9. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Xây dựng quy chế thu, chi nội bộ theo tinh thần Nghị định
43/2006/NĐ - CP
- Mục đích của biện pháp:
Là một trong các đơn vị đầu tiên được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao quyền tự chủ thực hiện theo Nghị định nên nhà trường phải xây dựng quy chế thu, chi nội bộ theo tinh thần của Nghị định.
+ Được phép xây dựng một số định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn các quy định của Nhà nước đối với một số các khoản chi để đáp ứng yêu cầu đặt ra cũng như để phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
+ Tạo điều kiện cho nhà trường quản lý tài chính được linh hoạt hơn. + Khuyến khích được mọi thành viên có ý thức thực hành tiết kiệm chống tham ô, lãng phí...
- Nội dung của biện pháp:
Quy chế thu, chi nội bộ của nhà trường bao gồm một số nội dung cơ bản sau:
+ Chế độ công tác phí: Căn cứ Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 08 tháng 12 năm 2004; Thông tư 23/2007/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Văn phòng phẩm, điện thoại; + Tiền lương tăng thêm;
+ Tiền ăn trưa;
+ Chi cho các ngày lễ, tết trong năm; + Hoạt động dịch vụ và trích lập các quỹ. - Điều kiện thực hiện:
Quy chế thu, chi nội bộ được xây dựng trong phạm vi các quy định của Nhà nước, là cơ sở pháp lý để nhà trường quản lý việc sử dụng và quyết toán các nguồn kinh phí;
Đồng thời là căn cứ để kho bạc và cơ quan quản lý tài chính cấp trên thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính của nhà trường;
Quy chế thu, chi nội bộ được xây dựng trên nguyên tắc dân chủ, công khai, đảm bảo sự công bằng và có cân nhắc đến từng trường hợp đặc biệt.
Chính vì vậy hàng năm nhà trường đều thực hiện sửa đổi, bổ sung để phù hợp với điều kiện thực tiễn và sự thay đổi của nền kinh tế thị trường.