Nhân vật thuộc tầng lớp lao động nghèo ở thành thị

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước cách mạng (Trang 58)

B. NỘI DUNG

3.1.2. Nhân vật thuộc tầng lớp lao động nghèo ở thành thị

Họ là những người dân nghèo lam lũ ở thành phố. Nguyên Hồng không miêu tả trực tiếp quá trình những người nông dân bị phá sản, bị cướp đoạt, bỏ làng quê ra tỉnh. Nhưng ông thấy rất rõ số đông dân nghèo ở Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định là những người đã lìa hẳn quê lên đây:

"Sau mấy năm lụt lội, đói khát, dịch tễ liên tiếp, họ đâu như đã bán nốt miếng đất cuối cùng của ông cha cho bọn kỳ lý, cho nhà Chung để gỡ nợ, để chạy kiện, để thoát vạ rượu, vạ cướp tiêu sưng, để khỏi nhìn những cảnh đau tủi, uất ức mà đi tha hương cầu thực, thử xem ngoài những nơi chôn rau cắt

rốn của họ, đời họ có thay đổi được chút nào không?" (Ngọn lửa)

Và cái xã hội kim tiền thời đó đã biến họ thành những thứ hàng hóa. Ở nông thôn họ là những người có lý lịch dù là xấu, là khổ. Nhưng nay ra thành phố, họ trở thành đám người không tên, không tuổi. Sớm muộn thì cái đám

dân quê phiêu bạt ra thành phố này sẽ dần dần mất đi lịch sử riêng. Họ chỉ còn là đám đông vô danh trong bộ đồng phục màu xám. Hàng ngày họ phải lang thang đi kiếm ăn trong những điều kiện sống hết sức khắc nghiệt, vô tình của những thành phố tư sản.

Trước hết đó là những người làm các nghề phu phen tạp dịch nặng nề như: phu bến tàu, đội than, đội đá, đào đất, bốc vác hàng hóa, đun goòng, làm đường sá... Họ lao động cực nhọc suốt ngày mà vẫn đói rách, lam lũ. Khi không còn sức khoẻ nữa hay bị tàn phế vì tai nạn lao động thì có khi phải đi ăn mày, ăn xin (Đây bóng tối). Họ là dân "tứ chiếng" gặp nhau nên trong

cuộc sống vẫn bộc lộ một nét tính cách "rất Hải Phòng": Phóng túng, táo tợn

lối "anh chị". Mặc dù vậy, dưới ngòi bút của Nguyên Hồng họ vẫn mang bản chất tốt đẹp của người lao động nghèo.

Một loại người nữa mà mỗi khi viết về họ, ngòi bút Nguyên Hồng lại rung lên niềm thương cảm nghẹn ngào: Đó là những người phụ nữ. Thân phận của họ luôn bị rẻ rúng nhất, chịu nhiều tầng áp bức bóc lột nhất trong xã hội cũ. Có thể nói, tác phẩm của Nguyên Hồng đã ghi lại được những nỗi khổ điển hình của người đàn bà Việt Nam trong những năm dài tối tăm trước Cách mạng tháng Tám.

Họ phải kiếm ăn bằng đủ thứ nghề: từ việc buôn thúng bán mẹt, bán hàng cơm đêm, hàng nước cho đến những người khâu thuê vá mướn, những người thợ... ấy là những người đàn bà dân nghèo suốt đời tần tảo nuôi chồng, nuôi con, nuôi em như người vợ trong Nhà bố nấu Vịnh Hàng cơm đêm, Cô Du Mợ Du, Mũn Đây bóng tối người mẹ trong Những ngày thơ ấu và Lệ Hà Người con gái...

Chồng lên cái khổ vì nghèo túng, thiếu thốn, những người đàn bà này còn phải chịu một nỗi khổ khác nữa đó là tập tục phong kiến đè nén, trói buộc (Tam tòng tứ đức).

những đứa con lên tiếng phản đối sự ưu ái thì người mẹ đã khổ sở, đau đớn thốt lên: "Ai cho phép chúng mày nói thế hở? Bác chúng mày đấy! Chúng

mày dám thế à? (Vực thẳm).

Chính vì cái "tam tòng tứ đức" ấy mà người đàn bà goá đã không được quyền đi bước nữa, không được phép đi tìm hạnh phúc cho riêng mình. Chính vì thế người mẹ trong Những ngày thơ ấu khi tái giá đã phải chịu bao sự ruồng rẫy, khinh miệt của gia đình nhà chồng, của dân làng đến mức phải bỏ con mình đi tha phương cầu thực. Xã hội ấy không chấp nhận một người đàn bà chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác. Đó là một xã hội đầy những thành kiến cổ hủ đã bóp nghẹt quyền sống của người phụ nữ. Vì thế họ lại tiếp tục bị rơi vào bi kịch của nạn ép duyên, nạn vợ lẽ... Và nhiều trường hợp người đàn bà lấy phải gã đàn ông vũ phu và trở thành vật hy sinh cho những cơn giận cá chém thớt của hắn mỗi khi hắn bị số phận đẩy vào tình trạng bế tắc, cùng quẫn như mụ Mão trong Người đàn bà không con, ... Những người đàn bà ấy dù bị vùi dập đến đâu thì trong con người họ vẫn toát lên một bản năng sống mãnh liệt, đó là tình mẫu tử thiêng liêng và những khao khát hạnh phúc lứa đôi như Mợ Du, người mẹ trong Những ngày thơ ấu Lệ Hà trong Người con gái... Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyên Hồng là cây bút am hiểu hơn ai hết những nỗi khổ của người phụ nữ ở cả hai phương diện giai cấp và giới tính. Và qua số phận của họ, ông cũng bộc lộ tư tưởng hết sức tiến bộ trong tình yêu, hôn nhân, trong sự bình đẳng nam nữ... Trong cái đám dân nghèo thành thị ấy chúng ta không thể không kể đến hình ảnh cảm động của những trẻ em nhà nghèo. Đó là những sinh mệnh đáng thương, những số phận tội nghiệp mà chính Nguyên Hồng đã trải qua thời thơ ấu. Những hình tượng nhân vật này, dù được khắc hoạ đậm nét hay chỉ thấp thoáng, đều hết sức ám ảnh đối với tâm tư người đọc. Những ngày thơ ấu là tập hồi ký ghi lại "những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại" (Thạch Lam), Đàn chim non là tình cảm của những đứa trẻ mồ côi phải sớm bước vào đời để kiếm sống; Bút ký Cuộc sống có những trang đầy rung cảm

vẽ lại chân dung của một loạt đứa trẻ nhà nghèo được gợi lên từ những tấm ảnh. Trong Hơi thở tàn là hình ảnh những đứa bé hết sức đáng thương, bồng bế nhau lê la trong cát bụi, lại bắt chước giọng van xin thê thảm của một người đàn ông mù dắt con đi ăn mày, nghe "rợn cả tâm trí".

Bằng tất cả những tình cảm chân thành thống thiết nhất khi viết về họ, Nguyên Hồng xứng đáng được gọi là nhà văn của phụ nữ và trẻ em thuộc tầng lớp bị áp bức bóc lột trong xã hội cũ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước cách mạng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)