9. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Tình hình sử dụng nguồn kinh phí ngân sách cấp và nguồn thu
của trường
- Việc sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp theo khoản mục nên đòi hỏi phải thực hiện theo đúng nguyên tắc, lấy dự toán (kế hoạch đầu năm được phê duyệt) làm cơ sở. Chính vì vậy khi lập dự toán đòi hỏi phải tính toán thật tỉ mỉ, cụ thể, chi tiết và khoa học, tránh tình trạng có mục chi
không hết hoặc có mục chi nhưng lại không có nguồn để chi, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch hoặc phải điều chỉnh kế hoạch vào cuối năm.
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng nguồn kinh phí ngân sách cấp
ĐVT: Ngàn đồng
STT Mục lục
ngân sách Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 100 Tiền lương 1.266.596 1.499.568 2.011.708 2 101 Tiền công 171.953 199.409 247.798 3 102 Phụ cấp lương 225.757 307.472 396.303 4 103 Học bổng 53.010 5 104 Tiền thưởng 10.400 2.300 6 105 Phúc lợi tập thể 5.736 6.285 69.505 7 106 Các khoản đóng góp 243.540 295.300 408.791 8 108 Các khoản thanh toán
cho cá nhân 409.823 515.256 548.810 9 109 Dịch vụ công cộng 147.186 190.553 238.384 10 110 Vật tư văn phòng 105.551 98.047 179.434 11 111 Thông tin liên lạc 87.998 111.827 92.942
12 112 Hội nghị 135.920
13 113 Công tác phí 159.093 175.775 401.473 14 114 Chi phí thuê mướn 2.069.711 3.104.792 4.393.244 15 115 Chi phí đoàn ra 136.933 344.177
18 117 Sửa chữa
thường xuyên 118.824 136.410 74.292 19 118 Sửa chữa lớn tài sản 100.000
20 119 Chi phí chuyên môn, nghiệp vụ 228.878 752.603 563.599 21 134 Chi khác 2.854.611 3.283.492 4.627.492 22 140 Chi hỗ trợ việc làm 0 0 120.456 23 145 Mua sắm tài sản 247.600 298.500 143.940 Cộng 8.726.110 11.319.466 14.573.487
(Nguồn: Báo cáo quyết toán các năm 2006 - 2008)
Nguồn kinh phí này được chia thành các nhóm như sau: - Nhóm 1: Chi cho con người:
Từ mục 100 đến mục 108, bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp lương, tiền công, tiền thưởng, các khoản đóng góp như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
Năm 2006 chi: 2.333.805.000 đồng, chiếm tỷ lệ 36% tổng số kinh phí Năm 2007 chi: 2.823.290.000 đồng, chiếm tỷ lệ 40% tổng số kinh phí Năm 2008 chi: 3.738.225.000 đồng, chiếm tỷ lệ 38% tổng số kinh phí - Nhóm 2: Chi cho nghiệp vụ chuyên môn:
Từ mục 109 đến mục 119, bao gồm các khoản chi như tiền điện, nước, xăng dầu, vệ sinh môi trường, công tác phí, hội nghị, thanh toán tiền vượt giờ giảng, chi phí thuê mướn, quản lý, hỗ trợ đào tạo và các khoản chi khác phục vụ trực tiếp công tác giảng dạy... nhóm này luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các khoản chi.
Đây là những khoản chi phục vụ cho công tác đào tạo và nghiệp vụ chuyên môn, vì vậy yêu cầu phải chi đủ, chi đúng chế độ, đúng nguyên tắc và phải mang tính kịp thời, tiết kiệm và công khai, minh bạch.
Số liệu thống kê ở trên cho thấy tỷ lệ chi của nhóm này năm sau đều cao hơn năm trước, do đó một số khoản mục chi nhà trường phải bổ sung từ các nguồn kinh phí thu ngoài ngân sách để chi hỗ trợ.
Trên thực tế, có một số khoản chi như tiền điện, nước, xăng dầu, điện thoại... chưa thực sự tiết kiệm, do đó nhà trường đã xây dựng quy chế thu, chi nội bộ thực hiện theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ - CP của Chính phủ và Thông tư 71/2006/TT - BTC của Bộ Tài chính, hàng năm đều tổ chức sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
Năm 2006 chi: 3.190.044.000 đồng chiếm tỷ lệ 36% tổng số kinh phí; Năm 2007 chi: 4.914.184.000 đồng chiếm tỷ lệ 43% tổng số kinh phí; Năm 2008 chi: 5.943.368.000 đồng chiếm tỷ lệ 41% tổng số kinh phí. - Nhóm 3: Chi mua sắm sửa chữa tài sản cố định:
Gồm các mục 118; 145, đây là khoản chi được đầu tư tương đối lớn về mặt kinh phí. Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ và kế hoạch nguồn kinh phí trong năm tài chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ban giám hiệu cùng Phòng tài vụ - kế toán, các Phòng, các Khoa và các Trung tâm xác định các hạng mục cần phải đầu tư, mua sắm nhằm tăng cường cơ sở vật chất để phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Đầu tư mua sắm phải được thẩm định đánh giá, các thủ tục phải theo các quy định hiện hành và phải được cơ quan chủ quản cấp trên phê duyệt.
Năm 2006 chi : 347.600.000 đồng chiếm tỷ lệ 25% tổng số kinh phí Năm 2007 chi: 298.500.000 đồng chiếm tỷ lệ 37% tổng số kinh phí Năm 2008 chi: 143.940.000 đồng chiếm tỷ lệ 10% tổng số kinh phí - Nhóm 4: Chi khác:
Gồm các mục 134; 140, đây là các khoản chi cho việc kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm, phí, lệ phí, hỗ trợ cho học viên, chi phí tiếp khách, sơ kết, tổng kết năm học, tinh giản biên chế...
Năm 2006 chi: 2.854.611.000 đồng chiếm tỷ lệ 30% tổng số kinh phí Năm 2007 chi: 3.283.492.000 đồng chiếm tỷ lệ 34% tổng số kinh phí Năm 2008 chi: 4.627.492.000 đồng chiếm tỷ lệ 31% tổng số kinh phí
Bảng 2.7. Đánh giá tỷ trọng các khoản chi nguồn NSNN cấp từ năm 2006 đến năm 2008
ĐVT: Ngàn đồng
STT Nhóm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Nhóm 1 2.333.805 2.823.290 3.738.225
2 Nhóm 2 3.190.044 4.914.184 5.943.368
3 Nhóm 3 347.600 298.500 143.940
4 Nhóm 4 2.854.611 3.283.492 4.627.492
Tổng cộng 8.726.110 11.319.466 14.573.487
(Ghi chú: nhóm 1: chi cho con người; nhóm 2: chi nghiệp vụ chuyên môn; nhóm 3: chi mua sắm, sửa chữa tài sản; nhóm 4: chi khác).
Qua bảng 2.7. ta thấy:
Nhóm 1: Tương đối ổn định và có chiều hướng tăng dần, vì chỉ tiêu
biên chế và hợp đồng giảng viên trong những năm qua đều tăng, đồng thời việc tăng tiền lương cơ bản cũng làm tăng tổng quỹ tiền lương, nhóm này chiếm tỷ trọng khoảng 26% tổng số kinh phí.
Nhóm 2: Luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, vì đây là những khoản mục chi
phục vụ chủ yếu cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường, nhóm này chiếm tỷ trọng khoảng 41% tổng số kinh phí.
Nhóm 3: Trong những năm qua ngoài kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản
được Nhà nước đầu tư theo hạng mục, nhà trường đã được cấp một khoản kinh phí để đầu tư, mua sắm, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất để tăng cường phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng nhóm này chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 2% tổng số kinh phí.
Nhóm 4: Ngoài những khoản mục chi ở các nhóm trên, các khoản mục
chi khác, nhà trường căn cứ vào tình hình thực tế và quy chế thu chi nội bộ để thực hiện, nhóm này chiếm tỷ trọng khoảng 31% tổng số kinh phí.
- Nguồn thu ngoài ngân sách được sử dụng vào các khoản chi tiền công lao động hợp đồng, chi lương tăng thêm, sửa chữa, mua sắm tài sản và các khoản chi khác theo quy chế thu, chi nội bộ của nhà trường. Nguồn thu ngoài ngân sách được quản lý và sử dụng theo các nội dung mục lục như sau :
Bảng 2.8. Tình hình sử dụng nguồn thu ngoài ngân sách
ĐVT:Ngàn đồng
STT Mục lục
ngân sách Nội dung Năm
2006 Năm 2007 Năm 2008 1 101 Tiền công 18.192 10.722 2 108 Các khoản thanh
toán cho cá nhân 381.573 462.149 158.494 3 114 Chi phí thuê mướn 56.186 202.966
4 118 Sửa chữa lớn tài sản 10.000
5 134 Chi khác 767.909 424.111 1.028.804 6 145 Mua sắm tài sản 47.100 101.500
Cộng 1.280.960 1.201.448 1.187.298
(Nguồn: Báo cáo quyết toán các năm 2006 - 2008)
Bảng 2.9. Đánh giá tỷ trọng các khoản chi ngoài nguồn NSNN từ năm 2006 đến năm 2008
ĐVT: Ngàn đồng
STT Nhóm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Nhóm 1 399.765 472.871 158.494
2 Nhóm 2 56.186 202.966
3 Nhóm 3 57.100 101.500
4 Nhóm 4 767.909 424.111 1.028.804
Tổng cộng 1.280.960 1.201.448 1.187.298
(Nguồn: Báo cáo quyết toán các năm 2006 - 2008)
(Ghi chú: nhóm 1: chi cho con người; nhóm 2: chi cho nghiệp vụ chuyên môn; nhóm 3: chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản; nhóm 4: chi khác).
Từ bảng 2.9. ta thấy, nguồn thu ngoài ngân sách chủ yếu bổ sung cho
nhóm 1 và nhóm 4; số lượng của hai nhóm này chiếm tỷ trọng khá lớn, cụ thể: Năm 2006 chi: 767.909.000 đồng, trên tổng số: 1.280.960.000 đồng kinh phí chiếm tỷ lệ 60%;
Năm 2007 chi : 896.982.000 đồng, trên tổng số: 1.201.448.000 đồng chiếm tỷ lệ 74%;
Năm 2008 chi: 1.028.804.000 đồng, trên tổng số: 1.187.298.000 đồng chiếm tỷ lệ 87%.
Còn lại nhóm 2 và nhóm 3 chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Xuất phát từ thực tế:
Nhóm 1: Do nguồn ngân sách nhà nước cấp không đủ để chi trả lương
và các khoản có tính chất lương cho cán bộ, viên chức, giảng viên và lao động hợp đồng nên nhà trường phải huy động nguồn này để đảm bảo ổn định thu nhập cho người lao động.
Nhóm 4: Tỷ trọng nhóm chi này trong tổng số chi còn khá cao, vì phải
chi hỗ trợ cho học viên tham gia các lớp học cũng như chi phí hội họp, tiếp khách và hỗ trợ khác để phục vụ cho các hoạt động của nhà trường.
2.3. Đánh giá hiệu quả quản lý tài chính ở Trƣờng cán bộ quản lý Nông nghiệp và phát triển Nông thôn I
2.3.1. Thuận lợi
Từ năm 2006 đến năm 2008 là giai đoạn Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I thực hiện cơ chế tự chủ theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ - CP của Chính phủ. Trong những năm vừa qua trường có được một số thuận lợi như sau:
Một là: Công tác tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện cơ
chế tự chủ tài chính, trường đã đạt được một số kết quả như sau:
- Nhà trường đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn các quy định, các thông tư, hướng dẫn hiện hành của Chính phủ, của các Bộ, ngành về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập đến tất cả các đơn vị, Phòng, Khoa, Trung tâm cũng như cán bộ, viên chức làm công tác quản lý tài chính trong nhà trường.
- Nhà trường đã nghiên cứu và xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện, xây dựng quy chế chi, tiêu nội bộ phù hợp với mô hình hoạt động mang tính đặc thù của nhà trường.
- Phòng tài vụ - kế toán đã thường xuyên chủ động cập nhật các thông tin về chế độ tài chính để áp dụng kịp thời và có hiệu quả.
Hai là: Tự chủ về nguồn tài chính:
Theo quy định của Nghị định 43/2006/NĐ - CP, Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I được cấp ngân sách nhà nước ổn định trong ba năm, và hàng năm đều được cấp tăng thêm, tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Chính vì vậy mà nguồn ngân sách cấp và các nguồn thu khác của trường hàng năm đều tăng.
Ba là: Phần kinh phí được giao tự chủ hàng năm nếu đến ngày 31 tháng
12 của năm, nếu chi không hết nhà trường được phép chuyển kinh phí sang năm sau để chi, nên việc sử dụng nguồn kinh phí được chủ động và đạt hiệu quả hơn.
Bốn là: Nguồn kinh phí cấp hàng năm không theo mục lục ngân sách,
nên nhà trường có thể chủ động điều chỉnh các mục chi theo nhu cầu thực tế, đồng thời việc kiểm soát chi tại kho bạc cũng nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Năm là: Thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, nhà trường đã xây dựng
quy chế thu, chi nội bộ và chủ động quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định cho phù hợp với đặc thù và hoạt động chuyên môn, trong đó có một số nội dung và định mức khoán như: lương tăng thêm, tiền ăn trưa, tiền văn phòng phẩm, tiền điện thoại... được toàn thể cán bộ, viên chức ủng hộ.
Nhằm tìm hiểu thực trạng công tác quản lý tài chính ở trường cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, tác giả đã tiến hành khảo sát như sau:
+ Tọa đàm, trao đổi trực tiếp với cán bộ, viên chức và giảng viên, đồng thời tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với 80 người hiện đang công tác tại trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I.
+ Quan sát trực tiếp các hoạt động quản lý tài chính, việc thu, chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, việc sử dụng tài sản và thu thập thông tin từ các nguồn khác.
- Nội dung khảo sát:
+ Điều tra về cơ chế quản lý và sử dụng các nguồn tài chính của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I thực hiện từ năm 2006 đến năm 2008.
+ Điều tra về hiệu quả sử dụng, mức độ hợp lý của các mức khoán trong quy chế thu chi nội bộ.
+ Điều tra về hiệu quả sử dụng tài sản công.
+ Điều tra về thu nhập của cán bộ, viên chức và giảng viên. + Đánh giá và đề xuất các biện pháp quản lý tài chính phù hợp. - Tiến hành khảo sát.
Trước khi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi, tác giả đã trực tiếp quan sát, phỏng vấn nhiều người thuộc đối tượng khảo sát, từ đó thiết kế mẫu phiếu hỏi (xem phụ lục) để hướng vào các nội dung chính cần khảo sát.
- Phát phiếu hỏi cho 80 người đang công tác tại trường. - Thu thập tổng hợp và xử lý kết quả.
qua thực tế khảo sát đối với cán bộ, viên chức và giảng viên của nhà trường cho thấy cơ chế quản lý tài chính và việc sử dụng các nguồn tài chính của trường thực hiện từ năm 2006 đến 2008 được đánh giá là có sự đổi mới và tiến bộ, tuy nhiên mức độ chưa thực sự xuất sắc.
Kết quả khảo sát đánh giá về mức độ phù hợp của cơ chế quản lý tài chính và việc sử dụng các nguồn tài chính của nhà trường được đa số cán bộ viên chức và giảng viên ủng hộ, tỷ lệ đánh giá ở mức phù hợp tương đối tốt là
45%; tốt là 41,2% và rất tốt là 5%. Tuy nhiên vẫn còn có một số ý kiến đánh giá ở mức chưa tốt là 8,8% (Bảng 2.10.).
Bảng 2.10. Bảng đánh giá cơ chế quản lý và sử dụng các nguồn Tài chính của trƣờng từ năm 2006 đến 2008
STT Mức độ Nhóm tuổi Tỷ lệ (%) <35 35 - 50 >50 1 Chƣa tốt 2 4 1 8,8 2 Tƣơng đối tốt 8 15 13 45 3 Tốt 11 13 9 41,2 4 Rất tốt 1 2 1 5
Trong quy chế thu chi nội bộ của nhà trường đã xây dựng, có một số nội dung được khoán như: văn phòng phẩm, điện thoại, công tác phí, lương tăng thêm…..
Kết quả khảo sát thu được như sau (Bảng 2.11.):
Bảng 2.11. Bảng điều tra về tính phù hợp của các mức khoán chi, sử dụng tài sản công và thu nhập của cán bộ, viên chức:
STT Chƣa phù hợp Phù hợp Rất phù hợp Số ngƣời Tỷ trọng (%) Số ngƣời Tỷ trọng (%) Số ngƣời Tỷ trọng (%) 1 Các mức khoán chi 4 5 65 81,3 11 13,7 2 Sử dụng tài sản công 17 21,25 56 70 7 8,75 3 Thu nhập của CBVC 8 10 66 82,5 6 7,5 Chỉ tiêu Mức độ
Kết quả khảo sát ở bảng 2.11. cho thấy:
Các mức khoán chi của nhà trường xây dựng là tương đối phù hợp, tỷ lệ đánh giá ở mức độ rất phù hợp là 13,7%; phù hợp là 81,3% và chưa phù hợp là 5%.
Từ những đánh giá của cán bộ, viên chức và giảng viên, qua khảo sát tuy các mức độ có khác nhau nhưng tỷ lệ đánh giá phù hợp là khá cao.
Trong thời gian tới nhà trường sẽ cần phải tiếp tục cố gắng hơn nữa, trên cơ sở phát huy những thế mạnh sẵn có để tìm và tạo công ăn, việc làm cho toàn thể cán bộ viên chức và giảng viên nhằm tăng thêm thu nhập cho người lao động.
2.3.2. Khó khăn, hạn chế
Việc quản lý tài chính của Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ - CP vẫn còn một số khó khăn và hạn chế sau:
- Nguồn ngân sách nhà nước hàng năm do Bộ Nông nghiệp và Phát