Nâng cao nhận thức cho cán bộ viên chức và giảng viên về tầm

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43-2006-NĐ-CP ở trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I (Trang 71)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Nâng cao nhận thức cho cán bộ viên chức và giảng viên về tầm

Biện pháp 2: Quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài chính phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Biện pháp 3: Xây dựng “Qui chế thu, chi nội bộ” theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ - CP.

Biện pháp 4: Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thanh tra, kiểm toán.

Biện pháp 5:Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bồi dưỡng để có thêm nguồn thu.

Biện pháp 6: Nâng cao năng lực và công tác quản lý cho cán bộ trực tiếp tổ chức thực hiện công tác tài chính của nhà trường.

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ viên chức và giảng viên về tầm quan trọng của công tác quản lý tài chính trọng của công tác quản lý tài chính

Trong trường cán bộ quản lý, nguồn tài chính là một trong các yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Có nghĩa là sau khi kết thúc khóa học tập, tập huấn thì người học viên phải mang được những thông tin, kiến thức thu nhận được từ nhà trường về cơ quan, nơi họ làm việc, công tác và áp dụng các kiến thức đó vào công việc một cách chuyên nghiệp, hiệu quả cao.

Vì vậy việc nắm vững và hiểu rõ bản chất, mối quan hệ giữa nguồn tài chính với chất lượng đào tạo, bồi dưỡng là điều kiện cần thiết để đề ra được các quyết sách và định mức trong công tác phân bổ tài chính cho đào tạo.

Quan hệ giữa nguồn tài chính với chất lượng đào tạo, bồi dưỡng không phải là mối quan hệ một chiều mà là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và chịu ảnh hưởng lẫn nhau.

Việc phân bổ nguồn tài chính hợp lý sẽ đóng vai trò quyết định đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Ngược lại, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được xã hội công nhận và sử dụng có hiệu quả sẽ khẳng định được uy tín và thương hiệu của nhà trường, điều đó góp phần cho nhà trường tăng thêm nguồn thu và phát triển một cách bền vững.

Muốn thế, nhà trường cần phải thường xuyên bồi dưỡng cho mỗi cán bộ, viên chức và đội ngũ giảng viên từ nâng cao trình độ về mọi mặt, nhận thức đúng các vấn đề về giáo dục, đào tạo, đổi mới tư duy quản lý đến quá trình lao động sư phạm để sau khi học viên nhận những tấm bằng hay chứng chỉ ứng với mỗi khóa học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, họ sẽ trở thành những cán bộ quản lý giỏi.

Quan điểm chỉ đạo của trường luôn khẳng định nhận thức về tầm quan trọng của chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và công tác quản lý tài chính là vấn đề quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ và sự phát triển của nhà trường.

Nhận thức ở đây phải làm rõ được ở một số khía cạnh đối với tất cả đội ngũ cán bộ, viên chức, giảng viên và cán bộ quản lý bằng cách thảo luận để trả lời các câu hỏi đặt ra như: Chất lượng đào tạo của nhà trường đang ở mức độ nào? Các tiêu chuẩn, tiêu chí nào đánh giá chất lượng? Chất lượng đào tạo có phù hợp với yêu cầu của ngành cũng như của xã hội không? Việc sử dụng các nguồn kinh phí đã hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm chưa? Việc xây dựng và lập kế hoạch tài chính có được thực hiện công khai minh bạch chưa?...

- Mục đích của biện pháp:

Giúp cho toàn thể đội ngũ cán bộ, viên chức và giảng viên trong nhà trường có nhận thức đúng đắn về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và mối quan hệ của nó đối với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính của nhà

trường, những vấn đề cần đổi mới và nội dung cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đó.

- Nội dung của biện pháp:

+ Tổ chức cho toàn thể cán bộ, viên chức và giảng viên học tập và quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục - đào tạo từ nay đến năm 2020, đặc biệt là Nghị định 43/2006/CP - NĐ của Chính phủ, qui chế thu, chi nội bộ của nhà trường, các thông tư, hướng dẫn và văn bản có liên quan đến công tác tài chính...

+ Tăng cường nghiên cứu và nâng cao nhận thức về chất lượng đào tạo trong thời kỳ mở cửa và hội nhập của các cơ sở đào tạo nói chung và của trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I nói riêng.

+ Giải quyết mối quan hệ giữa chất lượng đào tạo với sự quản lý thống nhất kinh tế - xã hội và tổ chức lao động sư phạm của quá trình đào tạo, bồi dưỡng, tránh tư tưởng thương mại hóa giáo dục, đào tạo không theo nhu cầu sử dụng của xã hội, gây lãng phí tiền của và công sức của xã hội.

+ Từng cấp quản lý và từng thành viên với chức trách và nhiệm vụ của mình phải có kế hoạch hành động cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đó chính là cơ sở tạo ra sự phát triển bền vững cho nhà trường.

- Điều kiện để thực hiện biện pháp:

Là sự quan tâm, định hướng và chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của các cấp lãnh đạo trong nhà trường, sự tham gia của tất cả mọi thành viên trong trường vào quá trình nhận thức và hành động.

Bên cạnh việc tuyên truyền, quán triệt và đổi mới tư duy, nhà trường cần phải tổ chức các cuộc hội thảo để mọi người có điều kiện trao đổi ý kiến của mình, đồng thời có những chính sách động viên bằng cả vật chất và tinh thần, tạo môi trường sư phạm và điều kiện làm việc tốt nhất, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai, công bằng và minh bạch tài chính, tạo cơ hội và điều kiện để tất cả mọi người được làm việc và cống hiến.

3.2.2. Quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài chính phục vụ đào tạo, bồi dưỡng

- Mục đích của biện pháp:

Để quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường, trước hết là nguồn tài chính đầu tư phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cần phải đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch, chống thất thoát và lãng phí trong chi tiêu.

- Nội dung của biện pháp:

Khi đã có nguồn tài chính, vấn đề đặt ra là phải biết sử dụng có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí. Nguồn tài chính cho dù có nhiều hay ít nhưng việc sử dụng không hợp lý, quản lý không chặt chẽ sẽ không mang lại hiệu quả thiết thực. Vì vậy xác định các biện pháp quản lý, sử dụng kịp thời có hiệu quả nguồn tài chính là hết sức cần thiết.

Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong việc sử dụng và quản lý nguồn tài chính làm cơ sở thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ - CP, quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy biên chế và tài chính với đơn vị sự nghiệp công lập. Việc sử dụng và quản lý phải được quan tâm tới cả hai nguồn tài chính đó là nguồn ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác của nhà trường.

Do đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Muốn sử dụng hợp lý có hiệu quả phải làm tốt công tác kế hoạch hóa nguồn tài chính và cấp phát, quyết toán kịp thời;

+ Muốn quản lý chặt chẽ phải thực hiện tốt các chế độ chính sách quản lý tài chính cho giáo dục và đào tạo, xây dựng cơ chế quản lý tài chính phù hợp và chấp hành tốt các chế độ lập dự toán, cấp phát, thanh quyết toán và báo cáo tài chính, đồng thời tăng cường việc kiểm tra, giám sát chi tiêu.

- Điều kiện thực hiện biện pháp:

Căn cứ vào dự toán kinh phí đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, các Phòng, Khoa trong trường thực hiện theo các nội dung và định mức chi đó; Phòng tài vụ - kế toán mở các loại sổ sách kế toán theo quy định hiện hành để theo dõi, cuối quý, cuối năm lập báo cáo quyết toán.

Các khoản chi của các Phòng, Khoa, các cá nhân khi chi các khoản chi phải có kế hoạch và được Ban giám hiệu phê duyệt.

Trong quá trình thực hiện chi phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc, thủ tục, đúng mục đích và phải được hạch toán đúng các khoản mục theo mục lục ngân sách. Những khoản chi có giá trị lớn phải được đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh theo đúng quy định của Nhà nước.

Những khoản chi tạm ứng phải được thanh toán thu hồi tạm ứng ngay sau khi hoàn thành công việc. Chứng từ thanh toán phải đảm bảo tính hợplý, hợp lệ, hợp pháp.

Việc luân chuyển chứng từ phải đảm bảo nguyên tắc tạo điều kiện cho việc hạch toán sổ sách một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

Cuối tháng, cuối quý kế toán phải kiểm kê quỹ tiền mặt, kiểm kê vật tư, văn phòng phẩm..., cộng các loại sổ sách, xác định số dư của các tài khoản để đối chiếu và thường xuyên báo cáo kết quả với người phụ trách kế toán, chủ tài khoản để nắm chắc tình hình tài chính của đơn vị.

Cuối năm tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản, vật tư của đơn vị. Phải xác định đúng nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản cũng như tình hình tăng, giảm để chủ tài khoản biết và có kế hoạch đầu tư, thay thế.

Hết năm tài chính, lập báo cáo tài chính năm đề nghị cơ quan chủ quản cấp trên thẩm định và phê duyệt quyết toán.

Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và có ý kiến đề xuất cho thời gian tới thực hiện tốt hơn.

Muốn quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính cần phải:

+ Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và sự quản lý điều hành của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường đối với công tác tài chính.

+ Xây dựng đồng bộ các cơ chế, định mức chi tiêu một cách cụ thể, tỉ mỉ, khoa học trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng làm cơ sở cho việc thanh toán kịp thời, đúng chế độ.

+ Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, viên chức, đội ngũ giảng viên về việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính và có ý thức bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.

+ Xây dựng bộ máy kế toán hợp lý, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cho những cán bộ làm công tác kế toán.

+ Thể chế hóa chế độ thanh toán theo các quy định hiện hành là một việc khó khăn trong nhà trường, nên cần được coi trọng, cần có được những quy định về chế độ thanh toán để mọi thành viên trong nhà trường tuân thủ nghiêm túc, sẽ có tác dụng cho công tác quản lý; đồng thời chế độ tài chính cũng góp phần giáo dục chung về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi thành viên trong nhà trường.

+ Chế độ tài chính cần được cụ thể và công khai hóa, đảm bảo tính công bằng và chi tiêu hiệu quả thông qua quy chế thu, chi nội bộ của nhà trường.

3.2.3. Xây dựng quy chế thu, chi nội bộ theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ - CP 43/2006/NĐ - CP

- Mục đích của biện pháp:

Là một trong các đơn vị đầu tiên được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao quyền tự chủ thực hiện theo Nghị định nên nhà trường phải xây dựng quy chế thu, chi nội bộ theo tinh thần của Nghị định.

+ Được phép xây dựng một số định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn các quy định của Nhà nước đối với một số các khoản chi để đáp ứng yêu cầu đặt ra cũng như để phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

+ Tạo điều kiện cho nhà trường quản lý tài chính được linh hoạt hơn. + Khuyến khích được mọi thành viên có ý thức thực hành tiết kiệm chống tham ô, lãng phí...

- Nội dung của biện pháp:

Quy chế thu, chi nội bộ của nhà trường bao gồm một số nội dung cơ bản sau:

+ Chế độ công tác phí: Căn cứ Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 08 tháng 12 năm 2004; Thông tư 23/2007/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Văn phòng phẩm, điện thoại; + Tiền lương tăng thêm;

+ Tiền ăn trưa;

+ Chi cho các ngày lễ, tết trong năm; + Hoạt động dịch vụ và trích lập các quỹ. - Điều kiện thực hiện: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy chế thu, chi nội bộ được xây dựng trong phạm vi các quy định của Nhà nước, là cơ sở pháp lý để nhà trường quản lý việc sử dụng và quyết toán các nguồn kinh phí;

Đồng thời là căn cứ để kho bạc và cơ quan quản lý tài chính cấp trên thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính của nhà trường;

Quy chế thu, chi nội bộ được xây dựng trên nguyên tắc dân chủ, công khai, đảm bảo sự công bằng và có cân nhắc đến từng trường hợp đặc biệt.

Chính vì vậy hàng năm nhà trường đều thực hiện sửa đổi, bổ sung để phù hợp với điều kiện thực tiễn và sự thay đổi của nền kinh tế thị trường.

3.2.4. Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thanh tra, kiểm toán thanh tra, kiểm toán

- Mục đích của biện pháp:

Kiểm tra là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý. Trong quản lý tài chính việc kiểm tra và đánh giá lại càng quan trọng hơn vì đây là cơ sở để quản lý các hoạt động thu chi trong nhà trường chặt chẽ, đúng qui định.

Thông qua kiểm tra, đánh giá về tài chính có thể xác lập được một hệ thống thông tin phản hồi, so sánh kết quả thực hiện với các chuẩn mực đã xác định; phát hiện những thiếu sót, lệch lạc (nếu có), đo lường ý nghĩa và mức độ của chúng, tiến hành những công việc cần thiết để đảm bảo cho các nguồn tài chính của nhà trường được sử dụng hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.

- Nội dung của biện pháp:

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động tài chính trong nhà trường trước hết là kiểm tra, đánh giá việc xây dựng kế hoạch thu, chi nguồn tài chính. Như:

+ Kiểm tra nguồn ngân sách Nhà nước cấp, thu phí, học phí, các lớp trong kế hoạch được giao, các khoản thu khác theo quy định của Nhà nước.

+ Kiểm tra việc sử dụng các nguồn tài chính (các khoản chi, mục chi theo bốn nhóm mục theo mục lục ngân sách) có đúng không? Đồng thời kiểm tra việc quản lý các nguồn tài chính có mang lại hiệu quả thiết thực và đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường hay không?

+ Kiểm tra việc thu, chi các nguồn khác thực hiện như thế nào? Có đảm bảo đúng với quy định của Nhà nước cũng như của nhà trường hay không? Ví dụ như việc thực hiện các hợp đồng liên kết đào tạo, các loại hình dịch vụ khác....

Thông qua việc kiểm tra sẽ thấy được mức độ thực hiện các kế hoạch đặt ra như thế nào, nếu phát hiện ra sai lệch phải có biện pháp khắc phục, điều chỉnh ngay.

+ Phân tích tài chính:

Đây là cách kiểm soát cung cấp thông tin trở lại cho người quản lý. + Bảng cân đối tài khoản:

Đây được coi như bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của nhà trường trong một niên độ kế toán (quý, năm). Là phương tiện giúp cho người quản lý kiểm soát khả năng tài chính của nhà trường trong niên độ kế toán thực hiện được nhiệm vụ được giao đến đâu? Có hoàn thành hay không?

+ Bảng thuyết minh tài chính:

Nhằm phân tích các hoạt động tài chính của nhà trường trong một niên độ kế toán.

+ Kiểm tra việc chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê về sổ sách,

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43-2006-NĐ-CP ở trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I (Trang 71)