Thăm dò tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43-2006-NĐ-CP ở trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I (Trang 87)

9. Cấu trúc luận văn

3.3.Thăm dò tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Từ việc đề xuất một số biện pháp để hoàn thiện quản lý tài chính ở trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I đã trình bày ở trên, tác giả đã tiến hành hỏi ý kiến của 65 cán bộ viên chức và giảng viên của nhà trường để thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. Kết quả phiếu điều tra được tổng hợp như sau:

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát tính cấp thiết và khả thi của một số biện pháp để hoàn thiện quản lý tài chính ở trƣờng cán bộ

quản lý NN và PTNT I STT Các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Thấp TB Cao Thấp TB Cao 1 Nâng cao nhận thức cho CBVC và giảng viên về tầm quan trọng của công tác quản lý tài chính 2 3,1% 11 16,9% 52 80% 0 52 80% 13 20% 2 Quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài chính phục vụ đào tạo, bồi dưỡng 3 4,6% 13 20% 49 75,3% 5 7,6% 33 50,7 % 27 41,5% 3

Xây dựng quy chế thu chi nội bộ theo tinh thần Nghị định 43/2006/CP-NĐ 2 3,1% 5 7,7% 58 89,2% 4 6,1% 10 15,4% 51 78,4% 4 Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thanh tra, kiểm toán

4 6,1% 16 24,6% 45 69,3% 7 10,8% 25 38,5% 33 50,7% 5

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng để có thêm nguồn thu 5 7,7% 20 30,7% 40 61,5% 7 10,7% 44 67,7% 14 21,5% 6

Nâng cao năng lực và công tác quản lý cho cán bộ làm công tác tài chính của nhà trường 6 9,2% 17 26,2% 42 64,6% 4 6,1% 7 10,8 54 83,1%

Qua kết quả khảo sát cho thấy được tính cấp thiết và tính khả thi của từng biện pháp. Nhìn chung các biện pháp đưa ra đều được đánh giá là cấp

thiết, nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp đã đề xuất sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính của nhà trường.

Mặc dù mức độ cấp thiết của từng biện pháp không giống nhau và không phải tất các biện pháp đều được đánh giá là cấp thiết, song tỷ lệ cho là cấp thiết khá cao, đặc biệt là các biện pháp 1, 2, 3, 6. Vì các biện pháp này tác

động trực tiếp đến mọi hoạt động của nhà trường, các ý kiến khác cũng đánh giá cao tính khả thi của từng biện pháp.

Tuy nhiên đối với biện pháp 5 vẫn còn có một số phiếu đánh giá là biện pháp chưa có tính khả thi cao, vì những phiếu này cho rằng hiện nay nhà trường chưa chủ động và phát huy được các nguồn thu ngoài ngân sách.

Tóm lại: Các biện pháp đề xuất ở trên là kết quả nghiên cứu và thăm dò

ý kiến của các chuyên gia, những người đã và đang làm việc tại trường nhiều năm, có kinh nghiệm về lý luận cũng như thực tiễn quản lý. Do đó để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính của nhà trường thì cần phải tiến hành các biện pháp đó một cách đồng bộ và có hệ thống trong công tác quản lý. Tuy nhiên, có thể tùy từng điều kiện, thời điểm cụ thể nhà trường có thể lựa chọn, đưa ra biện pháp này hay biện pháp khác để thực hiện cho phù hợp.

3.4. Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở phương hướng cải cách giáo dục - đào tạo Quốc gia, đây là nhiệm vụ hàng đầu được giao, giáo dục là quyền cơ bản của con người và cũng là giá trị chung nhất của nhân loại, giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội, của mọi người, chính sách giáo dục phải chú ý phối hợp hài hòa ba mục đích đó là công bằng, thích hợp và chất lượng.

Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I đã xác định rõ yêu cầu và nhiệm vụ cần thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra, trong đó có mục tiêu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, với những biện pháp mang tính cấp thiết và có tính khả thi cao.

Để hoàn thiện được cơ chế này, cần phải có sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành có liên quan để các biện pháp đã đề xuất có thể được thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ những kết quả nghiên cứu và phân tích trong nội dung luận văn, tác giả rút ra một số kết luận và khuyến nghị sau:

1. Kết luận

Trong quá trình lịch sử phát triển của hệ thống giáo dục cách mạng Việt nam từ năm 1954 đến nay đã trải qua hai thời kỳ chính là:

Thời kỳ tập trung theo cơ chế bao cấp, đặc trưng của thời kỳ này là các trường nhận nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao và đồng thời được nhận toàn bộ kinh phí do nhà nước cấp.

Tiếp đó là thời kỳ đổi mới kinh tế xã hội từ năm 1986 đến nay, đây là thời kỳ mở cửa đổi mới và phát triển, những nét đặc trưng của thời bao cấp dần được thay bằng những nét đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội. Trong quá trình đổi mới, tài chính và quản lý tài chính trong giáo dục đã có nhiều thay đổi và cải tiến đáng kể, đó là cơ chế chính sách về nguồn thu, mở rộng nguồn thu bằng nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng cùng với sự giao quyền tự chủ về tài chính cho các trường đại học, cao đẳng, các trường cán bộ quản lý và các cơ sở giáo dục sự nghiệp công lập.

Các cơ sở đào tạo nói chung, các trường đại học, cao đẳng, trường cán bộ quản lý nói riêng đều xem Nghị định 43/2006/CP-NĐ là sự đổi mới và là bước ngoặt quan trọng, xuất hiện đúng lúc, kịp thời và phù hợp với xu thế phát triển giáo dục, mang lại sự chủ động cho các trường trong việc cân đối các khoản thu, chi một cách tự chủ, hiệu quả và linh hoạt.

Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được những nội dung cơ bản đặt ra và thu được những kết quả sau:

- Luận văn đã phân tích và nêu rõ đặc điểm của giáo dục đào tạo, từ đó rút ra những đặc điểm, nội dung của cơ chế quản lý tài chính đối với đặc điểm của Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I.

- Việc nghiên cứu thực trạng cơ chế quản lý tài chính tài ở trường đã khẳng định rằng công tác đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng tăng cường quyền tự chủ cho các trường là hoàn toàn phù hợp .

Là một trường chuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức, viên chức trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định trong quá trình hoạt động. Chính những hạn chế này đã tác động trực tiếp đến cơ chế quản lý tài chính.

Trên cơ sở lý luận, đề tài đã thu thập số liệu, tư liệu, điều tra bằng phiếu hỏi và tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính của nhà trường. Những tồn tại chính cần giải quyết đó là:

- Nhà trường chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và chưa có những biện pháp phù hợp để khai thác các nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước cấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chưa trao quyền tự chủ cho các đơn vị, các Phòng, Khoa và các Trung tâm trong nhà trường mở rộng các nguồn thu.

- Việc sử dụng các nguồn kinh phí chưa được tập trung đúng mức vào các yếu tố nhằm phát triển đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức.

Nhận rõ những hạn chế này và xác định đúng nguyên nhân làm căn cứ để đề xuất các biện pháp khắc phục.

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên cho thấy sáu biện pháp tác giả đề xuất đều được đánh giá là cấp thiết và khả thi. Như vậy các biện pháp này có thể triển khai vào thực tiễn hoạt động của nhà trường.

Chúng ta tin tưởng rằng với chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta xác định cải cách nền hành chính quốc gia nói chung và cải cách tài chính công nói riêng là một quá trình. Những kết quả thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP là khả quan nhưng cũng còn nhiều

vấn đề cần bổ sung và hoàn thiện, song đã khẳng định chính sách đổi mới cơ chế tài chính, biên chế là cần thiết, đúng hướng, phù hợp với thực tế, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của người lao động, tạo cơ sở và niềm tin để các đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục khẳng định mình và đóng góp một phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới kinh tế xã hội của đất nước cũng như thực hiện thắng lợi các mục tiêu cải cách hành chính của Nhà nước đã đề ra.

2. Khuyến nghị

Để thực hiện thành công các biện pháp quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP, tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị sau:

2.1. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho đào tạo nói chung và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nói riêng sao cho phù hợp với tình hình mới. Việc cải cách cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước nhằm tăng hiệu quả sử dụng ngân sách, tăng tính minh bạch tài chính. Trước mắt cần tập trung tăng định mức ngân sách cấp cho đào tạo, bồi dưỡng, xác định căn cứ, cơ sở khoa học và tiêu chí để cấp ngân sách hoạt động đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường.

Những tiêu chí cơ bản là:

- Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của ngành nghề đào tạo, bồi dưỡng và mức độ ưu tiên của Nhà nước cho các ngành nghề theo định hướng phát triển kinh tế xã hội.

- Căn cứ vào chi phí đào tạo, bồi dưỡng thực tế nhằm đảm bảo cho nhà trường không phải cắt giảm các hoạt động trong chương trình đào tạo do không đủ kinh phí.

- Căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chất lượng đào tạo để khuyến khích trong phân bổ ngân sách.

Đối với kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, chương trình mục tiêu (kinh phí không tự chủ): Việc cấp kinh phí không nên căn cứ vào định xuất được giao mà nên dựa vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ và các chi phí thực tế; Kinh phí đầu tư cho các dự án, nghiên cứu khoa học, chương trình mục tiêu quốc gia: Nên theo phương thức cạch tranh (đấu thầu), giao quyền tự chủ trong lĩnh vực đầu tư, tự chịu trách nhiệm về kế hoạch của nhà trường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ tài chính và các Bộ, ngành có liên quan lựa chọn đơn vị giám sát thực hiện thay thế việc chỉ định và kiểm tra thực hiện.

Đối với nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước cấp: Sau khi hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định (thuế), nên giao toàn quyền cho nhà trường chủ động trích lập các quỹ cũng như chi cho các hoạt động chung, mà không cần phải làm tờ trình, dự toán chi các mục chi.

- Phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm toán chủ động kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính ở các đơn vị nhằm phát hiện ở các đơn vị và uốn nắn kịp thời những sai phạm trong lĩnh vực tài chính, giúp đơn vị tránh những sai phạm có thể xảy ra.

- Hướng dẫn, xử lý những vướng mắc về cơ chế, chính sách tài chính và đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên để tháo gỡ kịp thời.

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ kế toán, kế toán trưởng để kịp thời bổ sung, cập nhật cơ chế, chính sách mới liên quan đến công tác quản lý tài chính.

- Rà soát lại các định mức kinh tế kỹ thuật để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số tiêu chuẩn, định mức các lĩnh vực sự nhiệp được giao quản lý làm căn cứ cho các đơn vị sự nghiệp thực hiện quyền tự chủ.

- Chủ trì phối hợp với các vụ chức năng xây dựng tiêu chí cụ thể đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao đối với các đơn vị sự nghiệp (theo quy định tại khoản 6 điều 32 của Nghị định 43/CP trên cơ sở các tiêu chí cơ bản sau:

+ Khối lượng công việc phải hoàn thành trong năm;

+ Chất lượng các công việc đã hoàn thành được duyệt hoặc chấp nhận; + Thời gian hoàn thành công việc;

+ Tình hình chấp hành chính sách chế độ và quy định về tài chính; + Các tiêu chí bổ sung (đặc thù khác) nếu có.

2.2. Đối với Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT I

- Quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước đến từng cán bộ, viên chức và đội ngũ giảng viên trong nhà truờng về cơ chế quản lý tài chhính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Qua đó để mọi người tự giác và có trách nhiệm tham gia vào quá trình thực hiện cơ chế quản lý tài chính mới. Việc sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài chính không những góp phần to lớn vào sự phát triển của nhà trường mà còn là điều kiện tăng thu nhập cho toàn thể cán bộ viên chức và giảng viên.

- Xây dựng điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các quy định về bồi dưỡng cán bộ, tuyển chọn, sử dụng cũng như các quy định về nhiệm vụ, chức trách của cán bộ theo các quy định của Nhà nước phù hợp với cơ chế tự chủ về tài chính, đó là việc không thể tách rời tự chủ tài chính với tự chủ biên chế. - Thường xuyên điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện quy chế thu, chi nội bộ theo hướng công bằng, công khai và dân chủ từ khâu xây dựng đến việc tổ chức thực hiện.

- Ban hành và thực hiện chế độ khen thưởng và xử phạt trong lĩnh vực quản lý tài chính một cách công bằng và nghiêm minh. Mức khen thưởng phải tương xứng với mức độ đóng góp, hình thức xử phạt phải đúng và mang tính giáo dục cao.

- Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến công tác tài chính, kế toán; quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch đào tạo, kế hoạch tài chính sát với yêu cầu thực tế của ngành, của Đất nước.

- Kiện toàn, sắp xếp bộ máy kế toán cho phù hợp với nhiệm vụ mới, phân công nhiệm vụ, chức trách rõ ràng, tránh chồng chéo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ.

- Thường xuyên phản ánh những vướng mắc về cơ chế, chính sách với cơ quan quản lý cấp trên để được tháo gỡ kịp thời.

Bên cạnh đó, Thủ trưởng đơn vị cũng cần phải thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng về tài chính, cơ chế mới để hiểu rõ hơn chức trách nhiệm vụ của mình, từ đó đưa ra được các quyết sách đúng đắn, chỉ đạo công tác tài chính, kế toán ở đơn vị theo đúng khuôn khổ pháp lý.

2.3. Đối với phòng tài chính - kế toán của Trường cán bộ quản lý Nông nghiệp và phát triển Nông thôn I

- Nhà trường cần tạo điều kiện cho chuyên viên đang công tác tại phòng thường xuyên được tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật các thông tin cần thiết để phục vụ tốt công việc, đặc biệt là công nghệ thông tin để biết sử dụng phần mềm kế toán về quản lý tài chính.

- Mọi người trong Phòng cần thực hiện nghiêm túc quy chế thu, chi nội

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43-2006-NĐ-CP ở trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I (Trang 87)