Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành và phát triển của trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43-2006-NĐ-CP ở trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I (Trang 38)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.1.Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành và phát triển của trường

Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I được thành lập trên cơ sở sáp nhập ba trường: Trường cán bộ quản lý lâm nghiệp, Trường cán bộ quản lý thuỷ lợi, Trường cán bộ quản lý nông nghiệp theo Quyết định số 406/TTg ngày 17 tháng 6 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1029/NN - TCCB/QĐ ngày 02 tháng 7 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trường có trụ sở chính tại Xã Vĩnh Quỳnh, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội và cơ sở hai tại Xã Xuân Canh, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.

Trải qua hơn mười năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã thực hiện tốt các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; cán bộ quản trị kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp (bao gồm cả trang trại và hợp tác xã nông nghiệp).

Đồng thời, trường cũng đã đạt được nhiều thành tích trong công tác nghiên cứu khoa học, triển khai các ứng dụng kết quả nghiên cứu trong đào tạo, bồi dưỡng và tư vấn chuyển giao công nghệ quản lý.

Số lượng học viên được bồi dưỡng hàng năm không ngừng tăng lên. Từ số lượng hàng trăm học viên được bồi dưỡng hàng năm vào những năm đầu thành lập, cho đến nay, mỗi năm trường đã đào tạo, bồi dưỡng được trên 10.000 lượt người, là những cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp thuộc ngành nông nghiệp và phát

(kể cả trang trại và hợp tác xã) hoạt động trong nông nghiệp, nông thôn, cán bộ khuyến nông và phát triển nông thôn các cấp.

Trường đã liên kết với Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo cao cấp lý luận chính trị; các trường Đại học nông lâm Thái Nguyên, Đại học nông nghiệp Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai đào tạo đại học hệ tại chức.

Tính đến hết năm 2009, Trường đã liên kết mở 10 lớp cao cấp lý luận chính trị; 10 lớp đại học tại chức lâm nghiệp, 02 lớp đại học tại chức quản trị kinh doanh, 01 lớp đại học kế toán tài chính, 01 lớp đại học chế biến thực phẩm và 15 lớp trung học lâm nghiệp, cho khoảng hơn 2.000 học viên, sinh viên.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43-2006-NĐ-CP ở trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I (Trang 38)