Những nhân vật cùng khổ:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước cách mạng (Trang 29)

B. NỘI DUNG

1.2.3. Những nhân vật cùng khổ:

Nhân vật trung tâm thể hiện tập trung, sâu sắc tư tưởng nghệ thuật của Nguyên Hồng là những người cùng khổ. Họ thuộc đủ mọi thành phần trong cái nhân loại cần lao của thành phố Hải Phòng trước Cách mạng: từ những kẻ lưu manh, gái điếm đến những phu phen, thợ thuyền, những người buôn thúng, bán bưng; những đứa trẻ mồ côi, lang thang, những người ăn mày, ăn xin, những tù đàn bà, tù trẻ con; những nghệ sĩ, trí thức tiểu tư sản nghèo... Nguyên Hồng thực sự là nhà văn của "Những người cùng khổ". Dưới ngòi bút của ông, dường như họ đều có cuộc sống khổ đau và bất hạnh tối tăm" (Nguyễn Đức Mạnh). Và chịu nhiều nỗi khổ đau, bất hạnh hơn cả là những nhân vật trẻ em, nhất là những nhân vật phụ nữ. Đó là những người ít học, sống nghèo khổ lam lũ. Và trong cái xã hội thực dân phong kiến mà "người với người là chó sói ấy" thì họ là lớp người bị đày đoạ nhiều nhất và ít có khả

Nguyên Hồng không chỉ viết về họ mà còn dành cho họ những dòng tâm huyết nhất, nóng bỏng nhất, trân trọng nhất. Có lẽ xuất phát từ chính năm tháng phải sống trong côi cút tủi nhục, từ cuộc đời vất vả lam lũ, nhẫn nhục chịu đựng nhưng đầy lòng vị tha của người mẹ, người vợ thân yêu đã ảnh hưởng lớn đến sáng tác của Nguyên Hồng. Hình ảnh của họ đã làm cho trái tim đầy ắp tình thương của ông luôn dạt dào cảm xúc. Nguyên Hồng có xu hướng khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp tinh thần của con người, nhất là tinh thần vị tha, giàu đức hy sinh của người phụ nữ trong khổ đau và bất hạnh. Đó là những cô Mũn, cô Muống, cô Vịnh, Mợ Du... trong một loạt truyện ngắn của Nguyên Hồng.

Từ thuở ấu thơ Mũn đã phải sống trong cảnh cơ cực, côi cút: "Mồ côi cha mẹ, phải đi dắt thêu cho một bà lão ăn mày, chẳng bao giờ được miếng

ngon" (Đây bóng tối). Vì thế khi được ăn những "miếng thịt lẫn lộn cơm và

nước dãi" của người bạn nghèo khác cho thì Mũn đã cảm động và sung sướng

lắm rồi. Cho đến khi được làm vợ, làm mẹ Mũn vẫn tiếp tục phải sống cuộc đời nghèo túng ấy. Và cũng vì miếng cơm manh áo cho chồng con mà Mũn đã phải chịu chết "mất xác".

Cũng có lúc ta bắt gặp bóng dáng bà Tú "lặn lội thân cò khi quãng vắng" qua hình ảnh người đàn bà trong "một trưa nắng" "Trưa nay, y đi chợ này. Tinh sương gà gáy mai y đã đi chợ khác.... đi như thế đâu phải trên vai y chỉ có một sức đè nén của thời tiết mà còn bao nhiêu nặng nề của những gánh ngô, đỗ, thóc gạo, dây khoai, bèo lợn, gốc tre và bao nhiêu điều lo toan về

nuôi nấng chồng con, đóng góp cho họ hàng, làng mạc”. (20- 281).

Cũng giống như Mũn, Quyến - cô lái đò Trong cảnh khốn cùng sống giữa một anh chàng ốm đau bệnh tật mà chị ta thì còn hơ hớ tuổi xuân. Chị cảm thấy tủi thân, chị nghĩ đến anh chân sào đang lấm lét nhìn chị ở mạn thuyền. Trái tim Quyến cũng thấy rạo rực: "cõi lòng nàng giống hệt một chiếc

đò cũ kỹ va mạnh vào mỏm đá là tan tành". Nhưng rồi cái cảnh đói khát, cải

làm cho chị lái hồi tâm. Chị kìm nén được lòng mình, đã "mất hết cả mọi sự buồn bã chán nản, nàng thấy lòng nhẹ nhàng sáng sủa và đời êm đềm dễ chịu

như thế mấy năm xưa đầy đủ hạnh phúc " (29 - 137).

Hình ảnh bà mẹ trong Lớp học lẩn lút phải chăng chính là bóng dáng của người mẹ Nguyên Hồng? Ông đã "hoá thân" vào nhân vật cậu giáo Tâm

để nói lên tấm lòng biết ơn đối với người mẹ kính yêu? Người mẹ đã hy sinh tất cả cho con mình khiến "cậu giáo Tâm, vô cùng cảm động".

"Hỡi người mẹ hiền từ và chịu khổ, có phải lúc nào bà cũng thương yêu người khác nên bà dồi dào và tràn đầy hạnh phúc. Lòng vị tha quí hoá ấy, người ta chỉ tìm thấy trong những người nghèo, người bị bóc lột, người bị đè ép, những người có bao nhiêu năng lực và đức tính bị dập tắt dưới cái chế độ

tàn ác này" (29 - 110). Cảm nhận của Nguyên Hồng là không có nhân vật nào

hoàn toàn xấu. Họ vẫn còn giữ vững những nét trong sáng ngay cả khi rơi vào những cảnh ngộ bất hạnh (như Làm đĩ, Chạy vỏ....). Họ đẹp ngay cả khi hình thù họ xấu xí nhất (Năm Sài gòn, Bà Phó, Bà Thưởng, Mụ Mão...). Họ đều có một đặc điểm chung là lòng nhân ái cho dù cuộc sống bị vùi dập đến cùng cực của sự khổ đau. Và họ - Những con người cùng khổ ấy đã trở thành một mảng không nhỏ trong thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước cách mạng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)