B. NỘI DUNG
4.2.2. Ngôn ngữ trần thuật chân thành trong tiểu thuyết tự truyện.
truyện.
Ngôn ngữ trần thuật của Nguyên Hồng chưa có cái đa thanh giống Nam Cao, "cái tôi" cũng không giống với cái tôi "khôn ngoan, tinh quái, thóc
mách, lọc lõi rất mực hiểu mình, hiểu người và có chút khinh bạc” như Tô
Hoài (Nguyễn Đăng Mạnh). Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký, tự truyện của Nguyên Hồng là một kiểu "tự sự không giấu mình, thường đó là thái độ đồng
cảm, chia sẻ với nhân vật những nỗi buồn đau hay niềm vui trong cuộc đời".
Đây là một kiểu tự sự riêng giàu tình cảm, cảm xúc và in đậm cá tính tâm hồn nhà văn. Đọc tác phẩm của Nguyên Hồng, ta thấy nhân tố chủ quan của tác giả thường xuất hiện dưới dạng: một là tác giả trực tiếp bày tỏ thái độ tình cảm của mình đối với sự kiện được miêu tả và nhân vật được nói tới bằng những lời nhận xét, lời than, lời bình hoặc những lời trữ tình ngoại đề sôi nổi thiết tha. Hai là tác giả nhập thân vào nhân vật để bày tỏ lòng mình, nhưng ngôn ngữ vẫn thấm nhuần tình cảm và suy nghĩ của nhân vật. Đó là những lời nửa trực tiếp. Qua cách trần thuật này, ta thấy ranh giới giữa người trần thuật và đối tượng trần thuật thường bị xoá nhoà. Người đọc có cảm giác như đang được nghe chính nhân vật tự kể về mình, đồng thời cũng như được nghe nhịp đập của trái tim người cầm bút. Quan hệ giữa người trần thuật và nhân vật như không còn khoảng cách mà gần gũi, hoà hợp, đồng cảm....
Nhờ cách trần thuật bằng những lời nửa trực tiếp, Nguyên Hồng có khả năng thâm nhập vào thế giới nội tâm phong phú của nhân vật để đồng cảm,
chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn cũng như những suy nghĩ ước mong thầm kín của họ.
Tiêu biểu cho kiểu tự sự này là tập hồi ký Những ngày thơ ấu. Thông thường người ta chỉ viết hồi ký khi đã có tuổi, khi họ đã nếm trải đủ chát mặn, ngọt bùi đời sống. Với Nguyên Hồng lại khác, Những ngày thơ ấu được in trên sách báo khi nhà văn còn rất trẻ. Tác phẩm thu hút người đọc bởi những cảm xúc tươi mới, trong sáng, dào dạt của một cây bút trẻ đang dễ xúc động, dễ ngạc nhiên trước cuộc sống, bởi những kỷ niệm đau xót, những rung động chân thành của một linh hồn trẻ dại lạc loài, bị vùi dập trong lòng một gia đình cũ kỹ, sắp tàn.
Những ngày thơ ấu là những lời tâm sự thiết tha, thầm kín nhất, những hồi ức của một "cái tôi, đau khổ tự trình bày cuộc đời riêng tư của mình lên trang giấy một cách chân thành, tin cậy. "Lối tự truyện này ở các nước phương tây như Anh, Mỹ, Nga rất thịnh hành như ở nước Việt Nam ta, viết
được, tôi cho là dũng cảm lắm". (Vũ Ngọc Phan).
Theo GS. Phan Cự Đệ trong tiểu thuyết nói chung, cái "tôi" của tác giả
đeo mặt nạ, không phải là cái tôi, mà là "nhân vật của tôi". Còn trong tiểu
thuyết tự truyện, cái "tôi" bộc bạch hết những điều thầm kín, thậm chí cả
những tội lỗi, phơi trần, mình ra trước ánh sáng. Có nhà văn lãng mạn cho rằng trình bày tự truyện ra trước công chúng chẳng khác gì đem tư duy ra làm điếm trên trang sách. Nhưng lại có nhà lý luận cho rằng tiểu thuyết tự truyện cũng có tác dụng thanh lọc tâm hồn của bi kịch, ở đây nhà văn đem phần trong sáng nhất của tâm hồn ra giãi bày trước công chúng. Những ngày thơ ấu, của Nguyên Hồng thuộc trường hợp thứ hai này nên mới gọi là kiểu tự sự không giấu mình.
Ngôn ngữ tự truyện mộc mạc, giản dị trút bỏ hết cả những thành kiến, đặt mình trên những dư luận hẹp hòi, gột rửa lòng tự ái cá nhân. Nguyên Hồng đã kể cho người ta nghe hết cả những cái cay đắng, cái truỵ lạc của
"Thầy mẹ tôi lấy nhau không phải vì thương yêu nhau. Sự trái ngược cay đắng đó tôi đã hiểu biết rõ rệt và thấm thía ngay từ năm tôi lên bảy, lên tám... Những biểu chiều vàng lặng lẽ, lạnh lẽo của mùa đông, những biểu chiều mà bụi mưa như có một tiếng van hơn thầm thì trong hơi gió vu vu, lửa lò than rực rỡ vờn lên chân tường những ánh hồng lấp lánh hay rủ rê tâm trí người ta vào những cõi buồn nhớ là những buổi chiều làm tê tái mẹ tôi hơn hết".... (20-188).
Để viết lên được những dòng như vậy chắc hẳn Nguyên Hồng phải rất nhạy cảm và thương yêu mẹ mình lắm. Cậu bé như ngầm hiểu cái nguyên nhân khiến lòng mẹ cậu buồn tê tái chính vì bà mẹ phải đè nén, ép xuống cái khát khao hạnh phúc để sống với một người chồng không có tình yêu. Trước cảm xúc chân thành ấy người đọc cũng cảm thấy buồn tê tái trước sự hiu hắt của cảnh vật và lòng người.
Trong tập hồi ký rất xúc động này, Nguyên Hồng đã lắng nghe được những âm vang sâu lắng của tâm hồn, ghi nhận được những cảm giác tinh tế tự bên trong và diễn tả chúng qua cái nhìn hồn nhiên, tươi sáng của tuổi thơ khiến cho ta có cảm tưởng thú vị như được trở về "thời thơ ấu của nhân loại". Đó là những đoạn rất nhẹ nhàng và cảm động về một đứa trẻ lâu ngày mới được gần mẹ bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc:
"..Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt....Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống
lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng" (20- 217)
Cậu bé Hồng vốn đã bé bỏng thật lại như thấy bé bỏng hơn, yếu mềm hơn khi được mẹ ôm ấp, che chở. Nhà văn như sống lại tận cùng cái cảm giác có thật ấy ngày nào. Những cảm giác tinh tế và sâu xa ấy đã hiện ra thật cụ thể và sống động. Bao nhiêu tủi cực, bao nhiêu trách móc cũng tiêu tan hết chỉ
còn lại tình mẹ chở che và nỗi sung sướng cực độ của đứa trẻ sau bao nhiêu năm xa cách nay lại ấm tròn "trong lòng mẹ"...
Bên cạnh ngôn ngữ trần thuật đầy xúc cảm của kiểu “tự sự không giấu
mình” ấy, Nguyên Hồng còn phát huy thế mạnh trong việc sử dụng ngôn ngữ
độc thoại nội tâm. Sử dụng độc thoại nội tâm như một thủ pháp thể hiện những trạng thái tâm lý căng thẳng, những xúc động tình cảm mãnh liệt của nhân vật. Nguyên Hồng đã sử dụng độc thoại nội tâm như một thủ pháp nghệ thuật quan trọng để bộc lộ quá trình tự nhận thức của nhân vật nhằm thể hiện thế giới tâm hồn bên trong của mình. Để thể hiện độc thoại nội tâm của nhân vật, có khi ông dùng những động từ cảm nghĩ nói năng như "tự nhủ" "nhủ thầm" "thầm nghĩ", "cười thầm", "tự hỏi rồi tự trả lời".... Đây là những đoạn
độc thoại đặc trưng của Tám Bính trong Bỉ vỏ.... Khi Bính lo sợ tới cái ngày mình sẽ bị làng phạt vạ, như người con gái tên Minh: "Bính đau đớn cho Minh và e ngại cho mình không biết có đủ sức chịu đựng những nỗi bêu riếu nhục nhã như kia không. Chẳng cần suy nghĩ, Bính dằn giọng như thầm: Nếu lâm phải bước này Bính đành bỏ cha bỏ mẹ, bỏ hai em, bế con đi tha hương cầu thực cho xong" .(30-22).
Đây lại là một đoạn độc thoại bộc lộ những xúc động mãnh liệt khi bé Hồng muốn bảo vệ người mẹ thân yêu của mình trước những rắp tâm ác độc của người cô ruột:
"Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không? Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình yêu thương ủ ấp từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi...." (20- 214)
có trái tim sớm nhạy cảm, sớm phải chứng kiến những cảnh ngang trái của cuộc đời. Có khi ông để lời nhân vật hoà lẫn với lời miêu tả tâm trạng nhân vật của người trần thuật, tạo nên một thứ ngôn ngữ nửa trực tiếp. Trang kết truyện ngắn Đây bóng tối ta thật khó phát hiện đó là giọng của Nhân hay của người trần thuật: "Tuy đã phải làm cái nghề cùng mạt này mà Nhân vẫn còn phải lo lắng. Nhân e sợ một ngày kia không còn đủ sức cất tiếng kêu rên, van lơn thiên hạ trên con đường lầm cát bụi, con đường đã chứng kiến bao nhiêu thây chết dưới những nanh vuốt của thiếu thốn, của khổ sở.... của đoạ đày..."
(19- 87)
Theo cách nào thì cái tôi chủ quan của nhà văn cũng bộc lộ một cách thành thật không cần giấu giếm. Nhân vật của Nguyên Hồng thường độc thoại nội tâm trong những hoàn cảnh tâm tư có nhiều nỗi day dứt, trăn trở và ở trong trạng thái tinh thần xúc động mạnh mẽ.
Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm là thế mạnh để nhà văn đi sâu vào những tâm trạng, tâm tình cảm xúc, khám phá cái khôn cùng của thế giới nội tâm con người. Từ đó nhà văn phát hiện nâng đỡ điều tốt, phòng ngừa chấn chỉnh điều xấu, gạn đục khơi trong để cái chất người trong mỗi con người không bao giờ bị mất đi.
Xưa kia danh sĩ Nguyễn Văn Siêu đã quan niệm: "Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ, loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người". Nhận xét trên
thật phù hợp với Nguyên Hồng khi cả cuộc đời Nguyên Hồng đã dồn cả tinh lực và bút lực của mình viết về những số phận con người, phục vụ con người và niềm tin mãnh liệt vào con người.
Nguyên nhân chính dẫn đến độc thoại nội tâm là sự phát triển nội tại của tính cách. Nội dung độc thoại nôi tâm ở nhân vật chính diện của Nguyên Hồng thường thiên về khía cạnh tình cảm, làm nổi bật những tình cảm sâu sắc, đẹp đẽ và mãnh liệt của kiểu "nhân vật trái tim", đặc biệt trái tim giàu
Nam Cao, thường thiên về trí tuệ, nhiều màu sắc triết lý nhằm thể hiện tính cách của kiểu nhân vật tư tưởng. Độc thoại nội tâm ở những nhân vật phản diện của Nguyên Hồng nhằm bộc lộ những cái xấu xa nhơ nhuốc trong tâm địa của chúng.
Qua việc sử dụng độc thoại nội tâm của Nguyên Hồng, chúng ta rút ra nhận xét: Nguyên Hồng có xu hướng miêu tả, xây dựng tính cách nhân vật bằng con đường hướng nội. Ông không chú tâm nhiều lắm vào việc miêu tả hành động mà thường tập trung tạo dựng những tình huống trữ tình để nhân vật bộ lộ cảm xúc, tâm trạng .Qua đó nhà văn có điều kiện để giãi bày thái độ tình cảm của mình đối với nhân vật.
Và mặc dù không khảo sát kỹ nhưng chúng tôi vẫn có cảm giác cái giọng điệu sôi nổi thiết tha có gì đó ảnh hưởng của cảm quan tôn giáo. Nguyên Hồng với những trang hồi ký đầy tâm trạng, đã giãi bày, "tự kiểm điểm" về những trang văn, trang đời mà ông đã sống. Phải chăng Nguyên
Hồng đã chịu ảnh hưởng của sự "sám hối" của con Chiên trước Chúa"? Do
vậy trong mạch văn của ông có một thứ văn nức nở, khát khao của những tâm hồn trong đau thương chống lại sức cám dỗ ma quỉ của sự thấp hèn. Và bên cạnh đó là một thứ văn xuôi đầy chất thơ bay bổng ngợi ca sự thánh thiện với niềm tin mãnh liệt vào con người.
Có lẽ đây cũng là một sợi dây khá bền chặt đã gắn kết Nguyên Hồng với độc giả bằng chính tấm lòng chân thành và trái tim tràn đầy tình thương mọi kiếp người của ông. Nguyên Hồng đã làm phong phú hơn kho tàng ngôn ngữ vốn đã rất đa dạng của văn học hiện thực phê phán đương thời.
C. KẾT LUẬN
Với quan niệm nghệ thuật là những nét độc đáo gắn liền với con người nhà văn, toát ra từ toàn bộ sáng tác của họ, xuyên suốt các yếu tố nội dung, hình thức tác phẩm, bộc lộ cả trong ý thức nghệ thuật và bút pháp của tác giả, chúng tôi đã chọn cách nghiên cứu khảo sát đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước Cách mạng, chủ yếu từ góc độ cảm hứng và những phương tiện nghệ thuật gắn bó, diễn tả nội dung, đặc điểm của cảm hứng ấy của nhà văn.
Luận văn xác định hai cảm hứng nổi bật trong sáng tác Nguyên Hồng là thương cảm và lãng mạn, trong đó cảm hứng thương cảm là chủ đạo. Hai cảm hứng này luôn đan xen, chuyển hóa lẫn nhau trong các tác phẩm của ông và thể hiện bằng những phương tiện nghệ thuật tương hợp đảm bảo tính thống nhất chỉnh thể của tác phẩm văn học.
Cảm hứng chủ đạo của sáng tác Nguyên Hồng là lòng thương cảm. Nội dung cảm hứng thương cảm của ông có sự phát triển thuận chiều, nâng cao về chất: từ triết lý tình thương dân gian đến tinh thần nhân đạo Cách mạng gắn liền với sự chuyển biến thế giới quan của nhà văn trong quá trình tham gia Cách mạng. Còn tính chất thống thiết, mãnh liệt của cảm hứng này lại là yếu tố bền vững, ít thay đổi trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng. Cảm hứng ấy có từ nhiều cội nguồn như hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, tư tưởng bác ái của Thiên Chúa giáo, tư tưởng nhân đạo Cộng sản chủ nghĩa và cá tính nghệ sĩ của nhà văn. Cảm hứng ấy thể hiện ở con đường nghệ thuật nhất quán của Nguyên Hồng, ở bức tranh xã hội, nhân sinh và những nhân vật cùng khổ trong sáng tác của ông.
Nhà văn biểu hiện cảm hứng thương cảm thông qua việc tạo dựng những tình huống éo le, bi đát, tình huống bất hạnh chồng chất nhằm gợi lòng thương cảm và qua kiểu "nhân vật trái tim" mang tinh thần "chịu nạn". Ngòi
tốt đẹp của người lao động, nhất là tinh thần vị tha, giàu đức hy sinh của người phụ nữ trong đau khổ, bất hạnh.
Nguyên Hồng là nhà văn hiện thực nhưng sáng tác của ông lại có sự đan kết tự nhiên giữa chủ nghĩa hiện thực và cảm hứng lãng mạn. Trong từng trang viết của ông, một mặt, người ta nhận thức được hiện thực sần sùi, thô nháp của cuộc sống, con người thành phố Hải Phòng trước Cách mạng; mặt khác, người ta cũng dễ dàng nhận ra tình cảm dạt dào sôi nổi, chất thơ hào hùng, bay bổng của cuộc sống cần lao, chất thơ của thiên nhiên miền cửa biển đầy nắng vàng, gió lộng và thường bị ám ảnh, cuốn hút bởi những nhận vật khác thường. Cơ sở tư tưởng của cảm hứng lãng mạn chính là niền tin, là cái nhìn lạc quan của nhà văn đối với thiện căn bền vững của người lao động mà Nguyên Hồng đã hấp thụ được từ trường học cuộc đời. Niềm tin ấy, cái nhìn ấy càng được bồi đắp, nâng cao dưới ánh sáng của lý tưởng Cộng sản khi nhà văn giác ngộ Cách mạng.
Cảm hứng thương cảm và cảm hứng lãng mạn trong sáng tác của Nguyên Hồng còn thể hiện rõ nét qua thế giới nhân vật đa dạng với đủ các tầng lớp: Từ hạng người lưu manh nhưng mang dáng dấp nghĩa khí anh hùng hảo hán đến những nhân vật tầng lớp lao động nghèo ở thành thị. Và làm