B. NỘI DUNG
4.1.2. Cấu trúc tầng tầng lớp lớp theo mạch cảm xúc của lờ
4.1.2. Cấu trúc tầng tầng lớp lớp theo mạch cảm xúc của lời văn nghệ thuật. văn nghệ thuật.
Lời văn tự sự của Nguyên Hồng khi hướng tới chức năng thông tin thường dễ bị rối bởi lối viết câu dài, rườm ý khiến người đọc thấy thiếu một sự sáng tỏ, rạch ròi của tư duy, ý tưởng. Nhưng khi hướng tới chức năng biểu cảm, câu văn Nguyên Hồng lại tỏ ra mạch lạc, sáng sủa để lại nhiều dư âm, dư vị, dù đó là những câu dài, thậm chí rất dài. Vì thế đọc tác phẩm của Nguyên Hồng, người ta thường có cảm giác hơi nặng nề. Đó là lối miêu tả quá rườm rà, chi tiết về ngoại cảnh, một số nhân vật bị cường điệu về mặt tình cảm hoặc bị chìm đi trong những hồi ức lan man về quá khứ.
Nhưng điều đó cũng không làm giảm sự lôi cuốn đặc biệt của truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyên Hồng với người đọc. Trước Cách mạng Nguyên Hồng chủ yếu viết văn bằng năng khiếu bẩm sinh và một trái tim tràn trề, sung mãn tình yêu với cuộc sống. Nguyên Hồng đặt bút viết câu nào là sự sống tích tụ từ lâu trong tâm hồn khoẻ mạnh ấy đua nhau, chen nhau, xô đẩy nhau mà ra. Chúng ta hãy lắng nghe lời tâm sự của Nguyên Hồng sau khi viết xong cuốn tiểu thuyết đầu tay Bỉ vỏ:
"Bỉ vỏ đã viết xong trên một cái bàn kê bên khung cửa trông ra vũng
nước đen ngầu bọt của một bãi đất lấp dở dang và một chuồng lợn ngập ngụa
phân tro; Bỉ vỏ viết xong trong một căn nhà cứ chập tối là ran lên tiếng muỗi
và tiếng trẻ khóc; Bỉ vỏ đã viết xong trong một đêm lạnh lẽo, âm thầm mà mọi
vật như đều rung lên cùng với lòng thương yêu của một đứa trẻ ham sống dào dạt trong những bụi mưa thấm thía" (30- 10).
Đúng là "câu văn Nguyên Hồng lúc nào cũng như con cá đang thở gấp,
Nguyên Hồng thích và thành công khi đặt câu, dựng đoạn theo kiểu văn trữ tình. Ông hay mở rộng thành phần câu theo kiểu liệt kê, tăng cấp và dùng nhiều thành phần đồng chức năng khiến cho câu văn của ông thường có tầng, có lớp, nhiều khi rườm rà, bề bộn.
Những ngày đầu khi được Năm Sài Gòn cứu ra khỏi nhà chứa, Tám Bính phải thuốc thang để chữa bệnh cho cái thể xác bị giày vò tàn tạ. Và khi đối diện với chính mình:
"Bính đau xót, chán nản... Bính lại thương đến con thơ và nghĩ đến Hai Liên tuyệt vọng vì không thể sinh nở được nên đành ở cho đến ngày trọn đời nơi nhơ nhớp, Bính lại càng tê tái vì nỗi mẹ con phải lìa bỏ nhau mà Bính thấy dù sao cảnh Bính bệnh tật khổ não ghê khiếp thế nào cũng không thấm với cảnh đen tối mênh mông của một người đàn bà không thể nào có cái hạnh phúc được làm mẹ" .(30-89)
Đoạn văn của ông cũng thường được tổ chức theo kết cấu chồng tầng bằng biện pháp liệt kê gián tiếp, dồn dập, tăng cấp theo kiểu lặp cấu trúc câu: Người đọc có cảm giác như đo được cả khối lượng, trọng lượng, nhiệt độ, thể tích trong câu văn Nguyên Hồng, nó làm chúng ta như nghẹt thở.
"Thầy tôi lại lần ra đằng trước, mặt tôi càng tím lại, cổ họng càng nghẹn ứ... Rồi tôi bật thét lên một tiếng khi bàn tay thầy tôi vừa chạm vào mẩu dây buộc cọc tiền bỏ lòng thòng trong quần. Phựt... mẫu dây bị dứt đứt. Một cảm giác thắt ruột tôi lại. Tôi nghiến răng nắm chặt lấy cạp quần và cọc
tiền, giậm thình thịch xuống nền nhà.." (Những ngày thơ ấu).
Người cha nghiện ngập trong lúc thèm thuốc đã định lấy số tiền cậu bé Hồng trong những ngày lêu lổng "truỵ lạc" đã kiếm được nhờ mánh lới, liều
lĩnh:
"Môi thầy tôi càng mím chặt, hai lỗ mũi càng phập phồng phì phì. Tất cả thớ thịt của người tôi run bắn lên. Những cảm giác đau đớn của từng miếng thịt vặt ra dưới những ngọn roi mà tôi tưởng tượng dần đánh át cả
Trước mắt ta hiện lên hình ảnh một đứa bé run rẩy sợ hãi đến tội nghiệp như con chim non trong cơn mưa bão làm đau thắt lòng người đọc. Bất cứ một câu, một chữ nào cũng chứa một hình ảnh cụ thể đến mức như có thể sờ mó được đến từng góc cạnh. Vì thế văn Nguyên Hồng lúc nào cũng gần gũi với cuộc sống, dễ đi vào lòng người.
Người đọc khó kìm chế những cơn xúc động dâng trào trước tình cảnh của một đứa trẻ 12 tuổi mất cha đã thể hiện những cảm xúc nội tâm mãnh liệt đến thế. Nhiều cấu trúc câu được lặp lại trong đoạn văn trữ tình này:
"Gió càng mạnh. Khí lạnh đêm khuya càng thấm. Những mảnh lá chạy xào xạc trên mặt đường chạy cả vào lòng tôi cùng với những âm thanh mơ hồ như của tiếng chim rủ rỉ ở đâu đây - Ánh điện dần phơn phớt xám. Soi sáng cho cảnh vật vắng lặng chìm đắm lúc bấy giờ là hơi sương bàng bạc, hơi sương sữa một đêm trăng nặng mây. Trong lòng tôi, tiếng lá lao xao không bao giờ tắt. Giá buốt quá. Trong lòng tôi xác lá vụn mãi ra, nhiều bao nhiêu lại biến nhanh đi bấy nhiêu. Tôi đi, mê man, với hình ảnh một đám ma tẻ lạnh không kèn không trống" (20-222)
Bên cạnh cấu trúc chồng tầng ấy, ta dễ bắt gặp trong sáng tác của Nguyên Hồng nhiều cấu trúc câu bỏ lửng. Nó tạo ra một khoảng lặng sau câu nói của nhân vật để người đọc cùng suy nghĩ, cảm thông cho cảnh ngộ của nhân vật.
Những tháng ngày phải làm gái điếm trong nhà thổ là lúc những lúc Tám Bính tuyệt vọng nhất. Khi nghĩ tới tương lai mờ mịt, tới những ngày cái chết ập đến với những kiếp người như mình, Tám Bính càng sợ hãi. Vì vậy khi được Năm Sài Gòn hỏi làm vợ, Bính cũng chẳng cần biết cuộc sống với Năm rồi sẽ ra sao, chỉ cần thoát ra khỏi chốn ô nhục này, Bính đã hạnh phúc lắm rồi. Tâm trạng Bính ngổn ngang, rối bời.
"Cảnh giấc mơ khủng khiếp hôm xưa lờ mờ bỗng lại hiện ra giữa khoảng tối tăm: Một người đàn bà trơ trọi ở nơi bán trôn nuôi miệng... một xác chết thối rữa trên chiếc giường mọt gãy... một cỗ áo quan mỏng mảnh đu
đi đu lại dưới chiếc đòn gánh chạy cót két ra một bãi tha ma. Bính rùng mình vội bưng lấy mặt, nghẹn ngào, lay người Năm:
Anh Năm!... Anh có thực bụng với em không?..." (30-86). Tiếng thổn thức của một cô gái điếm cầu xin một tên trùm lưu manh khiến người đọc cảm động, day dứt về cuộc đời tủi nhục của họ, về sự mong manh của kiếp người.
Qua những đoạn văn trên đây, ta càng thấy rõ Nguyên Hồng viết văn bằng tình thương, một tình thương không kiềm chế được. Nguyên Hồng viết bằng nước mắt, nước mắt không có giọt cuối cùng. Chìm dưới đáy mỗi câu văn của Nguyên Hồng là một giọt nước mắt to lớn như thế. Nhà văn Linh Thi đã từng nhận xét: "Văn Nguyên Hồng là những tiếng kêu nhỏ máu của con chim đỗ quyên" chắc chắn không chỉ là vì quá yêu quý nhà văn.
Từ đặc điểm cấu trúc lời văn nghệ thuật của Nguyên Hồng, chúng tôi cho rằng Nguyên Hồng viết văn theo mạch cảm xúc, nhiều khi không chịu phụ thuộc vào những quy tắc diễn đạt của ngôn từ. Ở Nguyên Hồng, cảm xúc giữ vai trò chủ yếu chi phối giọng điệu và cấu trúc lời văn, đoạn văn. Đọc văn Nguyên Hồng, ta thấy có phần thiếu chất duy lý, nhưng bù lại, chúng ta lại được đắm mình trong những trang văn dạt dào cảm xúc. Đây là mặt mạnh nhưng cũng là mặt hạn chế của Nguyên Hồng. Đó là khi nội dung cảm xúc không tương xứng với những ngôn từ quá dữ dội, dẫn đến những trang viết ồn ào, quá hưng phấn chưa thật tự nhiên.
Tuy vậy chính sự "giàu có, hào phóng" đó mới làm nên một nét đặc trưng, một phong cách rất Nguyên Hồng, và chỉ có ở Nguyên Hồng: "Câu văn
Nguyên Hồng như một đoàn tàu chợ" (58 - 255)
"Đoàn tàu ấy phải là đoàn tàu chợ. Đoàn tàu chất đầy, lủng củng, lẩm cẩm bao nhiêu thứ, lấm láp, ồn ào, trên óc, trên lan can, trên cửa sổ còn bám víu nhiều người, trên mỗi người ấy còn đèo thêm cả tay nải. Cả bị cói và ba lô lộn nữa" (58 - 256).
Về điều này, Nguyên Hồng thật khác xa với người bạn văn khá thân thiết Nguyễn Tuân. Ông không có sự cầu kỳ, chau chuốt chơi "ngông" như
Nguyễn Tuân bởi vì:
" Nguyên Hồng viết văn như một ông lão thợ đấu cứ lễ mễ vác từng
mảng thực tế sự đời mà huỳnh huỵch đắp lên mặt giấy" (theo Nguyễn Minh
Châu).