Tình huống gợi lòng thương cảm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước cách mạng (Trang 31)

B. NỘI DUNG

1.3. Tình huống gợi lòng thương cảm

Khi xây dựng tình huống truyện, Nguyên Hồng thường chú ý đến hai yêu cầu: Một là để người đọc thấy hoàn cảnh của nhân vật là thật sự đáng thương, hai là để người đọc cũng thấy nhân vật là thật sự đáng tin, đáng quí.

Truyện Hàng cơm đêm của Nguyên Hồng hơi giống với truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Thạch Lam viết về một phố huyện gần ga xép. Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu, tiếng ồn ào đã lắng hẳn. Đêm xuống. Một mùi ẩm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, bã mía quen thuộc quá, khiến hai đứa bé "tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này".

Phố huyện chìm sâu vào bóng tối của một vùng quê mênh mông. Chỉ còn một vài chấm sáng lù mù quen thuộc xung quanh ngọn đèn của một chõng hàng nước, cái bếp lửa của hàng phở khuya vắng khách và ngọn đèn vặn nhỏ thưa thớt, từng hột sáng lọt qua phên nứa của một cửa hàng tạp hoá.

"Trong cái cảnh chìm chìm nhạt nhạt và vắng lặng đó, đêm nào cũng có một đoàn tàu đi qua, mang theo những luống ánh sáng mạnh quét vào hai

bên và tiếng ồn ào làm xao động cả một phố huyện yên tĩnh" (13- 219).

Đoàn tàu như mang đến một thế giới khác hẳn với cái vầng sáng lù mù của mấy ngọn đèn quanh quất nơi phố vắng của một phố huyện nhỏ. Một chút ánh sáng ở một thế giới xa xăm, những ước mơ của hai đứa trẻ vụt đến và đi qua. Phố huyện lại chìm sâu vào bóng tối hiu quạnh.

Câu chuyện đề lại trong tâm hồn ta những dư vị đằm thắm của quê hương và một sự cảm thương man mác những cuộc đời thầm lặng như những chấm sáng lù mù bị nhoè đi trong cái bóng tối dày đặc của một vùng quê tù đọng.

Nguyên Hồng cũng viết về một phố nhỏ gần một cái chợ. Cũng một thứ mùi nồng nực của rác rưởi quanh chợ chưa được quét dọn. Cũng những ngọn đèn của các hàng cơm đêm, hàng phở, hàng tạp hoá, hàng mã, hàng thiếc, của cái mái là tồi tàn những gia đình phu phen lao động. Và trong khung cảnh ấy cũng hiện lên hình ảnh một cô thiếu nữ - Vịnh. Cô gái ấy đã từ bỏ hết những thú vui của một thời con gái, âm thầm chịu đựng ngày nay qua ngày khác, mòn mỏi trong quán ăn nhỏ giúp mẹ bán hàng. Vịnh không dám nghĩ đến bản thân mình. Kết thúc một ngày là cảnh Vịnh phải thu xếp nồi niêu xoong chảo, dao thớt. Và khi mọi người đu ngủ thì Vịnh cũng chưa được ngủ, mặc dù cái mệt đã làm cho Vịnh tưởng chừng không chịu nổi nữa.

"Gió thổi mạnh, tát cái lạnh vào mặt Vịnh, Vịnh run run ủ hai tay vào nách, nép sát người vào bức vách. Sự mỏi mệt đã đè nặng lên lưng Vịnh, Vịnh thấy trên trán có một vật gì tôi tối trĩu xuống. Vịnh gục mặt lên đầu gối, nhắm

nghèo trong truyện ngắn của các nhà văn lãng mạn cứ lặng lẽ trôi đi trong sự an phận, chịu đựng, cái thế giới tĩnh tại ấy không hề thay đổi (Chị em Liên).

Còn trong truyện ngắn của Nguyên Hồng, những người lao động thợ thuyền, tự tin ở năng lực của mình, ở sự làm việc cần cù của mình đã bắt đầu hy vọng một sự thay đổi, một cuộc đời mới. Vịnh - cô gái bán hàng cơm đêm đã cảm thấy ngạt thở, tù túng trong cuộc đời cũ, hy vọng một sự "Phá bỏ rồi thay đổi hẳn lại thì mới được thổ một bầu không khí trong lành, một nguồn ánh sáng rực rỡ bên một cuộc đời mới, không đói rét, không đầu tắt mặt tối".

(Hàng cơm đêm).

Sự lật đổ và làm mới lại ấy, Vịnh chưa cảm thấy... "Nhưng có một cái gì đó soi chiếu vào tâm trí nàng, một cái gì gợi dậy tất cả năng lực, tất cả lửa

lòng của Vịnh lên? (Hàng cơm đêm).

Rõ ràng cùng một tình huống truyện nhưng so với Liên thì cô Vịnh có sức sống hơn nhiều, có nhận thức về cuộc sống cụ thể hơn để thấy cuộc đời còn đang sống.

Đọc Nguyên Hồng, ta thường gặp hai tình huống éo le, bi đát và tình huống bất hạnh chồng chất. Tạo dựng những tình huống truyện như thế, Nguyên Hồng có thể nói được thật thoả thuê tình thương của mình với nhân vật và khẳng định chắc chắn thiện căn bền vững của nhân vật.

Đó là cuộc đời của Tám Bính trong Bỉ vỏ. Tám Bính từ một cô gái quê, tâm hồn trong sạch, ngây thơ giàu lòng tin người, đã bị cái xã hội đểu cáng biến thành một gái nhà chứa, một Bỉ vỏ lành nghề. Tuy bị đẩy đến tận cùng của sự khổ đau và những tình huống éo le buộc phải chọn lựa, người ta vẫn thấy Bính hành động theo tấm lòng hướng thiện và khát khao trở lại cuộc đời trong sạch. Điều này khác hẳn Thị Mịch trong Giông tố của Vũ Trọng Phụng. Khi đã bị xã hội làm cho tha hoá, Thị Mịch không có ý muốn quay trở về cuộc sống " chân lấm tay bùn" như trước nữa. Qua Bỉ vỏ ta thấy Nguyên Hồng không bao giờ đánh mất lòng tin ở bản chất tốt đẹp của người lao động.

Họ nhân ái vị tha ngay cả với những kẻ đã bạc đãi, đối xử tàn tệ với họ. Đó là những tình huống bi đát trong truyện Người mẹ không con . Mụ Mão bị chính Kí Phát ruồng rẫy đuổi ra khỏi nhà. Thế nhưng khi nghe thấy "Kí Phát chết rồi" thì mụ đã bất chấp cơn thịnh nộ của Mão Chột chạy xổ ra ngõ: "Thoáng một cái mụ đưa mắt qua đám đông, trong đó Kí Phát nằm sõng sượt dưới đất, mặt mày đẫm máu. Mũ Mão không nén được kêu giời một tiếng, rồi lao người vào đám đông" (19- 252). Và người đàn bà bất hạnh ấy với lòng thương người vô bờ đã gạt bỏ những thù hận cũ để cưu mang lấy bố mẹ và các con của Kí Phát, trong khi mụ cũng chẳng giàu có sung sướng gì.

Thực sự, dù trong bất cứ tình huống nào mà nhân vật phải chịu đựng, ta luôn nhận thấy một niềm tin mãnh liệt của Nguyên Hồng vào bản chất tốt đẹp của con người.

Chương II

Ngòi bút hiện thực giàu chất lãng mạn

Sáng tác của Nguyên Hồng từ trong bản chất, từ trong ý đồ đã thuộc về khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa

Thuở ban đầu, ngay từ trong ý nghĩ, Nguyên Hồng đã tự nhận mình là nhà văn của quần chúng lao khổ: "Tôi viết văn và là người viết văn trong đám

những người nghèo đói, đau khổ, lầm than". (31 - 37)

Văn của Nguyên Hồng là sự chiêm nghiệm và thâu lượm được từ trong cuộc đời thực của bản thân ông và gia đình trong những năm đói kém phải phiêu bạt từ Nam Định ra kiếm sống ở Xóm Cấm, Xóm Chùa Đông Khê thành phố Hải Phòng. Chính vì vậy, qua những tác phẩm tiêu biểu của mình, Nguyên Hồng đã phản ánh sinh động, lý giải chính xác những vấn đề bản chất, quy luật của cuộc sống. Nhưng văn học hiện thực chủ nghĩa Việt Nam có một đặc điểm chung là không thuần nhất. Có những cây bút được coi là lãng mạn nhưng trong sáng tác của họ vẫn có những tác phẩm hiện thực. Và ngược lại, trong sáng tác của những cây bút hiện thực, ở những mức độ khác nhau, lại có những tác phẩm lãng mạn. Sáng tác của Nguyên Hồng có sự đan xen một cách hài hoà, tự nhiên và đậm nét chủ nghĩa hiện thực với những yếu tố của chủ nghĩa lãng mạn. Chất lãng mạn hay cảm hứng lãng mạn trong sáng tác của Nguyên Hồng gắn bó, hoà quyện với cảm hứng thương cảm và có cơ sở từ chính tư tưởng nhân đạo của ông. Cho nên hiện thực trong tác phẩm của

Nguyên Hồng là hiện thực gắn chặt với xúc cảm mạnh mẽ của trái tim. Ta hãy lắng nghe những xúc cảm trào dâng mãnh liệt của Nguyên Hồng khi Đứa con đầu lòng - tức cuốn tiểu thuyết Bỉ Vỏ hoàn thành trong những giọt nước mắt giàn giụa:

"Sự sống ơi! Cuộc đời ơi! Những ai là người cũng nghèo khổ cùng kiệt đang sống cái cuộc đời lầm than khó khăn mà tủi nhục vô cùng nhưng vẫn đáng yêu đáng tin vì nhất định một ngày mai đây những nỗi áp bức bất công, những sự tàn bạo, độc ác sẽ được vạch ra và trừ bỏ đến tận nguồn ... nhưng ai là người có cùng chung số kiếp với tôi ấy, vì Người, do Người mà tôi đã viết xong được một thiên truyện đấy!... Người cho tôi gửi tặng nhá! Người đánh giá việc làm của tôi nhá. Người hãy nhận cho tôi. Người hãy nhận cho tôi. Người hãy lấy những trang chữ, hãy nhận lấy trọn vẹn trái tim và linh hồn tôi, một đứa con xấu số chỉ có thể sống với cuộc đời của người, ăn ở với Người cho đến trọn đời..." (31 - 83)

Thực sự Nguyên Hồng đã dâng hiến trọn vẹn cả linh hồn và trái tim của mình cho cuộc sống. Vì cuộc sống mà ông viết với một niềm yêu thiết tha, say đắm.

Tác phẩm của ông một mặt tái hiện một cách trung thực như chính bản thân đời sống, mặt khác nó lại chứa đựng lòng mong muốn, khát khao về một tương lai tốt đẹp hơn. Và cũng chính do nặng tình thương cảm với lớp người cùng khổ, cho nên Nguyên Hồng chưa bao giờ đánh mất niềm tin vào bản tính lương thiện của những con người đó.

Chính cái nhìn lạc quan đối với bản chất lương thiện của những người cùng khổ và luôn ấp ủ khát vọng về một tương lai tươi sáng nên trong quá trình sáng tạo, ngoài việc chủ yếu dùng nguyên tắc tái hiện khách quan của chủ nghĩa hiện thực, Nguyên Hồng đã sử dụng đan xen những thủ pháp phóng đại và lý tưởng hoá của chủ nghĩa lãng mạn. Những thủ pháp của chủ nghĩa lãng mạn cần đến sự gia tăng vai trò của nhân tố chủ quan và đồng thời cho phép tự do, phóng khoáng hơn về mặt tư duy và tưởng tượng.

Tuy nhiên cái nhân tố chủ quan của Nguyên Hồng lại rất đặc biệt. Đó là tính chủ quan sâu sắc, rộng lớn mang tính nhân đạo. Tính chủ quan được tìm thấy trong con người nghệ sĩ - một con người với trái tim nồng nhiệt, tâm hồn chan chứa niềm thương cảm, xót xa với kiếp người bất hạnh.

Nhìn một cách bao quát, tổng thể, người ta sẽ thấy rằng, về cơ bản, ngòi bút Nguyên Hồng vẫn là ngòi bút của hiện thực, nhưng đó là ngòi bút hiện thực giàu chất lãng mạn.

Đọc Nguyên Hồng ta thấy chất lãng mạn đậm đà ở nội dung tình cảm dạt dào, sôi nổi; ở chất thơ hào hùng, bay bổng và ở những hình tượng nhân vật khác thường trong thế giới nghệ thuật của ông (tiêu biểu là tập truyện Bảy Hựu - có nhiều yếu tố phóng đại và lý tưởng hoá, những yếu tố ly kỳ rùng rợn...). Vậy nên độc giả yêu mến gọi ông là "Gorki của Việt Nam" cũng là điều dễ hiểu.

2.1. Nội dung tình cảm dạt dào sôi nổi:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước cách mạng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)