B. NỘI DUNG
3.3. Bút pháp xây dựng nhân vật
Để có cá tính và nét riêng biệt, ngay từ khi viết những truyện ngắn đầu tiên, Nguyên Hồng đã tự nhủ làm sao cái cá tính riêng biệt đó "toát lên ở tâm
hồn biết yêu thương của mình, ở màu sắc sự sống mà mình diễn tả, ở thái độ trước cuộc đời mà mình suy nghĩ, ở sự gửi gắm của mình với người đọc, ở cái mình đem lại chơngời đọc thật có một sự kết đọng cao quý và trân trọng vì
nhân sinh không?" (31 - 100). Và Nguyên Hồng nhận thấy văn của mình khác
của người ở điểm căn bản là "tính chất màu sắc và sự rung động, yêu
thương".
Chính vì vậy, Nguyên Hồng không có ý xây dựng nhân vật của mình với tư cách đại diện cho tầng lớp, giai cấp, địa vị xã hội như một số nhà văn hiện thực phê phán đương thời (Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng
Phụng). Nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyên Hồng hiện lên từ
nhiều cảnh ngộ khác nhau, nhưng dường như họ đều có một nét chung nhất về phẩm chất làm người, luôn hướng tới ánh sáng của sự lương thiện. Hiện thực cuộc sống khi vào tác phẩm Nguyên Hồng còn được thẩm thấu qua một cảm quan lãng mạn, trên cơ sở niềm tin yêu mãnh liệt của nhà văn đối với cuộc sống và con người. Vì thế khi xây dựng nhân vật, bên cạnh việc tuân theo những nguyên tắc chung của chủ nghĩa hiện thực, Nguyên Hồng còn có một yêu cầu riêng, thể hiện những tính cách nhân vật khác thường theo bút pháp của chủ nghĩa lãng mạn.
Trong các tiểu thuyết của "Tự lực văn đoàn" nhân vật lãng mạn thường bị tách rời khỏi hoàn cảnh và không chịu sự tác động của hoàn cảnh.
Tính cách của Loan, Dũng, Mai, Lộc... từ đầu đến cuối tác phẩm hầu như không thay đổi mấy. Tuy tính cách cũng có phát triển chút ít, nhưng cái lôgíc nội tại của nhân vật chỉ là cái lôgíc chủ quan của tác giả chứ không phải cái lôgíc khách quan của cuộc sống.
Chủ nghĩa lãng mạn xây dựng những tính cách phi thường, đặt đối lập với nhau để đạt đến một mục đích có sẵn của các tác giả và như thế là phủ nhận khả năng phát triển tự thân của tính cách. Chủ nghĩa hiện thực phê phán không những chứng minh tính cách phát triển mà còn chỉ ra rằng: tính cách trong khi biến đổi vẫn giữ lại một số đặc điểm bền vững đầu tiên của nó. Nắm được phép biện chứng giữa tính ổn định và tính biến đổi trong tính cách nhân vật, đó là một thành tựu của chủ nghĩa hiện thực phê phán.
Mỗi tính cách đối lập với hoàn cảnh theo cách của mình, xuất phát từ những bản chất bên trong của mình (tính ổn định bền vững). Nhưng mặt khác, trong những hoàn cảnh, môi trường khác, nó lại thích nghi, phát triển (tính
biến đổi) hoàn cảnh mới, tính cách thay đổi mang thêm những đặc điểm mới
nhưng nó vẫn giữ lại những dấu vết của tính bền vững. Và Nguyên Hồng đã làm nổi bật thành tựu này của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong cuốn tiểu thuyết đầu tay Bỉ vỏ của mình. Tính cách các nhân vật của Nguyên Hồng trong truyện ngắn thường được đặt vào các tình huống có tính chất bị kịch. Và tình huống bi kịch đó ngày càng bị đẩy lên cao, căng thẳng khiến cho người đọc ngộp thở. Và trong những tình huống ấy, tính cách nhân vật được bộc lộ một cách rõ nét nhất, toàn diện nhất. Điều nào có khác với bút pháp xây dựng nhân vật của Thạch Lam. Tình huống truyện Thạch Lam không phải là những tình thế để nhân vật bộc lộ tính cách qua những hành động quyết liệt mà chính là những tình huống để nhân vật bộc lộ mình qua tâm trạng, cảm xúc, qua những hành động có sắc thái trữ tình. Và so với những tình huống hài kịch hoặc trào phúng của Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng lại càng thể hiện những bút pháp riêng độc đáo.
Để tạo nên những tình huống bị kịch ấy trong tiểu thuyết, Nguyên Hồng đã đặt nhân vật của mình trong một thời gian, không gian vô cùng rộng lớn, trải dài suốt cuộc đời số phận của nhân vật
Khác với không gian chật hẹp tù túng trong một làng nhỏ, một xóm nhỏ ngoại ô, một thành phố... mà thời gian ở đấy lúc nào cũng như ngưng đọng với những con người nhỏ bé, cam chịu, âm thầm lặng lẽ... trong sáng tác của Thạch Lam, không gian trong truyện của Nguyên Hồng lúc nào cũng ồn ã, náo nhiệt với tất cả những âm thanh của cuộc sống. Và nhân vật thực sự bị ném vào dòng thác của cuộc đời và bị nó cuốn đi hết nơi này đến nơi khác
Tám Bính (Bỉ vỏ) đã không thể cam chịu mãi cảnh đay nghiến chì chiết của bố mẹ ngày này qua ngày khác, cô đã rời bỏ làng quê nghèo khổ ấy lên thành phố, mong tìm một cuộc sống mới, với người tình hờ thuở trước. Nhưng chưa thực hiện được mở ước của mình thì Bính lại tiếp tục bị lừa gạt để rồi cuối cùng trở thành gái điếm mạt hạng trong nhà chứa.
Nhưng ở trong bất cứ hoàn cảnh nào từ lúc làm gái điếm, làm vợ Năm Sài Gòn hay làm vợ tên mật thám, làm một Bỉ vỏ.... ta vẫn nhận ra một Tám Bính lúc nào cũng ngơ ngác, đau đớn với câu hỏi không hiểu vì sao cuộc đời lại đến nông nỗi này?
Biết đến bao giờ mới thoát ra khỏi vòng tội lỗi? Mỗi lần bị rơi vào một hoàn cảnh bi kịch, Tám Bính lại càng thể hiện rõ hơn cái bản chất lương thiện vốn có từ thuở ban đầu. Rõ ràng khi xây dựng tính cách nhân vật, Nguyên Hồng không để nhân vật chịu sự tác động của hoàn cảnh, mà hoàn cảnh chỉ có tác dụng làm nổi rõ hơn tính cách của nhân vật mà thôi. Vì vậy tính cách nhân vật của Nguyên Hồng không phức tạp, khó hiểu và nhiều giằng xé nội tâm như nhân vật của Nam Cao. Nhân vật của Nguyên Hồng hành động theo sự mách bảo của trái tim nhạy cảm, tràn ngập tình thương
Tác giả diễn tả diễn biến tâm lý của Bính một cách khá tinh tế. Tuy đã cùng Năm Sài Gòn làm nghề ăn cắp trên đường bộ rồi ăn cắp trên tàu nhưng
cứ mỗi lần Năm phạm một tội ác là mỗi lần lương tâm Bính bị dằn vặt, khổ sở.
Có một câu chuyện cứ ám ảnh mãi tâm hồn Bính là chuyện Ba Bay bị giết trong đêm trăng mờ. Lần đó Ba Bay, một người bạn của Năm Sài Gòn
"đỡ nhẹ" của vợ chồng Bính một món hàng đang theo dõi. Bắt gặp Ba Bay,
Năm Sài Gòn "hắt bắn vợ đi" đâm Ba Bay chết tươi. Bính sợ hãi chạy đến thì: "Thây Ba cứng đờ, máu ở ngực, ở cổ họng cứ tuôn ra, Bính ríu lưỡi
nói: Thế này thì chết cả mất. Nghe Bính nói không lên tiếng, Năm cười rộ lên, rồi lạnh lùng xốc Ba Bay lên vai, chạy lùi lũi về phía ruộng tận đằng xa. Mảnh trăng vừa nhô khỏi đám mây xám, trút xuống cảnh vật một làn ánh sáng xanh trong, xanh bóng lẫn với sắc xanh đặc của ruộng lúa rì rào. Tám Bính chỉ chực khuỵu xuống. Bính hoa mắt trông thấy trong sương xác Ba Bay rũ rượi trên vai Năm. Bính rợn cả người, sực nhớ tới bức tranh này treo trên tường ở buồng ông cố đạo giải tội cho Bính dạo năm xưa. Phút chốc cái vắng lặng êm đềm của đêm xuân trở lên lạnh lẽo, ghê gớm lạ thường. Bính thấy nó báo trước cho Bính rồi đây những sự khủng khiếp thế nào cũng đến với Bính không thể nào tránh được" (30 - 259)
Bên cạnh Năm Sài Gòn hung ác, lạnh lùng, Bính vẫn giữ được trong tâm hồn những nét trong sạch, lương thiện.
Là một con chiên ngoan đạo nên trước tội ác của chồng mình, Bính nghĩ ngay tới những hình phạt sắp tới có thể xảy ra. Vì thế sau đó, lắm đêm ròng rã, Bính không sao chợp mắt ngủ được. Một năm sau, trong một đêm lén lút đi trốn "Cớm", lúc qua một cái nghĩa địa vắng lạnh, Tám Bính lại bị hình ảnh Ba Bay doạ nạt, Bính lại tưởng ra hắn "mình mẩy đẫm máu, tóc rũ rượi lơ
lửng trước mặt Bính".
Nhân vật Tám Bính tuy có phần được lý tưởng hoá nhưng về căn bản đã thể hiện được quy luật tâm lý chính xác mà chủ nghĩa hiện thực yêu cầu, tính cách phát triển theo lôgíc nội tại khách quan. Một trong những điểm nút
lựa chọn giữa hai con đường, và điều này sẽ quyết định một cách tàn nhẫn số phận của cô. Sống yên ổn với thằng chồng mật thám hay mở cửa ngục cho Năm Sài Gòn và cùng hắn trở về cuộc sống lưu manh đầy bất trắc?. Tám Bính đã chọn con đường thứ hai, và điều ấy phù hợp với tính cách của cô. Con người giàu lòng vị tha và tình nghĩa thủy chung ấy có thể sẵn sàng tha thứ, thậm chí thương xót cả đến kẻ phản bội mình như Tham Chung, hay những người đã từng hắt hủi mình một cách tàn nhẫn như cha mẹ cô. Chính vì thế làm sao Bính có thể dửng dưng với số phận của Năm Sài Gòn, người duy nhất đã yêu thương cô thật sự và cứu cô ra khỏi vũng bùn của nghề mãi dâm ô nhục, mà có lúc cô đã muốn lấy cái chết để tự giải thoát.
Có thể nói Nguyên Hồng đã trình bày thành công mối quan hệ biện chứng giữa tính ổn định và tính biến đổi trong tính cách Tám Bính. Khi xây dựng nhân vật, Nguyên Hồng thường bộc lộ chất men say lãng mạn. Đây chính là mặt mạnh nhưng đồng thời cũng làm cho tác phẩm của Nguyên Hồng có những hạn chế nhất định. Trong một số trường hợp, nhà văn phải để cho nhân vật trầm hơn, tự họ bộc lộ, chứ không phải đang say sưa nghiêng ngả trong một xúc động, một sự hưng phấn cao độ. Những lúc đó Nguyên Hồng thường gán cái chủ quan của mình cho nhân vật. Ông dường như đã nhập thân vào nhân vật, vào đối tượng miêu tả nhưng không lùi lại một khoảng cách để tỉnh táo nhận ra rõ ràng đường đi nước bước của nhân vật. Chính vì thế nhiều khi ta có cảm tưởng dường như ngòi bút của nhà văn chìm sâu một cách triền miên trong sự đau khổ, say sưa trong một thứ chủ nghĩa cùng khổ.
Ví dụ đoạn kết trong tiểu thuyết Bỉ vỏ tác giả đã cố ý làm cho cùng một lúc có trên sân khấu: Năm Sài Gòn, Tám Bính, đứa con bị chết của nàng, người mật thám mà nàng đã lấy ở thành Nam và mấy viên cảnh sát. Truyện kết thúc. Đó là lối ta thường thấy trên màn ảnh ở đoạn kết cuối phim thời đó. Đây cũng là lối kết thúc Lôi vũ của Tào Ngu, là cái cảnh các nhân vật trong
Giông tố của Vũ Trọng Phụng đồng thời có mặt ở đường Cát Dài Hải Phòng chứng kiến cái cảnh vợ Nghị Hách ngủ với thằng Cung Văn và các bí mật
trong cuộc đời Nghị Hách bị "Bật mí". Nhưng đó là lối dàn cảnh lộ rõ bàn tay bố trí không được tự nhiên lắm. Nó đã thể hiện sự can thiệp quá sâu của tác giả vào sự phát triển tự thân của nhân vật.
Điều này còn liên quan đến kết cấu của tác phẩm. Tác giả đã xây dựng cốt truyện trên cơ sở một tấn bi kịch trung tâm, tấn bi kịch hạ màn thì cuốn tiểu thuyết cũng kết thúc. Ở đây, kết cấu của tác phẩm không chạy theo diễn biến của các sự kiện mà chủ yếu xoay quanh sự phát triển của tính cách nhân vật.
Những truyện ngắn của Nguyên Hồng cũng sử dụng nhiều bút pháp, nhiều lối kết cấu và xây dựng nhân vật khác nhau. Tất cả các thủ pháp nghệ thuật đó đều nhằm phản ánh cuộc sống của tầng lớp dân nghèo thành thị. Họ thường xuất hiện trong một tình huống đơn giản, một phạm vi thời gian không gian nhỏ hẹp: như cô Vịnh trong một buổi tối bán hàng (Hàng cơm đêm), cô Mũn bán bánh ở bến tàu nuôi chồng con (Đây bóng tối), mụ Mão trong gia đình lão Mão Chột với bao day dứt về tình xưa nghĩa cũ khi nghe tin Ký Phát chết (Người đàn bà không con); cô Lựu với quán nước nhỏ biết chắt chiu từng hào cho mẹ mà vẫn giữ được phẩm giá trong sạch của mình... (Cô gái quê). Họ đều là những người đàn bà lam lũ chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh với một trái tim nhân hậu vô cùng. Cuộc đời lương thiện của họ có khi bị vùi dập tan nát nhưng tấm lòng yêu thương đùm bọc, nhân nghĩa thủy chung, những khát khao ước mơ trong sáng, đẹp đẽ của họ luôn hướng về một thế giới tràn đầy ánh sáng và lý tưởng.
Do vậy ta dễ nhận thấy "nhân vật của Nguyên Hồng có những tính cách
lớn nhưng không phải là lớn về tư tưởng, trí tuệ và hành động cải tạo thế giới mà lớn về tái tim sôi sục mãnh liệt, lớn về niềm tin yêu vô cùng đối với sự sống và lớn về sức gánh chịu phi thường những khổ đau oan trái ở đời".
(Nguyễn Đăng Mạnh).
chịu đau thương, khước từ sự cám dỗ của ma quỷ, khổ hạnh với một tinh thần khắc kỷ nghiêm ngặt nhưng vẫn đầy tin tưởng có ảnh hưởng sâu sắc đến Nguyên Hồng. Điều này khiến ông dựng lên được một hành trình nhất quán của con người với đức tin: Đau thương - sức cám dỗ ma quỷ - tinh thần khắc kỷ, niềm lạc quan tin tưởng (hành trình này vẫn còn tiếp tục với nhân vật Huệ Chi trong bộ tiểu thuyết Cửa Biển sau này).
Có thể khẳng định chắc chắn rằng chính ý thức tự giác của một nhà văn hiện thực luôn khẳng định chắc chắn rằng chính ý thức tự giác của một nhà văn hiện thực luôn thúc giục Nguyên Hồng viết về tôn giáo với một cảm hứng phê phán mạnh mẽ, để mong xoá đi những mê muội, thức tỉnh người nghèo. Điều đó có ý nghĩa lớn trong việc giúp ông ngày càng đặt hẳn niềm tin của mình vào những con người bằng xương bằng thịt, có máu và nước mắt trên chính thế gian này. Song "ảnh hưởng của cảm quan tôn giáo lại luôn luôn như một thứ ánh sáng ngầm, chi phối sự cảm nhận hiện thực của tác giả. Phải nói rằng: nếu không có một thứ ánh sáng ấy, giá trị của văn phẩm Nguyên Hồng, và đồng thời của chính con người ông, sẽ không phải như nó vốn có - nhất là chiều sâu và độ bền chặt của đức tin ở sự thánh thiện của con người" (58- 247)
Nguyên Hồng trong sự tiếp thu tôn giáo đã không bị cuốn đi bởi sự mê muội, mà luôn chắt lọc một cách tự nhiên lấy phần nhân văn cao cả của nó. Đó là tinh thần tôn giáo hiểu theo nghĩa như là đức tin tuyệt đối và sự hy sinh cao cả. Trái tim ông lúc nào cũng chỉ một nhịp đập dành cho những rung cảm cùng con người và lúc nào cũng tin ở con người.
Cách xây dựng nhân vật của Nguyên Hồng cũng phụ thuộc vào thể loại. Khoảng khắc vào truyện ngắn của Nguyên Hồng thường là lúc bi kịch trong cuộc đời nhân vật đã được đẩy lên cao độ và càng tiến nhanh đến phần kết thúc. Còn trong tiểu thuyết thì các tấn bi kịch nối tiếp nhau, tấn bi kịch sau lớn hơn tấn bi kịch trước, tính cách nhân vật được thử thách, được bộc lộ ngày càng rõ nét qua những tình huống bi kịch đó. Điều đó cũng dễ hiểu vì
trong bản chất, truyện ngắn gần với kịch, trong khi tiểu thuyết chứa đựng nhiều mô tuýp hãm phanh, không lan rộng hơn, nhân vật có thể đi qua nhiều môi trường và hoàn cảnh tác giả có điều kiện hơn để bộc lộ những đoạn bình luận trữ tình phụ đề.
Còn trong tiểu thuyết tự truyện Những ngày thơ ấu giàu chất trữ tình thì “cái tôi” của chủ thể trữ tình lại bộc lộ toàn diện hơn. Có những người cho rằng trong tiểu thuyết tự truyện, “cái tôi” kể những truyện thầm kín riêng tư của mình ra trước công chúng. Nhưng cũng có những lý luận cho rằng, trong