Thực trạng quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí (nguồn ngân

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43-2006-NĐ-CP ở trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I (Trang 50)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Thực trạng quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí (nguồn ngân

* Nguồn ngân sách nhà nước cấp:

Nguyên tắc chung để quản lý tốt hoạt động chi ngân sách nhà nước là cần kết hợp chặt chẽ hai yếu tố là thẩm quyền và trách nhiệm.

Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, để thực hiện cung cấp dịch vụ công một cách nhanh chóng và hiệu quả, các đơn vị sử dụng ngân sách cần được giao quyền một cách rõ ràng, được phân bổ nguồn lực phù hợp, phải có trách nhiệm đối với việc sử dụng các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Nếu các đơn vị sử dụng ngân sách không có trách nhiệm ràng buộc rõ ràng về sử dụng nguồn lực được giao thì ngân sách phân bổ cho đơn vị sẽ không được sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả, sử dụng nguồn lực chỉ đạt hiệu quả khi họ thực sự quản lý tốt các nguồn lực đó.

Trong những năm gần đây, việc giao thêm quyền cho các đơn vị sử dụng ngân sách là một bước đổi mới quan trọng trong quản lý chi tiêu ngân sách ở nước ta.

Song song với việc phân cấp quản lý từ chính quyền Trung ương cho chính quyền các Địa phương và các cấp, các ngành. Chính phủ đã giao ngày càng nhiều thêm quyền chủ động ngân sách cho các cơ quan quản lý tài chính ở tất cả các cấp chính quyền.

Việc đưa quyền đó vào chương trình cải cách tài chính công là một trong bốn nội dung quan trọng của tổng thể cải cách nền hàng chính công ở nước ta hiện nay.

Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I là đơn vị sự nghiệp công lập được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao quyền tự chủ theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ - CP, trong đó có lĩnh vực tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

Kinh phí hoạt động thường xuyên (kinh phí tự chủ): Nguồn kinh phí này chủ yếu để chi thường xuyên cho các khoản: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, tiền thưởng, các khoản đóng góp khác (như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn).

Ngoài ra còn dùng để thanh toán các hoạt động dịch vụ như công tác phí, tiền điện nước, xăng dầu, tiền điện thoại, tiền văn phòng phẩm và sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.

- Tiền lương, và các khoản phụ cấp: Trường đảm bảo mức lương cơ bản theo ngạch bậc, hệ số lương hệ số phụ cấp cho cán bộ viên chức. Vào ngày cuối tháng Phòng tổ chức - hành chính tổng hợp bảng chấm công, trình Ban giám hiệu duyệt, làm cơ sở để Phòng tài vụ - kế toán thực hiện chi trả cho cán bộ, viên chức và giảng viên.

- Thanh toán công tác phí: Thực hiện theo các quy định hiện hành, các

trường hợp được khoán công tác phí là: kế toán kho bạc, ngân hàng, văn thư.

- Thanh toán tiền làm thêm giờ: Những ngày nghỉ, ngày lễ, tết do yêu cầu công việc, cán bộ, viên chức phải đi làm thì được thanh toán tiền làm thêm giờ theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Chi khen thưởng: Mức khen thưởng cho các danh hiệu thi đua hàng năm nhà trường thực hiện theo Luật thi đua khen thưởng, ngoài ra hàng năm nhà trường còn dành ra một khoản kinh phí nhất định dùng để khen thưởng đột xuất cho các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác. Mức khen thưởng do Hội đồng thi đua của nhà trường xem xét, quyết định theo quy chế thu, chi nội bộ.

- Lương tăng thêm do tiết kiệm chi: Để động viên cán bộ, viên chức

trong quá trình công tác đạt hiệu quả cao, đồng thời giải quyết thu nhập tăng thêm để cải thiện đời sống, hàng tháng các đơn vị họp bình xét, phân loại cán bộ, viên chức và giảng viên thành bốn nhóm, mức phân loại như sau:

+ Nhóm 1: Người hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo đủ thời

gian lao động, đúng tiến độ, có tinh thần phối hợp công tác tốt, tham gia tích cực các hoạt động tập thể được hưởng 100% lương hệ số cơ quan;

+ Nhóm 2: Người hoàn thành nhiệm vụ nhưng không đủ thời gian lao

động hoặc chậm tiến độ được hưởng 90% lương hệ số cơ quan;

+ Nhóm 3: Người không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm quy chế

nhưng chưa đến mức kỷ luật được hưởng 50% lương hệ số cơ quan;

+ Nhóm 4: Người bị kỷ luật, không được hưởng hệ số lương cơ quan. Hệ số lương cơ quan được xác định theo chức danh, trình độ chuyên môn và tính chất công việc, được thể hiện ở bảng 2.3. dưới đây:

Bảng 2.3. Bảng hệ số lƣơng cơ quan

STT Chức danh Hệ số

1 Hiệu trưởng 2,5

2 Phó hiệu trưởng 2,2

3 Trưởng phòng, khoa, giám đốc trung tâm 2 4 Phó trưởng phòng, khoa, phó giám đốc trung tâm 1,8

5 Giảng viên cao cấp 2

6

Giảng viên chính: - Giáo sư, phó giáo sư - Tiến sỹ - Thạc sỹ - Cử nhân 1,75 1,7 1,65 1,6 7 Chuyên viên chính 1,6 8

Giảng viên, chuyên viên: - Tiến sỹ - Thạc sỹ - Cử nhân 1,55 1,5 1,45 9

Nhân viên nghiệp vụ: - Đại học, cao đẳng - Trung, sơ cấp

1,45 1,4 10 Tổ trưởng tổ công tác được cộng thêm 0,1

+ Phụ cấp ưu đãi giảng viên:

Thực hiện theo Quyết định số 244/2005/QĐ - TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Mặc dù tình hình kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước nói chung, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng, cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý nhà trường rất quan tâm đến giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Do đó nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp cơ bản đã giúp nhà trường đảm bảo được các nhu cầu chi tiêu cho các hoạt động sự nghiệp ở mức độ tối thiểu, tuy nhiên theo qui mô đào tạo, bồi dưỡng thực tế thì vẫn chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu.

+ Chi hỗ trợ đi học:

Cán bộ, viên chức đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn theo yêu cầu của nhà trường được hỗ trợ kinh phí như sau:

Thạc sỹ: 10.000.000 đồng/bằng. Tiến sĩ: 30.000.000 đồng/bằng.

Thời gian được hưởng theo đúng quy định tại các quyết định của cơ sở đào tạo (người đi học phải có thời gian làm việc liên tục tại trường từ hai năm trở lên, không hỗ trợ cho các đối tượng đi học không đúng ngành, nghề trường yêu cầu).

+ Chi sửa chữa xây dựng: Thực hiện theo quy chế quản lý đầu tư và

xây dựng hiện hành của Nhà nước.

+ Chi khác: Chi theo thực tế và theo quy chế thu, chi nội bộ của nhà

Bảng 2.4. Nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp năm 2006 - 2008

ĐVT: ngàn đồng

STT Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

I TỔNG NGUỒN KINH PHÍ

(I=1+2+3+4+5+6) 8.726.110 11.319.466 14.573.487

1 Kinh phí thường xuyên (tự chủ)

2.175.000 4.012.017 3.679.732 2 Kinh phí không thường

xuyên (không tự chủ)

4.753.559 5.071.000 7.046.456 2.1 BD cán bộ quản lý HTX NN 900.000 900.000 900.000 2.2 BD cán bộ quy hoạch NN 1.550.000 1.550.000 1.550.000 2.3 XD khung chương trình

đào tạo, bồi dưỡng

205.000 300.000 300.000 2.4 Đào tạo theo định suất 2.098.559 1.061.000 1.897.060 2.5 BD cán bộ Kiểm lâm 0 1.260.000 1.260.000

2.6 Chương trình pháp chế 0 0 200.000

2.7 Chương trình HNKTQT 0 0 675.000

2.8 Mua sắm TSCĐ 0 0 143.940

2.9 Tinh giản biên chế 0 0 120.456

3 Hoạt động nông nghiệp 0 200.000 290.000 4 Kinh phí đề tài khoa học 270.000 335.000 370.000 5 Kinh phí đầu tư XDCB 246.590 500.000 2.000.000 6 Nguồn kinh phí khác 1.280.961 1.201.449 1.187.299 (Nguồn: Báo cáo quyết toán các năm 2006 - 2008) Qua bảng 2.4. ta thấy: Nguồn kinh phí Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn cấp cho nhà trường năm sau đều cao hơn năm trước, tạo điều kiện cho nhà trường đảm bảo tốt các nhu cầu chi tiêu và ngày càng nâng cao được chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

* Nguồn kinh phí ngoài ngân sách (nguồn thu khác):

Đây là nguồn kinh phí hỗ trợ việc đầu tư cho ngân sách đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm các nguồn thu từ hỗ trợ kinh phí đào tạo từ các lớp theo định suất đào tạo được giao, từ các hợp đồng liên kết đào tạo với các cơ quan, đơn vị trong nước và ngoài nước…

Việc mở rộng các phương thức đào tạo không những làm tăng vai trò, vị thế của nhà trường mà còn có tác dụng hỗ trợ việc tăng nguồn kinh phí để đáp ứng các khoản chi, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

- Kinh phí chi thường xuyên (kinh phí tự chủ):

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của nhà trường theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ - CP của Chính phủ, trong những năm qua nhà trường đã xây dựng quy chế thu, chi nội bộ để qui định chi các khoản phù hợp với điều kiện thực tế của trường cán bộ quản lý cũng như đảm bảo đúng mục lục ngân sách do Bộ Tài chính quy định.

Nguồn kinh phí này nếu đến hết ngày 31 tháng 12 của năm, quyết toán chi không hết thì được phép chuyển sang năm sau để chi tiếp hoặc trích lập các quỹ theo quy định.

- Kinh phí không thường xuyên (kinh phí không tự chủ):

Đây là nguồn kinh phí chiếm tỷ trọng lớn, vì nguồn kinh phí nhằm đáp ứng cho các nhiệm vụ cơ bản của nhà trường, nguồn kinh phí này được cấp theo chỉ tiêu của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính quy định theo mức 4,5 triệu đồng/học viên/năm.

Căn cứ vào chỉ tiêu và nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao hàng năm, nguồn kinh phí này không được phép tiết kiệm chi, nếu đến hết ngày 31 tháng 12 của năm mà quyết toán chi không hết thì phải nộp trả lại Nhà nước.

- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản:

Từ năm 2006 đến năm 2008, nhà trường đã được cấp một khoản kinh phí khá lớn để đầu tư mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị để phục vụ cho các hoạt động của nhà trường như: Đầu tư mua sắm các trang, thiết bị phục vụ phòng làm việc cho cán bộ, viên chức; xây dựng, mở rộng ký túc xá và mua sắm các trang, thiết bị phục vụ phòng ở cho học viên (điều hòa nhiệt độ, bình nước nóng lạnh, tủ lạnh, ti vi...)...

- Kinh phí nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước:

Do đặc thù của nhà trường, hàng năm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp một khoản kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như: chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã, chương trình bồi dưỡng cán bộ làm công tác quy hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức kiểm lâm và chủ rừng...

Nguồn kinh phí này được cấp theo từng giai đoạn, khoảng từ ba đến năm năm cho một chương trình. Kinh phí các chương trình phải được nhà trường xây dựng chi tiết dự toán kinh phí theo từng chương trình, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thì mới được phép thực hiện.

Bảng 2.5. Bảng tổng hợp nguồn thu khác

ĐVT: Ngàn đồng

STT Chỉ tiêu Thực hiện Tổng

cộng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Thu phí, lệ phí (hỗ trợ đào tạo) 842.528 898.402 925.000 2.665.930 2 Thu liên kết đào tạo 1.250.189 2.487.505 2.341.626 6.079.320 3 Thu sự nghiệp khác (Thanh lý Ts, CCDC) 5.860 3.390 9.250

(Nguồn: Báo cáo quyết toán các năm 2006 - 2008)

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định 43-2006-NĐ-CP ở trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I (Trang 50)