Ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước cách mạng (Trang 82)

B. NỘI DUNG

4.2 Ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm

Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học. Đó là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Nhưng không phải bất cứ ngôn ngữ nào cũng trở thành ngôn ngữ của tác phẩm văn học. Ngôn ngữ của tác phẩm chính là ngôn ngữ toàn dân đã được trau giồi, mài giũa, tinh luyện. Hay nói cách khác nó đã được nâng lên đến trình độ nghệ thuật và trở thành ngôn ngữ nghệ thuật. Nhà văn là nghệ sĩ của ngôn từ nên trong quá trình sáng tạo nhà văn phải xây dựng được một kho ngôn ngữ chính xác giàu tính hàm súc, tính biểu cảm và tính hình tượng.

Để xây dựng ngôn ngữ đạt đến trình độ nghệ nghệ thuật đó, các tác giả thường khai thác các phương tiện biểu hiện vốn có của ngôn ngữ như vần, điệu, nhịp, các phương thức tu từ, thành ngữ...

Các phương tiện này trong ngôn ngữ tự nhiên được sử dụng rải rác ngẫu hứng, nhưng trong nghệ thuật chúng được vận dụng có ý thức với mục đích nghệ thuật nhất định. Tuỳ vào vốn sống, tài năng và sự hiểu biết của mình mà mỗi nhà văn có sự sáng tạo khác nhau trong việc sử dụng hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật cho mục đích sáng tác của mình, và tạo nên sự phong phú đa dạng cho văn chương

Trước Cách mạng tháng Tám - 1945, các nhà văn Tự lực văn đoàn ban đầu đã xây dựng được một thứ ngôn ngữ giản dị, trong sáng, có khả năng phản ánh được những tâm lý phức tạp, tinh tế. Nhưng về sau, do xa rời đời sống của quần chúng nhân dân nên văn của họ có lúc trở thành một thứ ngôn ngữ kiểu cách, chải chuốt chạy theo nhạc điệu, nghèo nàn và sáo rỗng. Loại

tiểu thuyết tình Chàng và Nàng của họ bắt đầu trở nên nhàm chán với người đọc vì cứ lặp đi lặp lại mãi một tư tưởng, một loại nhân vật, một số tình tiết và một kiểu đặt câu, dùng từ. Nhiều lúc đó còn là ngôn ngữ khoa trương phóng đại của chủ nghĩa lãng mạn:

"Vâng. Em thật là một thi sĩ. Kể cái đời em cũng đủ là một bài thơ tuyệt tác rồi... Sáng hôm nay, trong lúc người ta vui mừng chờ đón xuân, trong lúc người sum họp một nhà, cha mẹ, anh em đông đủ thì ngoài đường phố vắng, lang thang thất thểu một tấm linh hồn phiêu lạc,... không cửa, không nhà, không thân, không thích.... không một chúng tình thương để thầm an ủi..."

(Đời mưa gió).

Cùng lúc đó, dòng văn của một loạt những nhà văn hiện thực phê phán như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao... ra đời và phát triển gắn liền với đời sống của quần chúng nhân dân lao động đủ mọi tầng lớp, trong thế đối chọi với thứ văn chương kiểu cách kia từ nội dung đến hình thức.

Ngôn ngữ của quần chúng là kho của cải vô giá, là nguồn bổ sung vô tận cho sự sáng tạo của họ. Vì vậy mỗi nhà văn lại có một thứ ngôn ngữ đặc trưng riêng của mình. Ngôn ngữ trong tác phẩm của Ngô Tất Tố là ngôn ngữ hàng ngày của quần chúng nhân dân đã được nghệ thuật hoá. Vũ Trọng Phụng lại đẩy mạnh hơn quá trình cá thể hoá ngôn ngữ; Nam Cao thường hay sử dụng một thứ ngôn ngữ đa thanh, nhiều âm hưởng; Nguyễn Công Hoan lại rất thành công khi sử dụng ngôn ngữ châm biếm, trào phúng. Còn ngôn ngữ trong văn Nguyên Hồng là thứ ngôn ngữ chắt lọc từ cuộc sống lam lũ đói nghèo của đủ các hạng người, nhiều khi chưa rũ hết bùn đất bụi bặm nhưng có khả năng diễn tả vô cùng mạnh mẽ những đau khổ của kiếp người. Đó là những ngôn từ lấm láp cát, bụi và khói của phố phường phồn tạp, nhưng cũng long lanh chất thơ nơi những tâm hồn bị vùi dưới cuộc sống ấy.

điệu ấy Nguyên Hồng đã chọn cho mình một loại ngôn ngữ tương đồng thích hợp - ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm, bộc lộ cảm xúc ở cường độ cao với sự sáng tạo phong phú và đa dạng vô cùng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước cách mạng (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)