Cách sử dụng thành ngữ, thán từ độc đáo gây ấn tượng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước cách mạng (Trang 84)

B. NỘI DUNG

4.2.1. Cách sử dụng thành ngữ, thán từ độc đáo gây ấn tượng

tượng.

Nguyên Hồng viết tiểu thuyết Bỉ vỏ khi chưa đầy 17 tuổi với ánh mắt nhìn đời còn rất trẻ trung, tươi mới. Vậy mà khi đọc Bỉ vỏ, người đọc cứ có cảm giác là tác giả phải là người am hiểu cuộc đời lắm vì cách sử dụng thành ngữ rất độc đáo của Nguyên Hồng. Qua khảo sát tác phẩm Bỉ Vỏ (Có so sánh

với Vũ Trọng Phụng và Nam Cao) về tần số xuất hiện, nguồn gốc và đối

tượng miêu tả, phương thức cấu tạo nghĩa, sắc thái biểu cảm và màu sắc phong cách, chúng tôi cho rằng Nguyên Hồng đã khai thác và vận dụng sáng tạo khả năng biểu đạt có giá trị biểu cảm và gợi cảm cao của thành ngữ để diễn tả nỗi khổ cùng cực của người lao động.

Người viết đã thống kê trong khoảng 50 trang của Bỉ vỏ một loạt những thành ngữ khác nhau biểu đạt nỗi khổ nhục, đau đớn của Tám Bính khi còn ở nhà và ngày đầu tiên bị lừa gạt khi đặt chân lên đất Hải Phòng.

- Đấy, con gái lớn ông đấy! Đã sung sướng mát lòng mát ruột cho tôi chưa! Thật "Bôi gio chát trấu, vào mặt tôi” (Tr17).

- "Chót đa mang thì phải đèo bòng"

- Bố mẹ Bính đối với Bính thật "cạn tàu ráo máng" (Tr17) - "Gọt gáy bôi vôi" (Tr22)

- Ôi giời, "nòi nào theo giống ấy" (Tr23)

- Thưa vâng, ông bà "ăn ở phúc đức”, thương người như thế con chắc

ông bà còn là "giàu sang vinh hiển". (Tr24) - "Mua rẻ bán đắt" (Tr32)

- Đồ "voi giày ngựa xé" (Tr50)

- "Gái đĩ già mồm", "Bán trôn nuôi miệng" (Tr56)

- "Mặt dạn mày dày" (Tr58)

- "Vã mồ hôi rơi nước mắt" (Tr67) - "Hai tay buông xuôi" (Tr70)

Dường như những thành ngữ mà Nguyên Hồng dùng trên đây "già dặn" hơn cái tuổi 17 của anh nhiều. Đó là một thứ ngôn ngữ hết sức ấn tượng

khiến nhiều người phải giật mình. Nó tác động mạnh vào giác quan người đọc. Mỗi thành ngữ như một làn roi quất mạnh xuống Tám Bính, tưởng chừng như cô chỉ còn biết quằn quại trong sự đau khổ đến tả tơi không thể khóc được nữa.

Để tạo nên thứ ngôn ngữ giàu ấn tượng này, Nguyên Hồng đã dùng nhiều biện pháp. Một là dùng phép cường điệu hoặc lối nói có màu sắc ngoa dụ. Người đọc thương cảm trào nước mắt trước lòng yêu thương bênh vực mẹ trong sự cùng cực của bé Hồng:

"Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi". (20- 215). Nguyên Hồng cũng sử dụng linh hoạt các phép chuyển nghĩa, từ tình thái để tả người, tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh xã hội.

Trong tác phẩm hay sử dụng các từ như "luống cuống' "đầm đìa" "ghê sợ" "rầu rĩ" "tê mê" "đau xót".... diễn tả các trạng thái của nhân vật. Nhưng

người đọc dễ dàng nhận ra đằng sau những trang viết ấy là khuôn mặt đầm đìa nước mắt của nhà văn xót thương cho số phận nhân vật của mình.

Nhiều khi Nguyên Hồng còn sử dụng một số từ lạ và những từ mang màu sắc riêng khá độc đáo. Đó là thứ tiếng lóng của hạng lưu manh, gái điếm mà không phải "trong nghề" thì khó lòng hiểu được như: Te (Đẹp); đi phiên

(khám bệnh) "lipphăngxe" (nơi giữ và chữa bệnh cho các gái mại

Nhưng khi sử dụng những thứ ngôn ngữ này ta lại thấy Nguyên Hồng tỏ ra say sưa cao hứng khi sử dụng quá nhiều và không đúng chỗ. Tiếng lóng là một hiện tượng không lành mạnh trong ngôn ngữ, nó thường làm sai lệch và thậm chí bóp méo ý nghĩa và âm thanh của từ, làm giảm giá trị của đoạn văn đi nhiều. Và đây là một ví dụ về đoạn văn tả cảnh bọn đàn em tụ tập tại nhà Năm Sài Gòn để nộp tiền cho đàn anh sau mỗi vụ cướp giật:

- Trước hết tôi biếu anh Năm "trách chợm" (một chục), còn mỗi anh "kẹo thạnh" (năm đồng).

Năm Sài gòn cười nhạt.

Thôi tôi không cần tiêu lắm, còn chú đương túng thì cứ giữ "trách chợm" này mà tiêu.... Hắn vội nói:

Anh không cần nhưng em muốn anh cứ cầm lấy và đây em đưa thêm "Chợm gập" (Mười lăm đồng) nữa để anh xe pháo. Tư - lập - lơ lấm lét chờ Năm nhận lời mới hất hàm hỏi Chín:

- Thế "khánh vọt" (vàng) với "không bẹt" đâu? (khoá vòng bạc). Và còn rất nhiều đoạn văn có kiểu dùng ngôn ngữ đối thoại như vậy trong Bỉ vỏ. (Hạn chế này đã được Nguyên Hồng sửa chữa trong những sáng tác sau Cách mạng của ông như Sóng gầm).

Ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyên Hồng cũng là ngôn ngữ đặc biệt giàu cảm xúc. Ông sử dụng nhiều thán từ, ngữ thán từ và dấu cảm. Nguyên Hồng thường sử dụng chúng trong những hoàn cảnh nhân vật ở trạng thái cảm xúc cao độ: ngạc nhiên đến bàng hoàng, xót xa đến tê dại, đau đớn đến quằn quại, sợ hãi đến hoảng hốt, vui mừng đến cuồng nhiệt, yêu thương đến nồng cháy và tức giận đến bầm gan tím ruột. Số thán từ, ngữ thán từ Nguyên Hồng sử dụng để diễn tả trạng thái cảm xúc đau buồn của nhân vật xuất hiện nhiều hơn so với các trạng thái cảm xúc khác. Ví dụ: Trong truyện Con chó vàng tần xuất thán từ, ngữ thán từ nhiều hơn truyện Chí Phèo, của Nam Cao, và Giông tố của Vũ Trọng Phụng.

Tuy nhiên trong sáng tác Nguyên Hồng vẫn có một lớp từ ngữ đáng kể biểu thị niềm tin yêu cuộc sống, con người và khát vọng mãnh liệt về một tương lai tươi đẹp:

"Một ai đây dù hoài nghi đến đâu khi trông thấy cái rừng người chuyển động này, cũng phải tin rằng cái hình thức tối tăm, cằn cỗi và như thối nát của sự sống một phần nhân loại lầm than chỉ là một cái vỏ mỏng sắp nổ vỡ. Vì trong cái vỏ ấy, bao nhiêu cái mầm sống nảy nở đã chín muồi sắp chồm dậy, sắp xé tung sự trùm lấn đè ép để tự do hít thở ánh sáng và khí trời, để được gieo rắc mênh mông". (19- 168).

Điều đó càng khẳng định văn Nguyên Hồng bên cạnh tiếng nói cảm thương thống thiết là chủ đạo còn có tiếng nói lạc quan yêu đời của cảm hứng lãng mạn.

Nguyên Hồng cũng sử dụng nhiều dấu cảm hơn rất nhiều nhà văn cùng thời. Nhưng điểm độc đáo trong việc sử dụng dấu cảm của Nguyên Hồng là cách dùng chệch chuẩn về ngữ pháp. Số lượng dấu cảm ông dùng trong câu miêu tả xác tín - loại câu mà dấu chuyên dụng không phải là dấu cảm - lại chiếm tỉ lệ cao hơn cả so với Vũ Trọng Phụng và Nam Cao. Ví dụ trong truyện Con chó vàng có rất nhiều dấu cảm được sử dụng thay dấu chấm như thế này:

"Tao chịu thôi. Mỏi chân lắm!' "Như thế làm gì mà chả lấy được!" "Nó

bỏ bả chết con Quít của tôi rồi!"....

Điều đó cho thấy (cũng giống như giọng điệu) Nguyên Hồng viết văn theo qui luật của cảm xúc nhiều hơn là tuân thủ những qui tắc ngữ pháp tiếng Việt. Và chính điều này đã tạo nên ngôn ngữ, giọng điệu rất đặc biệt của riêng Nguyên Hồng, trở thành nghệ thuật nhất quán trong cuộc đời sáng tác của nhà văn.

Ngôn ngữ giàu cảm xúc, đầy tình thương mến đối với những người cùng khổ của Nguyên Hồng còn được biểu hiện ở cách gọi tên nhân vật và

tàn ; Đây bóng tối ; Vực thẳm ; Trong cảnh khốn cùng ; Địa ngục và lò lửa… với những cái tên gợi đến thân phận nhỏ bé thấp kém với Bính, Mũn, Muống.... Ta như nghe thấy một cái gì đang sục sôi ở phía sau, "một cái gì vừa thoát ra từ một trái tim rung động mãnh liệt và buồng phổi thở rất khoẻ"

(Nguyễn Minh Châu).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước cách mạng (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)