Phương pháp dự báo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đóng tàu và vận tải thủy tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Định (Trang 31)

Đối với nhiều dự án kinh doanh nói chung và dự án ĐT&VTT nói riêng đòi hỏi vốn lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài nên không thể lường trước được những rủi ro trong tương lai . Vì thế, việc dự báo càng chắnh xác càng tốt các thay đổi trong quá trình vận hành là rất cần thiết. Các cán bộ thẩm định sẽ sử dụng các số liệu điều tra, thống kê thu được để từ đó tiến hành dự báo cung cầu thị trường trong tương lai, các biến động về giá cả, nguyên vật liệu đầu vào, mức độ hiện đại của công nghệ...Khi tiến hành dự báo, cán bộ thẩm định có thể dựa trên các tắnh toán theo mô hình toán học để đưa ra xu hướng trong tương lai hoặc từ những nhận định chủ quan của cán bộ thẩm định (để tăng tắnh chắnh xác cho việc dự báo thì các nhận định chủ quan được giảm thiểu)

Khi sử dụng phương pháp dự báo trong thẩm định các dự án đầu tư nói chung và dự án ĐT&VTT nói riêng, hai mô hình thường được sử dụng là hồi quy tương quan và ngoại suy thống kê

Vắ dụ sử dụng phương pháp dự báo trong thẩm định dự án ĐT&VTT :

của Công ty TNHH Nhiệm AnỢ, cán bộ thẩm định dựa trên các số liệu dự báo năm 2010 của Tổng công ty Vận tải thủy- Bộ Giao thông vận tải về nhu cầu vận tải thủy nội địa tỉnh Nam Định đến năm 2015: Nhu cầu vận tải thủy nội địa tại tỉnh Nam Định có triển vọng tăng trong giai đoạn 2010-2015 mặc dù tình hình vận tải thủy nói chung có nhiều khó khăn, nhu cầu về số tuyến vận tải thủy tăng đến năm 2015 có thể đạt 135 tuyến vận chuyển hàng giữa các tỉnh trong khu vực phắa bắc và bắc trung bộ, số tàu thủy trọng tải trên 3000 tấn của tỉnh là 3165 tàu, nhu cầu về tàu trên 3000 tấn của tỉnh đến năm 2015 là 5375 chiếc. Về bản thân công ty Nhiệm An, với đội tàu gồm 07 con tàu - tổng trọng tải 7000 tấn đã vận chuyển thường xuyên mặt hàng quặng, sỉ sắt cho công ty Trường An với sản lượng hơn 300.000 tấn/ năm, theo các hợp đồng vận chuyển đã ký từ năm 2012 đến năm 2015 là 500.000 tấn/ năm thì nhu cầu về tàu vận chuyển tăng thêm Từ đó, cán bộ thẩm định đã đưa ra nhận xét, đánh giá về khắa cạnh thị trường của dự án.

Nhận xét của cán bộ thẩm định: Nhu cầu thị trường về tàu vận tải thủy trên 3000 tấn đang tăng cao, đầu tư dự án vào thời điểm hiện tại là hợp lắ, có tắnh khả thi cao.

Ý kiến của sinh viên: Phương pháp dự báo đã được các cán bộ thẩm định sử dụng chủ yếu trong phân tắch cung cầu sản phẩm khi thẩm định khắa cạnh thị trường. Tuy nhiên, cán bộ thẩm định cần áp dụng phương pháp này khi thẩm định các khắa cạnh khác ( thẩm định khách hàng, thẩm định tài chắnh...) sử dụng linh hoạt các mô hình toán học trong dự báo để được kết quả chắnh xác nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đóng tàu và vận tải thủy tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Định (Trang 31)