Tấm lòng nồng nhiệt của nhà văn đối với nhân vật

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước cách mạng (Trang 37)

B. NỘI DUNG

2.1.1.Tấm lòng nồng nhiệt của nhà văn đối với nhân vật

Lòng yêu cuộc sống và yêu con người là một động cơ lớn thúc giục Nguyên Hồng cầm bút viết văn. Vì thiết tha yêu sự sống, vì muốn giữ lại mãi những rung động say mê mà cuộc sống và con người đem lại cho mình, nên Nguyên Hồng đã cố gắng viết: "Chao ôi! Làm sao tôi không thấy mình sung sướng được? Mà thấy mình sung sướng như thế nào, lại có cả sách mà đọc, giấy bút mà viết, bàn để ngồi, đèn thắp suốt đêm, thì làm sao tôi không đọc, không viết. Không vì những con người ấy mà đọc, mà viết! Không vì vô vàn những con người cũng đau đớn khổ cực như thế hay hơn thế sống ở chung quanh đấy, ở khắp nơi, ở cả và mặt đất đầy rẫy những bất công này, mà đọc mà viết?" (31-43).

Rõ ràng ngay từ những thuở ban đầu cầm bút, Nguyên Hồng đã có một sự say mê nồng nhiệt với những "nhân vật tương lai" của mình. Nguyên

nỗi khổ của họ. Và những người hàng xóm nghèo ấy đã đi vào tác phẩm của Nguyên Hồng với nhiều cảnh ngộ khác nhau.

Khi viết văn, Nguyên Hồng luôn có nhu cầu giãi bày tình cảm chân thành, tha thiết của mình đối với những nhân vật cùng khổ. Nguyễn Như Phong - người bạn từ thuở đôi mươi - đã từng thấy Nguyên Hồng "luôn có những gì đầy ăm ắp, đầy tràn, nên anh không vợi bớt ra ngoài thì không chịu nổi".

Nguyễn Minh Châu thì gọi Nguyên Hồng là "nhà văn của thập loại chúng sinh" và từ trong lòng cái xã hội "thập loại chúng sinh" ấy bước ra, cầm lấy cây bút sắt chấm vào mồ hôi, nước mắt và máu của mình mà viết ra văn chương của riêng mình". Có khi nhà văn thể hiện tình cảm ấy một cách

gián tiếp qua cách dựng truyện, bố trí tình tiết tác phẩm, có khi trực tiếp bộc lộ tình cảm của mình với nhân vật bằng những lời bình luận trữ tình phụ đề sôi nổi, thiết tha. Chất hiện thực trong tác phẩm của Nguyên Hồng đã tái hiện cuộc sống với những chi tiết ngồn ngộn đầy ắp. Những cuộc đời số phận được miêu tả bị đẩy đến cùng cực của sự khổ đau, bất hạnh.

Truyện ngắn đầu tiên của Nguyên Hồng là Cát bụi lầm viết khi tác giả đang bị giam trong tù. Câu chuyện kể về một bà cụ già nhà quê ốm yếu phải ở tù mà không biết bị phạm tội gì.

Sau những ngày tháng kiệt sức, người đàn bà ấy đã chết. Và chính Nguyên Hồng đã kéo xe đưa bà cụ đi chôn mà trong lòng luôn bị ám ảnh bởi số phận bất hạnh của cụ:

"Tôi vừa đi vừa nghĩ như thế mà đã sống được, và một người như thế

thì còn sức đâu để hãm hại ai, để phạm tội mà chịu tù đày?” (31 - 49)

Và cậu tù trẻ con day dứt mãi: "giá tôi kiếm được miếng khăn mà liệm, chắc linh hồn bà cũng đỡ lạnh lẽo tủi đau dưới suối vàng! Nhất là khăn và chăn chiếu ấy lại là của tôi, một kẻ chỉ đáng tuổi cháu bà và là bạn tù của bà"

Nguyên Hồng từ những ngày đầu non nớt ấy cho đến lúc trưởng thành trong nghề viết văn, thì tình cảm của ông dành cho nhân vật cùng khổ vẫn không thay đổi. Mà ngược lại, nó càng thiết tha, da diết hơn.

Lời người con gái trong truyện Vực thẳm nghe sao như chính tiếng nói của nhà văn đang giãi bày, xót xa khi nghĩ đến người mẹ lam lũ đáng thương của mình. Đó là người đàn bà thờ chồng, rồi thờ anh chồng, nhất nhất vâng theo cái cúi đầu chịu đựng như đối với thần thánh. Người con gái ấy cay đắng thốt lên: "Không! Tôi không dám làm thơ mê say với con người này đâu. Những nguồn cơn kia đều đẫm những mồ hôi, nước mắt của mẹ tôi, đã rút đi từng mấy tuổi của mẹ tôi, sau tôi lại phạm tội ru những người đàn bà xấu số khốn nạn chúng tôi vào đó. Những quang gánh thúng sọt nặng trĩu những ngô khoai, rau muống, bèo kia, kĩu kịt trên những sống vai gầy rạc của cái kiếp người tần tảo, lần hồi, nếu có thành điệu thơ thì phải là những tiếng kêu thống thiết của sự đau đớn chua xót, đòi gọi sự thay đổi cho cuộc đời được ấm no, yên vui, rất xứng đáng phần cho những người mẹ hiền từ chịu khó"

(19-283). Đặc biệt hơn cả là cuốn tiểu thuyết Bỉ vỏ. Hình ảnh Tám Bính, con người Tám Bính, cuộc đời Tám Bính hiện lên với những bất hạnh liên tiếp dồn dập xảy ra, đẩy Bính đến cùng cực của sự đau khổ. Từ một cô thôn nữ thơ ngây trong trắng, cuộc đời xô đẩy Tám Bính trở thành một kẻ nhơ nhớp, mạt hạng của xã hội như làm gái điếm, dân "chạy vỏ"... Mỗi lần Tám

Bính gặp nạn là mỗi lần nhà văn thấy tim mình như bị bóp nghẹt, nước mắt giàn giụa khóc thương cho thân phận bất hạnh của cô:

"Đường xá vắng tanh, vắng ngắt, Bính rùng mình. Đêm nay đối với Bính mới dài và cực nhục làm sao? Còn ê chề, cay đắng hơn cả một năm lam lũ. Bính nép người bên góc tường, gục mặt vào bàn tay, tê tái những cảm xúc đau xót sôi nổi trong lòng". (30 - 38)

Đó là nỗi sợ hãi, bơ vơ lạc lõng, xót thương cho thân phận của mình trong ngày đầu tiên Bính đến Hải Phòng. Vì vậy, dù thể hiện trực tiếp hay

Đó chính là lòng tin yêu mãnh liệt đối với những người cùng khổ. Ở Nguyên Hồng, thể hiện nỗi bất hạnh của con người là cốt để khẳng định niềm tin ở con người. Về phương diện này, Nguyên Hồng đã tạo ra trong nhiều tác phẩm của mình những tính cách lớn, không phải lớn về tư tưởng, về trí tuệ, về hành động cải tạo thế giới mà lớn về trái tim sục sôi, mãnh liệt, lớn về niềm tin yêu vô cùng đối với sự sống và lớn về sức gánh chịu phi thường những đau khổ oan trái ở đời.

Người ta nói ở đây, ít nhiều có màu sắc của tinh thần khắc kỉ xả thân của Chúa Cơ đốc. Điều này thể hiện rất rõ qua nhân vật Tám Bính.

Trong tác phẩm, Nguyên Hồng cho ta thấy quá trình bần cùng hoá, lưu manh hoá của những người dân nghèo. Nhưng tuy bị sa chân vào vòng truỵ lạc, Tám Bính vẫn mang một tâm hồn trong sạch và luôn khát khao trở về cuộc đời lương thiện. Đó chính là nhân vật thể hiện đức tin mãnh liệt của nhà văn vào bản chất thánh thiện của con người.

"Tám Bính là một sự sống để làm chứng cho một đời sống, Tám Bính thay đổi để làm chứng cho khách quan hơn, thuyết phục hơn. Tám Bính là một con người để tôi gửi gắm và tin cậy, và cũng là một con người để tôi đau xót vô cùng. Phải! Chính vì có Tám Bính mà tôi càng thêm thương yêu, càng thêm tin tưởng và có trách nhiệm với sự sống vậy! Hạnh phúc và tình nghĩa biết bao cho tôi! Và cũng lo âu, vất vả, hồi hộp bao nhiêu cho tôi" (31 - 98)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước cách mạng (Trang 37)