Thuận lợi

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43-2006-NĐ-CP ở trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I (Trang 63)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thuận lợi

Từ năm 2006 đến năm 2008 là giai đoạn Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I thực hiện cơ chế tự chủ theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ - CP của Chính phủ. Trong những năm vừa qua trường có được một số thuận lợi như sau:

Một là: Công tác tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện cơ

chế tự chủ tài chính, trường đã đạt được một số kết quả như sau:

- Nhà trường đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn các quy định, các thông tư, hướng dẫn hiện hành của Chính phủ, của các Bộ, ngành về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập đến tất cả các đơn vị, Phòng, Khoa, Trung tâm cũng như cán bộ, viên chức làm công tác quản lý tài chính trong nhà trường.

- Nhà trường đã nghiên cứu và xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện, xây dựng quy chế chi, tiêu nội bộ phù hợp với mô hình hoạt động mang tính đặc thù của nhà trường.

- Phòng tài vụ - kế toán đã thường xuyên chủ động cập nhật các thông tin về chế độ tài chính để áp dụng kịp thời và có hiệu quả.

Hai là: Tự chủ về nguồn tài chính:

Theo quy định của Nghị định 43/2006/NĐ - CP, Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I được cấp ngân sách nhà nước ổn định trong ba năm, và hàng năm đều được cấp tăng thêm, tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Chính vì vậy mà nguồn ngân sách cấp và các nguồn thu khác của trường hàng năm đều tăng.

Ba là: Phần kinh phí được giao tự chủ hàng năm nếu đến ngày 31 tháng

12 của năm, nếu chi không hết nhà trường được phép chuyển kinh phí sang năm sau để chi, nên việc sử dụng nguồn kinh phí được chủ động và đạt hiệu quả hơn.

Bốn là: Nguồn kinh phí cấp hàng năm không theo mục lục ngân sách,

nên nhà trường có thể chủ động điều chỉnh các mục chi theo nhu cầu thực tế, đồng thời việc kiểm soát chi tại kho bạc cũng nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Năm là: Thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, nhà trường đã xây dựng

quy chế thu, chi nội bộ và chủ động quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định cho phù hợp với đặc thù và hoạt động chuyên môn, trong đó có một số nội dung và định mức khoán như: lương tăng thêm, tiền ăn trưa, tiền văn phòng phẩm, tiền điện thoại... được toàn thể cán bộ, viên chức ủng hộ.

Nhằm tìm hiểu thực trạng công tác quản lý tài chính ở trường cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, tác giả đã tiến hành khảo sát như sau:

+ Tọa đàm, trao đổi trực tiếp với cán bộ, viên chức và giảng viên, đồng thời tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với 80 người hiện đang công tác tại trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I.

+ Quan sát trực tiếp các hoạt động quản lý tài chính, việc thu, chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, việc sử dụng tài sản và thu thập thông tin từ các nguồn khác.

- Nội dung khảo sát:

+ Điều tra về cơ chế quản lý và sử dụng các nguồn tài chính của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I thực hiện từ năm 2006 đến năm 2008.

+ Điều tra về hiệu quả sử dụng, mức độ hợp lý của các mức khoán trong quy chế thu chi nội bộ.

+ Điều tra về hiệu quả sử dụng tài sản công.

+ Điều tra về thu nhập của cán bộ, viên chức và giảng viên. + Đánh giá và đề xuất các biện pháp quản lý tài chính phù hợp. - Tiến hành khảo sát.

Trước khi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi, tác giả đã trực tiếp quan sát, phỏng vấn nhiều người thuộc đối tượng khảo sát, từ đó thiết kế mẫu phiếu hỏi (xem phụ lục) để hướng vào các nội dung chính cần khảo sát.

- Phát phiếu hỏi cho 80 người đang công tác tại trường. - Thu thập tổng hợp và xử lý kết quả.

qua thực tế khảo sát đối với cán bộ, viên chức và giảng viên của nhà trường cho thấy cơ chế quản lý tài chính và việc sử dụng các nguồn tài chính của trường thực hiện từ năm 2006 đến 2008 được đánh giá là có sự đổi mới và tiến bộ, tuy nhiên mức độ chưa thực sự xuất sắc.

Kết quả khảo sát đánh giá về mức độ phù hợp của cơ chế quản lý tài chính và việc sử dụng các nguồn tài chính của nhà trường được đa số cán bộ viên chức và giảng viên ủng hộ, tỷ lệ đánh giá ở mức phù hợp tương đối tốt là

45%; tốt là 41,2% và rất tốt là 5%. Tuy nhiên vẫn còn có một số ý kiến đánh giá ở mức chưa tốt là 8,8% (Bảng 2.10.).

Bảng 2.10. Bảng đánh giá cơ chế quản lý và sử dụng các nguồn Tài chính của trƣờng từ năm 2006 đến 2008

STT Mức độ Nhóm tuổi Tỷ lệ (%) <35 35 - 50 >50 1 Chƣa tốt 2 4 1 8,8 2 Tƣơng đối tốt 8 15 13 45 3 Tốt 11 13 9 41,2 4 Rất tốt 1 2 1 5

Trong quy chế thu chi nội bộ của nhà trường đã xây dựng, có một số nội dung được khoán như: văn phòng phẩm, điện thoại, công tác phí, lương tăng thêm…..

Kết quả khảo sát thu được như sau (Bảng 2.11.):

Bảng 2.11. Bảng điều tra về tính phù hợp của các mức khoán chi, sử dụng tài sản công và thu nhập của cán bộ, viên chức:

STT Chƣa phù hợp Phù hợp Rất phù hợp Số ngƣời Tỷ trọng (%) Số ngƣời Tỷ trọng (%) Số ngƣời Tỷ trọng (%) 1 Các mức khoán chi 4 5 65 81,3 11 13,7 2 Sử dụng tài sản công 17 21,25 56 70 7 8,75 3 Thu nhập của CBVC 8 10 66 82,5 6 7,5 Chỉ tiêu Mức độ

Kết quả khảo sát ở bảng 2.11. cho thấy:

Các mức khoán chi của nhà trường xây dựng là tương đối phù hợp, tỷ lệ đánh giá ở mức độ rất phù hợp là 13,7%; phù hợp là 81,3% và chưa phù hợp là 5%.

Từ những đánh giá của cán bộ, viên chức và giảng viên, qua khảo sát tuy các mức độ có khác nhau nhưng tỷ lệ đánh giá phù hợp là khá cao.

Trong thời gian tới nhà trường sẽ cần phải tiếp tục cố gắng hơn nữa, trên cơ sở phát huy những thế mạnh sẵn có để tìm và tạo công ăn, việc làm cho toàn thể cán bộ viên chức và giảng viên nhằm tăng thêm thu nhập cho người lao động.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43-2006-NĐ-CP ở trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)