Trách nhiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43-2006-NĐ-CP ở trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I (Trang 34)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Trách nhiệm

- Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về các quyết định của mình trong việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của đơn vị.

- Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, chính sách ưu đãi đối với các đối tượng chính sách, thực hiện các quy định về an ninh, trật tự xã hội, bí mật Quốc gia trong các hoạt động của đơn vị.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế thu, chi nội bộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng cán bộ, viên chức theo quy định của Pháp luật; đảm bảo các chế độ, quyền lợi về tiền lương, tiền công, các loại bảo hiểm… chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đối với người lao động của đơn vị theo quy định của Pháp luật.

- Tổ chức thực hiện công tác hạch toán, kế toán, thống kê, quản lý tài sản theo đúng quy định, phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ các khoản thu, chi của đơn vị trong sổ sách kế toán. Thực hiện các chế độ thông tin, báo cáo hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định hiện hành.

- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, quy chế công khai tài chính theo quy định hiện hành.

- Chấp hành các quy định của Đảng, Nhà nước đối với các hoạt động của các tổ chức Đảng, Đoàn thể. Có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để các tổ chức Đảng, Đoàn thể tham gia giám sát, quản lý mọi hoạt hoạt động của đơn vị.

Nghị định 43/2006 CP-NĐ đã mang lại kết quả đáng kể, tạo điều kiện cho các đơn vị trong việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính, đặc biệt là quyền dược liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định củ pháp luật; quyền được vay vốn của các tổ chức tín dụng, được huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được đã tạo điều kiện cho các đơn vị tăng nguồn lực tài chính, phát triển hoạt động dịch vụ; trang thiết bị phục vụ chuyên môn được đầu tư tăng cường, công sở được nâng cấp ngày càng khang trang; đời sống cán bộ, viên chức được cải thiện, thu nhập đầu người tăng thêm đáng kể đã tạo ra động lực phấn đấu làm việc, yên tâm công tác.

Tuy nhiên cơ chế của Nghị định 43/2006 NĐ-CP vẫn còn có một số vấn đề hạn chế như:

+ Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế để chịu trách nhiệm về nhiệm vụ và tài chính. Trên thực tế, thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp khi vận hành cơ chế chưa thực sự được trao đầy đủ quyền tự quyết định về tổ chức, biên chế.

+ Về cơ chế tài chính: Để có cơ sở quản lý về tài chính tự chủ và hiệu quả cao đòi hỏi phải có hệ thống đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống các văn bản quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật ngành chưa đồng bộ còn lạc hậu, chưa sửa đổi.

+ Trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán ở các đơn vị chưa đồng đều, thói quen làm theo cơ chế cũ, chưa thực sự thích nghi với cơ chế quản lý tài chính mới, lúng túng trong việc xây dựng quy chế thu, chi nội bộ, việc xác định hệ số lương, tiêu chí để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo hiệu quả công việc, đặc biệt là công tác tham mưu, giám sát chi còn hạn chế.

+ Các nguồn tự chủ trong liên doanh, liên kết, vay vốn, góp vốn, mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất... hệ thống các văn bản hướng dẫn chưa đồng bộ, sự phối hợp quản lý trong vận hành giữa các cơ quan tài chính, kho bạc, ngân hàng cũng chưa đồng bộ, do đó các đơn vị cũng gặp không ít khó khăn.

1.4. Tiểu kết chƣơng 1

Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường và ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới. Vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức đã được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Để góp phần đảm bảo chất lượng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì quản lý tài chính có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chắc chắn nguồn lực tài chính, một điều kiện không thể thiếu để thực hiện các hoạt động

đào tạo, bồi dưỡng trong nhà trường. Vì vậy quản lý tài chính có vai trò, vị trí then chốt trong hệ thống quản lý của nhà trường.

Trong cơ cấu tổ chức của một trường, quản lý tài chính luôn được xem là một trong những bộ phận quan trọng bên cạnh người lãnh đạo cao nhất của trường, có ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra những quyết định quan trọng đối với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cấp trên giao cho. Vấn đề tài chính bao trùm mọi hoạt động của nhà trường và thông tin tài chính của trường luôn được quan tâm bởi mọi chủ thể liên quan đến sự hoạt động và phát triển của nhà trường.

Chính vì vậy việc đề ra những biện pháp quản lý tài chính phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và sự đổi mới của ngành giáo dục nói riêng là việc làm vô cùng cần thiết góp phần tạo ra nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của xã hội đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Để thực hiện được điều đó, người làm công tác quản lý tài chính ngoài việc cần nắm vững các vấn đề lý luận thuộc lĩnh vực công việc của mình thì cần phải đánh giá đúng và sát thực trạng quản lý tài chính của đơn vị.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO TINH THẦN NGHỊ ĐỊNH 43/2006/NĐ - CP Ở TRƢỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN I 2.1. Tổng quan về trƣờng CBQLNN & PTNT I

2.1.1. Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành và phát triển của trường

Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I được thành lập trên cơ sở sáp nhập ba trường: Trường cán bộ quản lý lâm nghiệp, Trường cán bộ quản lý thuỷ lợi, Trường cán bộ quản lý nông nghiệp theo Quyết định số 406/TTg ngày 17 tháng 6 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1029/NN - TCCB/QĐ ngày 02 tháng 7 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trường có trụ sở chính tại Xã Vĩnh Quỳnh, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội và cơ sở hai tại Xã Xuân Canh, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.

Trải qua hơn mười năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã thực hiện tốt các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; cán bộ quản trị kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp (bao gồm cả trang trại và hợp tác xã nông nghiệp).

Đồng thời, trường cũng đã đạt được nhiều thành tích trong công tác nghiên cứu khoa học, triển khai các ứng dụng kết quả nghiên cứu trong đào tạo, bồi dưỡng và tư vấn chuyển giao công nghệ quản lý.

Số lượng học viên được bồi dưỡng hàng năm không ngừng tăng lên. Từ số lượng hàng trăm học viên được bồi dưỡng hàng năm vào những năm đầu thành lập, cho đến nay, mỗi năm trường đã đào tạo, bồi dưỡng được trên 10.000 lượt người, là những cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp thuộc ngành nông nghiệp và phát

(kể cả trang trại và hợp tác xã) hoạt động trong nông nghiệp, nông thôn, cán bộ khuyến nông và phát triển nông thôn các cấp.

Trường đã liên kết với Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo cao cấp lý luận chính trị; các trường Đại học nông lâm Thái Nguyên, Đại học nông nghiệp Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai đào tạo đại học hệ tại chức.

Tính đến hết năm 2009, Trường đã liên kết mở 10 lớp cao cấp lý luận chính trị; 10 lớp đại học tại chức lâm nghiệp, 02 lớp đại học tại chức quản trị kinh doanh, 01 lớp đại học kế toán tài chính, 01 lớp đại học chế biến thực phẩm và 15 lớp trung học lâm nghiệp, cho khoảng hơn 2.000 học viên, sinh viên.

2.1.2. Chức năng của nhà trường

Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I là đơn vị sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được thành lập theo Quyết định số 406/TTg ngày 17 tháng 6 năm 1996 về việc tổ chức lại các Trường cán bộ quản lý trực thuộc Bộ Nông

nghiệp và phát triển nông thôn của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1029/NN - TCCB/QĐ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ngày 02 tháng 07 năm 1996 về việc quy định chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I và Quyết định 3132/QĐ - BNN/TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 16 tháng 8 năm 1999 về việc điều chỉnh tổ chức bộ máy của Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I.

Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước.

2.1.3. Nhiệm vụ của nhà trường

1- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức, viên chức cho các cơ sở của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

2- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức, viên chức quản lý sản xuất kinh doanh, khuyến nông, quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường cho các cơ sở của ngành nông nghiêp và phát triển nông thôn;

3- Nghiên cứu các chương trình, đề tài về khoa học quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh và kinh tế - xã hội của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

4- Liên kết và hợp tác với các tổ chức, cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất kinh doanh trong nước và ngoài nước;

5- Đào tạo nghề quản lý doanh nghiệp nhỏ nông nghiệp;

6- Quản lý tổ chức, biên chế và tài sản của trường theo qui định chung của Nhà nước.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà trường

Tổng số cán bộ, viên chức và giảng viên của nhà trường hiện nay là 97 người, bao gồm: giảng viên: 48 người; cán bộ viên chức: 49 người.

Trong số giảng viên có: Giảng viên cao cấp: 01 người; Tiến sỹ: 06 người; Giảng viên chính: 10 người; Thạc sỹ 22 người; Đại học: 09 người.

Cán bộ viên chức có: Thạc sỹ: 03 người; Đại học: 22 người; Cao đẳng: 03 người; Trung cấp, sơ cấp: 21 người.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của trường CBQLNN và PTNT I

1- Ban giám hiệu: - Hiệu trưởng;

- Các phó hiệu trưởng. 2- Các phòng chức năng:

- Phòng đào tạo khoa học và hợp tác quốc tế; - Phòng tổ chức - hành chính;

- Phòng tài vụ - kế toán; - Phòng quản trị.

3- Các khoa chuyên môn: - Khoa quản lý nhà nước; - Khoa quản trị doanh nghiệp;

- Khoa khuyến nông và phát triển nông thôn.

HIỆU TRƢỞNG

CÁC HỘI ĐỒNG TƢ VẤN

CÁC PHÓ HIỆU TRƢỞNG

CÁC TRUNG TÂM CÁC PHÒNG

4- Các trung tâm trực thuộc trường:

- Trung tâm đào tạo bồi dưỡng chuyên gia; - Trung tâm đào tạo công chức kiểm lâm. 5- Các Hội đồng tư vấn:

- Hội đồng thi đua khen thưởng; - Hội đồng khoa học;

- Hội đồng lương.

2.1.5. Qui mô đào tạo

Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong những năm qua qui mô đào tạo, bồi dưỡng ngày càng được mở rộng.

Bảng 2.1. Các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng từ năm 2006 đến năm 2008

STT Nội dung chƣơng trình Ghi chú

I Đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị,

cập nhật đƣờng lối của Đảng và chính sách Nhà nƣớc

1 Cao cấp lý luận chính trị 2 Trung học chính trị

II Chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về hành chính nhà nƣớc

1 Bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên 2 BD nghiệp vụ thanh tra, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 3 BD nghiệp vụ hành chính - văn thư - lưu trữ

4 BD nghiệp vụ công chức kiểm lâm 5 BD nghiệp vụ kiểm lâm viên chính 6 BD nghiệp vụ kiểm lâm viên

7 BD nghiệp vụ kiểm lâm viên sơ cấp

8 BD nghiệp vụ quản lý - kỹ thuật ngành bảo vệ thực vật, thú y

III Chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức quản lý kinh tế

1 Đào tạo giám đốc doanh nghiệp nông nghiệp (lương thực, cao su, cà phê, mía đường...)

2 Đào tạo giám đốc doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi 3 BD cán bộ quản lý doanh nghiệp nông nghiệp

STT Nội dung chƣơng trình Ghi chú

4 BD cán bộ quản lý doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi 5 BD kế toán trưởng và kế toán viên khối sản xuất kinh doanh 6 BD kiểm toán nội bộ

7 BD kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế 8 BD kỹ năng xúc tiến thương mại phát triển thị trường 9 BD nghiệp vụ đấu thầu

10 BD kiến thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 11 BD kiến thức về thị trường chứng khoán

12 BD kiến thức về tiếp thị, xây dựng thương hiệu

IV Chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức quản lý các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ

1 BD công tác tổ chức cán bộ 2 BD nghiệp vụ thanh tra

3 BD nghiệp vụ bảo vệ cơ quan, xí nghiệp 4 BD kế toán hành chính sự nghiệp

5 BD nghiệp vụ điều tra hình sự kiểm lâm 6 BD cán bộ khuyến nông, khuyến Lâm 7 BD cán bộ bảo vệ thực vật

8 BD cán bộ thú y

9 BD quản lý phòng cháy chữa cháy rừng 10 BD quản lý sâu bệnh hại cây rừng 11 BD kiểm tra đánh giá môi trường 12 BD kiến thức về PTNT xã điểm

V Chƣơng trình đào tạo ngoại ngữ, tin học

1 Đào tạo tiếng Anh trình độ A, B, C cho cán bộ ngành nông nghiệp 2 Đào tạo tiếng Anh thương mại

3 BD tin học quản lý 4 BD tin học trình độ A, B

STT Nội dung chƣơng trình Ghi chú VI Chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ

quản lý kinh tế tập thể

1 BD kiến thức quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn 2 BD kiến thức quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể 3 BD kế toán hợp tác xã

4 BD chủ nhiệm hợp tác xã

5 BD trưởng ban kiểm soát hợp tác xã

6 BD kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh trong hợp tác xã 7 BD kỹ năng quản trị hoạt động dịch vụ trong hợp tác xã 8 BD kỹ năng quản trị tài chính trong hợp tác xã

9 BD nghiệp vụ tín dụng nội bộ trong hợp tác xã

10 Đào tạo giám đốc điều hành trang trại và chủ nhiệm hợp tác xã

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43-2006-NĐ-CP ở trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)