Yêu cầu về quản lý tài chính trong nhà trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43-2006-NĐ-CP ở trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I (Trang 30)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.5. Yêu cầu về quản lý tài chính trong nhà trường

Đối với các trường đại học, cao đẳng, trường cán bộ quản lý công lập ở nước ta hiện nay đều là đơn vị nghiệp đào tạo có thu, tự đảm bảo một phần chi phí, cung cấp những dịch vụ công cho xã hội. Do vậy hoạt động tài chính, cơ chế quản lý của các trường cũng có những đặc thù riêng theo lĩnh vực hoạt động của từng ngành đó là:

+ Hoạt động tạo nguồn tài chính:

Đây là một loại hoạt động có tính quyết định đến việc triển khai chiến lược, kế hoạch đào tạo nghiên cứu của nhà trường. Bởi lẽ những điều đã nêu ở trên được thực hiện rất tốt nhưng không có nguồn tài chính đảm bảo để hoạt động thì chiến lược, kế hoạch chỉ là ước nguyện, không thể triển khai được.

Trong các trường đại học, cao đẳng công lập, trường cán bộ quản lý hiện nay, nguồn tài chính bao gồm nguồn từ ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu từ phí và học phí của người đi học, nguồn thu từ các hoạt động liên kết đào tạo trong và ngoài nước, nghiên cứu khoa học, nguồn tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước…

+ Hoạt động phân phối:

Sử dụng các nguồn lực tài chính được hình thành thông qua các hoạt động tạo nguồn. Hoạt động phân phối, sử dụng nguồn tài chính trong các trường công lập vừa chịu sự chi phối bởi chiến lược kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học và các loại hình hoạt động dịch vụ khác, vừa có ảnh hưởng tác động đến toàn bộ hoạt động của nhà trường theo hai chiều hướng thuận nghịch khác nhau đối với quá trình phát triển của các trường đại học, cao đẳng công lập, trường cán bộ quản lý. Điều đó tuỳ thuộc vào công tác tổ chức các hoạt động tài chính trong các trường, hay nói một cách khác là tùy thuộc vào cơ chế quản lý tài chính trong các trường.

Việc quản lý tài chính áp dụng đối với nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước được thể hiện thông qua quá trình lập dự toán thu, chi dựa trên những quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức và các nhiệm vụ Nhà nước giao cho nhà trường phải đảm nhiệm. Nhà trường chỉ có quyền vận dụng sao cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của trường.

Đối với các nguồn lực tài chính ngoài ngân sách nhà nước cấp, trường được quyền sử dụng và huy động linh hoạt hơn, không hoàn toàn chịu sự chi phối trực tiếp bởi những quy định của Nhà nước giống như cơ chế quản lý tài chính áp dụng cho nguồn tài chính được ngân sách nhà nước cấp. Với cơ chế quản lý tài chính các nguồn này trong các trường công lập thì vai trò của Thủ trưởng, các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên và Hội đồng nhà trường có ý nghĩa quyết định. Đây là một loại cơ chế quản lý trong các trường đại học,

cao đẳng công lập, cán bộ quản lý mà tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Hiệu trưởng rất cao.

Công tác quản lý tài chính của trường công lập vừa đáp ứng được yêu cầu hoạt động đa dạng của nhà trường, vừa là công cụ có tác dụng điều chỉnh các hoạt động của nhà trường nhằm đảm bảo cho hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả, chất lượng.

Đặc điểm này bắt nguồn từ mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất cung cấp dịch vụ của nhà trường đối với hoạt động tài chính.

Hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, cung ứng dịch vụ là tiền đề làm xuất hiện hoạt động tài chính, ngược lại mỗi khi hoạt động tài chính được định hình thì nó tác động trở lại theo chiều hướng thuận, nghịch tuỳ theo phương thức điều chỉnh, điều hành hoạt động tài chính, nói một cách khác là tùy thuộc vào cơ chế quản lý tài chính.

Nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của tài chính nên trong việc xây dựng, vận hành cơ chế quản lý tài chính của các trường công lập phải dựa trên quan điểm lấy mục tiêu phục vụ cho hoạt động đào tạo của nhà trường là chính.

Vì vậy cho dù cơ chế quản lý tài chính trong các trường công lập gắn với cơ chế quản lý tài chính chung của Nhà nước, nhưng phải nghiên cứu đặc thù hoạt động ở lĩnh vực giáo dục để có sự vận dụng thích hợp trong quá trình thiết lập, vận hành cơ chế quản lý tài chính riêng của từng trường, và luôn phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, chính xác, kịp thời.

1.3. Một số quy định về quản lý tài chính trong Nghị định 43/2006/NĐ - CP

Trường cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thực hiện theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ - CP về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính như các trường đại học, cao đẳng công lập khác

trong cả nước. Do vậy trong công tác quản lý tài chính của nhà trường cũng phải tuân thủ theo đúng các quy định trong Nghị định.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43-2006-NĐ-CP ở trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)