ngân sách) có đúng không? Đồng thời kiểm tra việc quản lý các nguồn tài chính có mang lại hiệu quả thiết thực và đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường hay không?

+ Kiểm tra việc thu, chi các nguồn khác thực hiện như thế nào? Có đảm bảo đúng với quy định của Nhà nước cũng như của nhà trường hay không? Ví dụ như việc thực hiện các hợp đồng liên kết đào tạo, các loại hình dịch vụ khác....

Thông qua việc kiểm tra sẽ thấy được mức độ thực hiện các kế hoạch đặt ra như thế nào, nếu phát hiện ra sai lệch phải có biện pháp khắc phục, điều chỉnh ngay.

+ Phân tích tài chính:

Đây là cách kiểm soát cung cấp thông tin trở lại cho người quản lý. + Bảng cân đối tài khoản:

Đây được coi như bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của nhà trường trong một niên độ kế toán (quý, năm). Là phương tiện giúp cho người quản lý kiểm soát khả năng tài chính của nhà trường trong niên độ kế toán thực hiện được nhiệm vụ được giao đến đâu? Có hoàn thành hay không?

+ Bảng thuyết minh tài chính:

Nhằm phân tích các hoạt động tài chính của nhà trường trong một niên độ kế toán.

+ Kiểm tra việc chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê về sổ sách, chứng từ kế toán, kiểm tra việc ghi chép, hạch toán trên các tài khoản kế toán, việc thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo dục - đào tạo.

+ Kiểm tra việc thanh quyết toán và chế độ báo cáo tài chính. + Kiểm tra việc công khai tài chính của đơn vị.

Việc kiểm tra này phải thường xuyên, định kỳ nhằm phát hiện hiện ra những sai sót để có biện pháp khắc phục ngay.

Phải xây dựng kế hoạch kiểm tra thật cụ thể thì các bước tiến hành kiểm tra mới cụ thể và chính xác.

- Điều kiện thực hiện:

Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tài chính của nhà trường, trước hết Ban giám hiệu phải thấy được công tác kiểm tra là hết sức quan trọng và cần thiết, phải xây dựng kế hoạch kiểm tra và người kiểm tra phải có chuyên môn nghiệp vụ cũng như phải hết sức khách quan.

Khi kiểm tra phải căn cứ vào các văn bản hiện hành của nhà nước như Luật ngân sách, các Nghị định, thông tư, hướng dẫn, quy chế thu, chi nội bộ của nhà trường... làm chuẩn mực để kiểm tra và đánh giá, đồng thời phải đảm

bảo được bầu không khí vui vẻ, cởi mở sẽ giúp việc kiểm tra, đánh giá có chất lượng và hiệu quả .

3.2.5. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bồi dưỡng để có thêm nguồn thu

Có thể nói đây là giải pháp có tầm chiến lược nhằm tăng thêm nguồn thu cho một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Nguồn tài chính cho các cơ sở đào tạo bao gồm từ nguồn ngân sách nhà nước (nguồn thu được cấp theo nhiệm vụ và nguồn thu được phép thu). Nhưng nguồn ngân sách nhà nước vẫn chiếm đa số để chi cho các hoạt động như các hoạt động thường xuyên, nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, xây dựng cơ bản, các nhiệm vụ khác nhà nước giao...

Qua thực tế cho thấy, nếu nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tài chính của mỗi cơ sở đào tạo thì chứng tỏ đơn vị đó có tính chủ động về tài chính cao, hoạt động đầu tư tài chính cho đào tạo được đánh giá là đạt hiệu quả cao; cơ sở đào tạo biết thu hút những người có nhu cầu đào tạo và huy động được các nguồn tài chính khác ngoài ngân sách nhà nước để đáp ứng cho các hoạt động đào tạo.

Nếu nguồn thu từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng nguồn tài chính của mỗi cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì sự bao cấp của Nhà nước cho lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đó càng cao hoặc cũng có thể là nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực có trình độ cao thuộc ngành hay lĩnh vực đào tạo đó không cao.

Qua nghiên cứu về tài chính cho giáo dục, có thể khẳng định rằng, sự bao cấp và mất cân bằng trong phân phối các nguồn tài chính ở các cơ sở đào tạo là yếu tố khiến hiệu quả đào tạo và chất lượng của các trường không cao, sản phẩm của đào tạo không phù hợp với yêu cầu người sử dụng nhân lực được đào tạo hay của xã hội.

Đối với nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước cũng có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ giữa các nguồn thu khác nhau. Thu từ học phí của người học đang chiếm chủ yếu trong tổng nguồn thu ngoài ngân sách của các cơ sở đào tạo.

Hiện nay việc tăng mức thu từ học phí là vấn đề hết sức nhạy cảm và khó khăn, vì liên quan đến nhiều vấn đề xã hội khác. Đây là vấn đề cần sớm được giải quyết theo hướng tăng mức học phí phù hợp với từng đối tượng học, từng ngành học và cấp học.

Giải pháp tăng học phí phải gắn liền với những chính sách đảm bảo sự công bằng và tiến bộ của xã hội, ví dụ như cùng với giải pháp tăng học phí là những chính sách chi hỗ trợ cho người đi học, hỗ trợ các đối tượng học là người thuộc diện chính sách được ưu tiên... có như vậy nguồn thu mới được cải thiện và dần được tăng lên, đáp ứng yêu cầu chi cho nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và từng bước giải bài toán về mức độ chênh lệch trong chi phí đầu tư cho giáo dục ở nước ta trên con đường hội nhập và phát triển.

- Mục đích của biện pháp:

Dựa vào khung pháp lý về việc các cơ sở đào tạo được giao quyền tự chủ cao và trách nhiệm xã hội trong công tác thu, chi tài chính về thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học;

Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I cần nâng cao năng lực tự chủ, phân cấp phân quyền cho các đơn vị Phòng, Khoa, Trung tâm và có chính sách khuyến khích các đơn vị, bộ phận trong nhà trường tìm kiếm thêm các hoạt động nhằm tăng nguồn thu.

- Nội dung của biện pháp:

Nhà trường cần phải cụ thể hóa những nội dung được phép thu và khuyến khích thu theo quy định trong Nghị định 43/2006/CP-NĐ sao cho phù hợp với điều kiện và chức năng, nhiệm vụ được giao và cần tính đến những đặc thù cơ bản của một trường cán bộ quản lý.

Chiến lược và những chính sách nhằm tăng nguồn thu tập trung vào những điểm sau:

Đa dạng hóa các hình thức đào tạo: Trong chiến lược xây dựng và phát triển, Trường đã xác định xây dựng đào tạo, bồi dưỡng đa dạng các loại hình đào tạo, ví dụ như ký kết hợp đồng với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước.

Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường cần được khai thác theo việc đa dạng hóa các chương trình đào tạo, bao gồm ngân sách nhà nước cấp và các nguồn ngoài ngân sách.

Các chiến lược nhằm tăng quy mô đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường bao gồm: Đổi mới cơ chế quản lý về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, cơ chế quản lý tài chính, khuyến khích các đơn vị, các bộ phận mở rộng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng.

Thực hiện khoán chi phí cho việc ký kết các hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng do các đơn vị trong nhà trường tự khai thác được.

- Điều kiện thực hiện:

Đối với nguồn ngân sách nhà nước cấp cho đào tạo: Nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch về tài chính đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, có tính thuyết phục để tạo sự ủng hộ của cơ quan cấp trên nhằm tăng mức đầu tư tài chính, đáp ứng tốt cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Hàng năm nguồn kinh phí được cấp dựa trên cơ sở định mức kinh phí đào tạo, bồi dưỡng tính trên đầu học viên theo mức quy định của Nhà nước.

Ban giám hiệu nhà trường cần thống nhất chủ trương mở rộng quy mô đào tạo, bồi dưỡng tập trung nguồn tài chính vào giải quyết các vấn đề về điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng yêu cầu các đơn vị xây dựng các mô hình đào tạo, bồi dưỡng chi tiết và có lộ trình cụ thể; trên cơ sở đó báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu

Trong thời gian tới nhà trường vẫn cần sự ưu tiên đầu tư của Nhà nước cho kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, nghiên cứu khoa học, tăng cường cơ sở vật chất...

Đối với nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước cấp: Đây là nguồn kinh phí hỗ trợ việc đầu tư cho ngân sách khá lớn. Vì vậy việc khai thác triệt để nguồn thu học phí thông qua mở rộng quy mô đào tạo, nguồn thu từ các hợp đồng liên kết đào tạo với các cơ quan tổ chức trong nước không những làm tăng vị thế của nhà trường mà còn có tác dụng hỗ trợ việc tăng nguồn kinh phí để đáp ứng các khoản chi cho đào tạo, quản lý đào tạo, bổ sung cho quỹ tiền lương, thưởng, các phúc lợi tập thể.

Mở rộng nguồn thu góp phần ổn định tình hình tài chính của đơn vị, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng. Các nguồn thu ngoài ngoài ngân sách nhà nước được trú trọng khai thác bao gồm:

Một là: Đa dạng hóa các chương trình và mở rộng quy mô đào tao, bồi

dưỡng: Để thực hiện khai thác có hiệu quả nguồn kinh phí, nhà trường cần thực hiện các biện pháp như: Giữ vững và mở rộng mối quan hệ với các trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ sở giáo dục, đào tạo khác....

Muốn làm được như vậy cần phải làm tốt điều tra khảo sát, tham mưu cho các cấp quản lý về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cũng như đề xuất mức độ đóng góp của người học; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kế hoạch tài chính sát với yêu cầu và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức, viên chức; nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giảng viên để hoàn thành tốt nhiệm vụ; có chế độ ưu đãi thỏa đáng, động viên mọi người làm tốt trách nhiệm và tìm kiếm các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học phục vụ nhu cầu xã hội.

Hai là: Mở rộng khả năng hợp tác và đào tạo theo yêu cầu sử dụng của

các đơn vị, các tổ chức kinh tế xã hội, vừa đảm bảo yêu cầu về chất lượng vừa phù hợp với xu thế phát triển, đồng thời tăng được nguồn thu cho nhà trường.

Ba là: Tăng cường hợp tác quốc tế : Trong thời gian qua nhà trường có

quan hệ với một số tổ chức và trường đại học quốc tế về lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học như trường đào tạo chính sách công Lee Quan Yeu - Singapore; Trường đại học Queensland - Canada; Trường đại học Linconl - Newzealand....

Hàng năm đều cử một số giảng viên đi học tập, nghiên cứu tại các nước trên. Thông qua việc giao lưu quốc tế để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên, tạo cơ hội tiếp cận với tri thức hiện đại, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng tiên tiến trên thế giới.

3.2.6. Nâng cao năng lực và công tác quản lý cho cán bộ làm công tác tài chính của nhà trường chính của nhà trường

Mục đích của biện pháp: Để việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính đem lại hiệu quả cao phục vụ nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cần nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy tham mưu giúp việc và tổ chức thực hiện tốt công tác kế toán của nhà trường.

Nội dung của biện pháp: Công tác tổ chức luôn là yếu tố đảm bảo thành công cho hoạt động của bất kỳ bộ máy quản lý nào. Trong lĩnh vực tài chính cũng như vậy, hoạt động tài chính của nhà trường chịu sự quản lý theo ngành dọc, trực tiếp là Vụ tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ tài chính. Vì tài chính liên quan đến hầu hết các hoạt động của nhà trường cho nên việc tổ chức công tác tài chính cần được các nhà quản lý quan tâm một cách đúng mức.

Hiệu trưởng là chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm toàn bộ việc chi tiêu và sử dụng các nguồn tài chính của nhà trường đối với Nhà nước.

Kế toán trưởng trực tiếp giúp Hiệu trưởng sử dụng các nguồn thu tài chính đúng mục đích, đúng chế độ, đúng kế hoạch đã đề ra và có hiệu quả cao nhất, đáp ứng được yêu cầu về công tác đào tạo và hoạt động của nhà trường.

Việc quản lý tài chính của nhà trường thực hiện theo cơ chế trực tuyến nghĩa là Phòng tài vụ - kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng, các khâu lập kế hoạch, chấp hành báo cáo quyết toán tài chính phải tuân thủ theo chế độ và các văn bản, thông tư hướng dẫn hiện hành.

Hiện nay việc áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý tài chính, sử dụng các phần mềm kế toán đã góp phần hữu hiệu cho công tác kế toán được nhanh chóng, chính xác, kịp thời và đạt hiệu quả cao.

- Điều kiện thực hiện:

Đáp ứng yêu cầu đổi mới về thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cần phải nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán và quản lý cơ sở vật chất.

Việc sắp xếp hoàn thiện bộ máy tổ chức công tác tài chính - kế toán khoa học và hợp lý là hết sức cần thiết và quan trọng trong nhà trường.

Có hai nhiệm vụ cơ bản để nâng cao năng lực và công tác quản lý cho cán bộ làm công tác tài chính của nhà trường:

Một là: Sắp xếp và kiện toàn bộ máy kế toán của trường, tổ chức công

tác tài chính khoa học, trên cơ sở đánh giá đúng năng lực, sở trường của từng cá nhân, phân công công việc hợp lý để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ chung của Phòng tài vụ - kế toán.

Hai là: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế

toán, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ và tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý tài chính kế toán.

Thường xuyên tổ chức cho cán bộ làm công tác tài chính kế toán đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43-2006-NĐ-CP ở trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)