Nhân vật "Chịu nạn"

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước cách mạng (Trang 62)

B. NỘI DUNG

3.2. Nhân vật "Chịu nạn"

Khía cạnh đau thương của con người là phần định hướng tự giác ban đầu của ngòi bút Nguyên Hồng. Định hướng ấy dẫn ông đến với những nhân vật "dưới đáy" của xã hội, trong đó đặc biệt khốn khổ là phụ nữ và trẻ em.

Nhưng với ông, đau thương không phải là phương tiện để thử thách đức tin. Ông muốn chất lên vai nhân vật của mình thật nhiều đau thương để vạch trần nỗi thống khổ của kiếp lầm than và qua đó cũng cốt để thử thách sức bền của đức tin, để vĩnh cửu hóa vẻ đẹp thánh thiện trong tâm hồn họ.

Đó là kiểu nhân vật tự nguyện gánh chịu những những bất hạnh vì một lý tưởng nào đó giống như sự hi sinh của Chúa Giê Su. Nhân vật của Nguyên Hồng "Chịu nạn" vì lý tưởng đạo đức. (Sau Cách mạng tháng Tám nhân vật của ông còn "chịu nạn" vì lý tưởng cộng sản). Cội nguồn tinh thần chịu nạn của nhân vật trong sáng tác Nguyên Hồng là ở trái tim, nhất là trái tim giàu đức hy sinh của người phụ nữ. Tiêu biểu cho kiểu nhân vật này là Tám Bính trong Bỉ vỏ. Tám Bính bị lừa phản, chịu nhiều oan ức, bệnh tật phá hoại thể xác, tội ác phá hoại tinh thần, con người cứ vùng lên dập xuống, dập xuống lại vùng lên. Tám Bính phải trải qua bao nhiêu cảnh đau đớn tủi nhục, tối tăm, tất cả trái tim và linh hồn bị xẻo, bị nướng, bị tan nát. Tất cả ước mơ trong sáng, tươi thắm đẹp đẽ nhất của cả một đời bị tàn phá. Tất cả những gì lành mạnh, cao quý thiêng liêng nhất, thể chất cũng như tinh thần đều bị thay đổi ngoài ý muốn của Bính. Bính bị cuốn đi xiêu bạt bởi một sức mạnh tàn nhẫn độc ác vô cùng.

Tám Bính thực sự là kiểu "nhân vật trái tim" của Nguyên Hồng. Trải qua biết bao kiếp nạn và có những lúc là tự nguyện (như việc cứu Năm Sài

Gòn khỏi trại giam), tâm hồn Bính vẫn giữ được những nét trong sạch, lương

thiện. Và mỗi lần Bính thấy "ngùn ngụt sự thèm thuồng khao khát một cuộc

đời trong sạch, êm đềm" là mỗi lần lòng Bính lại thấy nhớ tiếc mọt cái gì đã

mất mát, một cái gì xót xa, đau khổ. Cuộc đời Bính đến lúc tra tay vào còng có thể nói là chấm hết, tắt hết mọi hy vọng: "Thoáng phút giây, Bính thấy hết

cả mọi sự tuyệt vọng tối tăm từ nay trở đi không lúc nào không xâu xé tâm

can Bính và Bính sẽ sống một đời khốn nạn dài vô cùng tận... Thế là hết”(30-

285)

Nhân vật Tám Bính có hình ảnh của Đức Chúa Giê Su đứng lại an ủi dân vùng Giê - ruy - da - lem giữa khi chính mình không được ai ngỏ một câu ái ngại mà mà lại còn bị xỉ vả, lại còn phải vác cây thập ác nặng nề. Và Tám Bính đã quyết noi theo tấm gương của Chúa.

Và tiếp theo Tám Bính, một loạt các nhân vật khác trong truyện ngắn của Nguyên Hồng sau này cũng có cuộc đời bi thảm tương tự như Muống, Mũn, Người con gái,...

Kiểu nhân vật "giàu lòng thương cảm" này của Nguyên Hồng khác với kiểu nhân vật tư tưởng, nhân vật hành động, nhân vật cảm giác trong sáng tác của các nhà văn cùng thời khác.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước cách mạng (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)