B. NỘI DUNG
2.1.2. Tình cảm mãnh liệt của kiểu "nhân vật trữ tình mang
vẻ đẹp truyền thống”.
Ai đã từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ ông rất hay khóc, dễ xúc động. Con người ấy thiếu tình thương từ nhỏ nên luôn khao khát tình thương và dễ cảm thông với những người bất hạnh. Từ một Nguyên Hồng ngoài đời đến nhân vật trong tác phẩm không khác nhau là mấy. Nguyên Hồng có những trang viết vừa hiện thực tỉnh táo vừa đằm thắm trữ tình về cảnh huống sinh hoạt và tâm tình của những người thợ, những phu phen,
những phụ nữ buôn thúng bán bưng. Nhưng đọc văn ông cái ấn tượng nổi bật, điều cảm nhận thấm sâu là ông đang sống thật sự với cuộc sống của chính họ, mọi vui buồn của họ quyện lẫn làm một với những vui buồn của chính ông. Những dằn vặt khổ đau mà ông phân tích trong tâm tư họ, dường như chính ông đã từng nếm trải chứ không chỉ đơn thuần đứng cạnh như một chứng nhân. Nguyên Hồng có một nhu cầu tự nhiên là phải xích lại đến mức hoà nhập hẳn vào quần chúng, phải sống trong lòng cộng đồng, giữa những con người bình thường, giữa người đời biết bao thân thiết, mến yêu. Ông chủ động kéo gần lại, thậm chí xoá bỏ mọi khoảng cách dù là nhỏ nhất giữa con người cùng cảnh. Sống tự nhiên giữa trần đời là một đòi hỏi cũng là một hứng thú của Nguyên Hồng. Là nhà văn cắm rễ trong cuộc sống của những người lao động, Nguyên Hồng chính là thân phận họ, là mảnh đời của họ.
Vì vậy ngòi bút Nguyên Hồng có xu hướng đi sâu khai thác thế giới nội tâm kiểu "nhân vật truyền thống” nhằm bày tỏ thái độ đồng cảm, chia sẻ của mình đối với nhân vật và ngợi ca những phẩm chất tinh thần tốt đẹp của họ. Đó là nghĩa vợ chồng thuỷ chung, tình mẫu tử thiêng liêng, lòng vị tha nhân hậu và cao hơn cả là niềm tin vào cuộc sống, tin ở tương lai, tin ở chính mình. Có điều những phẩm chất ấy của nhân vật trong sáng tác của Nguyên Hồng thường bộc lộ qua những trạng thái tâm lý rất căng thẳng và tình cảm nhân vật cũng được biểu hiện ở cường độ cao, xuất phát từ trái tim, nhất là trái tim giàu đức hy sinh của người phụ nữ. Những nhân vật của Nguyên Hồng khác hẳn kiểu nhân vật hành động trong sáng tác của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng...
Trong cảnh khó khăn vất vả lần hồi kiếm ăn mà Mũn (trong truyện Đây bóng tối) vẫn rất vui vẻ, ân cần chăm sóc chồng chu đáo. Nàng lại càng yêu thương chồng hơn, dù khó khăn vất vả đến đâu Mũn cũng không hề kêu ca phàn nàn. Nàng cố gắng làm mọi thứ để Nhân vui, Nhân không mặc cảm về bệnh tật của mình:
cho nhiều hàng cơm có tiếng. Và, muốn làm cho chồng yên lòng, quên đi sự buồn bã, Mũn cho thằng bé lớn nhất đi học tới khi xem cùng viết thông quốc ngữ. Rồi Mũn sai nó đi các nhà mua bánh quen mượn truyện và báo chí về đọc cho chồng nghe. Nàng không ăn cơm ở chợ nữa, dù xa dù gần, nắng hay mưa, cứ đến tầm thợ thuyền về là nàng đã có mặt ở nhà, ăn uống với chồng con" (19-121)
Cái cảnh Mũn chen lấn, mua bán ở bến tàu lại khiến ta gợi nhớ đến hình ảnh bà Tú cũng vất vả buôn bán ở "mom sông" "eo sèo mặt nước buổi đò
đông" đầy bất trắc nguy hiểm. Mũn nhảy theo cố vớt mâm bánh để phải đổi
lấy cái chết thảm khốc - đó chẳn hải là cực điểm của tình yêu thương sâu nặng đối đối với chồng với con ư? Mũn mang những vẻ đẹp truyền thống của người mẹ, người vợ Việt Nam, cũng là hình ảnh những người phụ nữ ngoan đạo "chịu nạn", chịu thương chịu khó, giàu lòng hy sinh. Trong truyện
Nguyên Hồng, nhân vật bị dồn nén đến tận cùng, bi kịch được đẩy lên đỉnh điểm nên kết thúc thường đau đớn, xót xa không có cái dư vị ngọt ngào, man mác như trong một số truyện ngắn lãng mạn của Thạch Lam (như Dưới bóng hoàng lan, Bóng người xưa...)
Nói tóm lại, tấm lòng nồng nhiệt của nhà văn đối với nhân vật, những tình cảm mãnh liệt kiểu nhân vật trữ tình đã tạo nên nội dung tình cảm dạt dào trong tác phẩm Nguyên Hồng.