Chất thơ của bức tranh thiên nhiên miền của biển đầy

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước cách mạng (Trang 50)

B. NỘI DUNG

2.2.3. Chất thơ của bức tranh thiên nhiên miền của biển đầy

nắng vàng và gió lộng.

Cũng như một số nhà văn trẻ thời ấy, Nguyên Hồng đã bắt đầu cuộc đời sáng tác của mình bằng "Một đôi mắt xanh non bằng một cái nhìn rất độc

đáo, tươi mới trẻ trung" (Phan Cự Đệ). Và không phải ngẫu nhiên mà thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng từ phong cảnh thiên nhiên đến đời sống xã hội "luôn luôn có nắng gió lao xao, phấp phới rực rỡ và bầu trời trong xanh

rất đẹp" (Phan Cự Đệ).

Vì vậy thiên nhiên là một yếu tố trữ tình không thể thiếu trong tác phẩm Nguyên Hồng. Nó làm nền cho nhân vật hoạt động, bộc lộ tâm trạng, thể hiện tính cách. Nó hòa quyện với đời sống tinh thần của con người, làm đẹp thêm cuộc sống và cũng mang đậm cá tính, phong cách Nguyên Hồng.

Những bức tranh thiên nhiên của Nguyên Hồng nổi bật ở những gam màu sáng và sống động. Nguyên Hồng như có một bản năng tự nhiên của cỏ cây luôn hướng về ánh sáng. Một tâm hồn đầy ánh sáng, đầy nắng. "Dưới ánh nắng ấy, mọi cảnh vật ông mô tả đều tươi tốt, nở nang, màu mỡ, tràn đầy sức

sống" (Nguyễn Đăng Mạnh).

Nắng vàng và gió lộng thường xuất hiện nhiều trong những trang văn của ông và có giá trị tinh thần, mang ý nghĩa thẩm mỹ độc đáo.

Một thứ nắng của vùng cửa biển, phấp phới, lồng lộng. Một thứ nắng có sức cống, có linh hồn, cũng hoạt động sôi nỏi như con người, thậm chí có lúc như reo vang hoà với nhịp sống tưng bừng náo nhiệt của thành phố Hải Phòng rực rỡ màu phượng vĩ.

Cái nắng ấy luôn gắn chặt với những cảm xúc lúc nào cũng tràn trề trong lòng Nguyên Hồng. Ta có cảm giác nó không thể "đứng im", nó phải

"nhảy nhót" ra ngoài. Đây là cái nắng dưới cái nhìn của chàng thanh niên 17

bụng lúc nào cũng đói, nhà lúc nào cũng lo chạy ăn từng bữa. Nhưng khi chàng mang tập truyện ngắn đầu tay để ra mắt ông chủ báo "Triết nhân" Hải Phòng thì cuộc sống mới tươi đẹp làm sao:

"Tôi đi giữa lúc đường phố đang đông, đang vui, đang đẹp. Đông vui, đẹp vì trời nắng và học trò đến trường. Cuối thu, không còn thứ hoa xoan tây mà nhiều người làm thơ, làm văn và nhất là học sinh thường gọi là phượng vĩ. Nhưng đã có nắng dưới trời mây trong sáng rực rỡ. Nắng trong những chòm cây gió thổi phấp phới. Nắng theo những màu áo, như những cánh bướm, của những học trò con gái. Nắng qua những tủ kính bày các thứ mẫu len, dạ, nhung và các thứ áo. Nắng chiếu những sách bày nghiêng trên những giá mạ kền lót mặt gương. Và đẹp nhất vẫn là nắng trong những tiếng reo cười, tiếng guốc học trò, và nắng trên những giá bày các tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ mới xuất bản đang lừng tiếng". (31 - 54, 55).

Và cái nắng ấy đã xua tan đi những mệt mỏi khiến anh thấy trong người bừng bừng, bứt rứt và muốn bước ra đường, một mình bước đi trong sự rạo rực, hân hoan. Nguyên Hồng khi tả nắng dường như cũng có một bút pháp riêng - cách dùng từ rất đặc biệt. Nắng khi thì "phấp phới những bụi vàng bụi

bạc"(Những ngày thơ ấu) khi thì hồng nhạt "rắc phấn trên những mái ngói

xang mốc rồi dần tan trong màu tàn hương của chiều tàn" (Tết của tù đàn

); nắng chuyển đổi nhiều trạng thái "Ánh vàng ngùn ngụt. Cây cỏ chỉ gờn gợn vài xao động", "Nắng vàng non đã bừng sáng. Những chòm long não lá lăn tăn và những cụm cà phê um tùm bỗng ảnh cả lên với màu xanh tươi mọng nhựa", một dải sông "bắt đầu lấp lánh những gợn vàng"...

Quả thực "nắng" trong những trang viết của Nguyên Hồng như có linh hồn. Thứ ánh nắng có sức xua tan cả âm khí, tử khí trên những xác chết. Hãy xem một đoạn văn kỳ lạ của Nguyên Hồng trong Hơi thở tàn (1943) tả một ông già nghèo khổ vừa tắt thở trong một nhà thương làm phúc, một buổi sáng

"Khác hẳn lúc sống, mặt ông tươi và trắng hẳn lên. Mắt ông nhằm lim dim và hai bên môi hơi nhếch như ông đã bằng lòng một sự gì rồi cười cái nụ cười cuối cùng ấy sau mấy tiếng thì thầm. Hai chân ông dạng ra, hai cánh tay ấp vào bụng, chẳng khác nào ông đã đón một người mà ông ôm vào lòng". Và "Ánh nắng lại chào đón ông. Ánh nắng vàng ngời như lửa đốt của buổi sáng mùa hè lúc đó gió còn mát dịu, thổi chờn vờn những lá cây, lá cỏ lấp lánh sương...".

Có sự liên hệ nào không giữa những tia nắng ấy, với "những tia nắng nảy lửa" của mấy người tù đàn bà trong đề lao Nam Định, hay những tia sáng

chợt loé lên trong lòng Tám Bính... Và hơn nữa, với "những tia sáng dọi vào dòng đời tối tăm cháy nặng nề" của những người dân nghèo thành thị trong

Hai mẹ con để rồi thành cả "một nguồn ánh sáng rực rỡ bên một cuộc đời

mới" soi chiếu vào tận tâm trí Vịnh? (Hàng cơm đêm)

Xét về đặc điểm nghệ thuật, thì đó là biểu hiện chất lãng mạn của một cây bút hiện thực. Xét trên bình diện tư tưởng, thì đó là biểu hiện của một tinh thần lạc quan mãnh liệt trong tâm hồn người cầm bút.

Các trang viết của Nguyên Hồng đều tràn đầy chất trữ tình thắm thiết. Đó là cái tuổi mà tâm hồn dễ xúc động. Các kỷ niệm để lại những ấn tượng sâu sắc, mênh mang như cái ánh trăng bàng bạc của đêm thu đầy trăng, xao xuyến như hương hoa cau, hoa lý thơm ngát cả một góc vườn, (truyện Mợ Du). Đó cũng là tâm hồn ham mê thanh sắc, đắm mình trong những cảnh đẹp rực rỡ, quyến rũ của thiên nhiên: Một bầu trời xanh trong bát ngát "với ánh nắng rực rỡ phấp phới trên các cành lá óng ả, mượt nõn và những chòm xoan

xanh tươi hứa hẹn màu thắm của các vừng hoa đỏ" (Truyện Những ngày thơ

ấu)

Từ đâu mà Nguyên Hồng có một chủ nghĩa lạc quan mạnh mẽ và tươi sáng như thế? Chính là lý tưởng Cách mạng mà nhà văn đã tiếp thu được từ thời kỳ mặt trận dân tộc dân chủ Đông Dương. Cũng chính bản tính yêu đời, yêu cuộc sống của nhân dân lao động đã thấm sâu vào máu thịt, tâm hồn ông.

Đó là sức mạnh tinh thần của một con người bao giờ cũng sống hết mình vì cuộc sống, vì mọi người xung quanh.

Chương III.

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyên Hồng trước Cách mạng

Thế giới nhân vật bao giờ cũng là sự thể hiện tập trung và trực tiếp cảm quan nghệ thuật của nhà văn. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật bao giờ cũng theo cách hình dung và cảm nhận của riêng mình. Bởi vì sự sáng tạo nghệ thuật là một sự thống nhất biện chứng giữa khách thể và chủ thể, hướng ngoại và hướng nội. Tác phẩm làm hiện ra những nhân vật đang múa may, khóc cười trên sân khấu cuộc đời, đồng thời cũng bộ lộ thế giới nội tâm của chủ thể sáng tạo, mang dấu ấn phong cách của nhà văn.

"Nhà nghệ sĩ giỏi là nhà nghệ sĩ tạo ra những nhân vật thật và hoạt động ngoài những tính cách và đặc điểm của các địa vị xã hội, tìm đến cái bí

mật không tả được ở trong mỗi con người" (71 - 288).

Quan điểm này của Thạch Lam thật phù hợp với văn chương và con người Nguyên Hồng. Người ta thường nói Nguyên Hồng là nhà văn của người nghèo. Điều đó là có lý không phải vì nhân vật của ông chủ yếu là người nghèo mà đúng hơn chỉ có viết về đời sống thực của những người khổ đau với tất cả sự bất hạnh và vẻ đẹp của họ, ngòi bút Nguyên Hồng mới rung lên thành những trang thống thiết nhất, nồng ấm nhất và cũng sâu sắc nhất.

Chính vì vậy, thế giới nhân vật của Nguyên Hồng vô cùng phong phú và đa dạng. Cái xã hội "cần lao”, thu nhỏ Hải Phòng bước vào trang sách của

Nguyên Hồng với đủ các hạng người, các sắc màu một cách chân thực và sống động.

Trước Cách mạng, Nguyên Hồng viết văn bằng năng khiếu nên bút pháp xây dựng nhân vật của ông cũng rất giản dị. Các nhân vật ấy được hình thành bởi một trái tim say mê viết cuồng nhiệt và một trái tim nóng bỏng tình thương - Nguyên Hồng muốn đưa vào tác phẩm tất cả những gì nghe thấy, nhìn thấy và cảm nhận được từ hiện thực bề bộn của thành phố Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước cách mạng (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)