Thẩm định phương diện kỹ thuật dự án ĐT&VTT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đóng tàu và vận tải thủy tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Định (Trang 42)

Khi thẩm định phương diện kỹ thuật dự án ĐT&VTT, cán bộ thẩm định đánh giá các khắa cạnh:

Địa điểm xây dựng.

Đối với các dự án đóng mới tàu hoặc thuê đóng mới tàu, cán bộ thẩm định cần đi xem xét, đánh giá tắnh khả thi về địa điểm xây dựng nhà xưởng:

- Đánh giá tổng quan địa điểm xây dựng dự án có thuận lợi hoặc khó khăn gì về giao thông, có gần nơi cung cấp nguyên vật liệu và đặc biệt có gần sông, biển để dễ dàng hạ thủy tàu thuyền khi hoàn thành không. Dân cư xung quanh địa điểm xây dựng có tranh chấp hay phản đối về hoạt động đóng tàu hay khôngẦ

- Các dự án đóng tàu có sản phẩm là tàu thủy thường nằm ngoài trời, do đó cán bộ thẩm định đánh giá về điều kiện tự nhiên, khắ hậu ảnh hưởng đến việc bảo quản nguyên vật liệu, thực hiện dự án, đồng thời xem xét địa điểm xây dựng nhà xưởng có nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, vùng, đất nước hay không.

Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án ĐT&VTT

Cán bộ thẩm định phân tắch đánh giá các khắa cạnh sau:

- Công suất thiết kế dự kiến của dự án bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chắnh, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ, dự báo của thị trường trong tương lai,Ầ hay không?

- Sản phẩm của dự án(tàu hoặc dịch vụ vận tải thủy) là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường;

- Quy cách, phẩm chất, mẫu mã, cơ cấu sản phẩm như thế nào?

- Với dự án đóng tàu, yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất có cao không?  Thẩm định phương án lựa chọn máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ

Với dự án ĐT&VTT, cán bộ thẩm định khi thẩm định phương án lựa chọn máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ sẽ đánh giá các nội dung:

- Trình độ tiên tiến của công nghệ sử dụng trong tàu so với trình độ công nghệ trung bình của lĩnh vực ĐT&VTT ở Việt Nam cũng như so với thế giới.

giá phương thức chuyển giao công nghệ, khả năng tiếp thu kiến thức và vận hành dây chuyền công nghệ của chủ đầu tư.

- Đánh giá tắnh hợp lý về công suất, số lượng, chủng loại các máy móc sử dụng trên tàu

- Đánh giá tắnh hợp lý về giá cả của máy móc thiết bị sử dụng trên tàu.  Thẩm định khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất

Cán bộ thẩm định đánh giá các nội dung:

- Chủng loại nguyên liệu của dự án là loại nào: sắt thép (các loại thép tấm đóng tàu từ 6mm đến 70mm), ống và phụ kiện, que hàn, oxy, sơn, gỗ và các loại hóa chất( hóa chất tẩy rửa, vệ sinh, chống ăn mòn, xử lý dầuẦ), số lượng các nhà cung cấp các nguyên vật liệu đó ra sao, khả năng cung cấp và mức độ tắn nhiệm của các nhà cung cấp này như thế nào?

- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu có gần nơi sản xuất hay không, phương thức và chi phắ vận chuyển dự kiến.

- Sự biến động về giá cả của các loại nguyên vật liệu này như thế nào, trong trường hợp phải nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài thì cần phải đánh giá chắnh sách nhập khẩu, tỷ giá nhập khẩu.

- Nguồn cung cấp điện, nước, nhiên liệu (dầu) cho dự án  Thẩm định phương án thi công, xây dựng công trình

Cán bộ thẩm định đánh giá các nội dung:

- Phương thức thi công của dự án là gì? ( thi công cuốn chiếu, thi công đồng thời các hạng mục), các giải pháp thi công mang tắnh chất đặc thù (nếu có)

- Quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc (đối với dự án đóng tàu) có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không?

- Trong Tổng mức đầu tư của dự án có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tắnh hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không?

- Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không?

- Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước,Ầ  Thẩm định phương diện môi trường, PCCC.

Do đặc điểm dự án của các dự án ĐT&VTT có ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sông, biển nên cán bộ thẩm định đã quan tâm đến nội dung thẩm định các tác động đến môi trường của dự án. Cán bộ thẩm định đã xem xét đến mức độ gây ô nhiễm môi trường của dự án, các biện pháp mà doanh nghiệp sử dụng để xử lý ô nhiễm môi trường và các biện pháp này có đảm bảo chất lượng cũng như là có phù

hợp với quy định của pháp luật Việt Namvà quốc tế về bảo vệ môi trường không. Trong suốt quá trình thực hiện, để tránh khỏi hỏa hoạn, các loại thiết bị PCCC của dự án đã sử dụng là gì, cách bố trắ như thế nào, đã hợp lý hay chưa?

Vắ dụ minh họa: ỘDự án đầu tư mua 01 tàu biển trọng tải 3080 tấn của Công ty TNHH Nhiệm AnỢ. Trong thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án, cán bộ thẩm định đã sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh đối chiếu để thẩm định tắnh khả thi về phương diện kỹ thuật của dự án.

-Về địa điểm thực hiện dự án: do đây là dự án mua tàu thủy đóng mới của công ty CP Đầu tư Phát triển Trường An nên địa điểm thực hiện đóng tàu sẽ là tại xưởng tàu của Công ty Trường An, cán bộ thẩm định không đánh giá phương diện này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Về quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án: sản phẩm của dự án là tàu vỏ thép mới 100%, theo thiết kế được duyệt số 014/QP ngày 10/01/2008 sửa đổi ngày 29/07/2009 của Đăng kiểm Việt Nam. Đây là tàu chở hàng khô, là loại tàu biển hạn chế II, hoạt động biển quốc tế, sản phẩm đã từng có sẵn trên thị trường. Cán bộ thẩm định đã tới thực tế xưởng đóng tàu công ty Trường An để đối chiếu xác minh các thông số của tàu: chiều dài: (Lmax/L): 79,500/75,450 m ; chiều rộng (Bmax/B): 12,300m; chiều cao mạn(D): 6,250m; chiều chìm thiết kế (d): 5,150m; tổng dung tích: 1.599GT; trọng tải TP/lượng hàng: 3.000T; số lượng thuyền viên: 15 người; máy chính: 8300ZLCZA, Công suất thiết kế là 720Kw.

-Về phương án lựa chọn máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ: cán bộ thẩm định đã ghi chép so sánh các thông số về cấp công nghệ của tàu với nguồn dữ liệu của Ngân hàng, cấp thân tàu là *VRHII(BC-XII) , cấp máy tàu là *VRM. Cán bộ thẩm định đã kết luận trình độ công nghệ tàu là phù hợp với mức công nghệ trung bình- khá của lĩnh vực ĐT&VTT ở Việt Nam, máy móc sử dụng trên tàu đã có nhiều sự cải tiến so với mức trung bình. Công suât và giá cả của các chi tiết máy móc trên tàu là phù hợp, các thuyền viên dự kiến của công ty TNHH Nhiệm An đã có thể tiếp thu kiến thức và vận hành thử tàu.

-Về khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào của dự án, phương án thi công, xây dựng công trình: cán bộ thẩm định không xem xét đánh giá phương án thi công, xây dựng vì tàu mua mới. Với tàu chở hàng chạy dầu Diezen, công ty TNHH Nhiệm An đã có phương án thắch hợp cho mua và dự trữ dầu phục vụ hoạt động của tàu.

-Về phương diện môi trường, PCCC: tàu đã được cục đăng kiểm đánh giá và phê duyệt về mức độ gây ô nhiễm, cũng như các phương án xử lý nếu xảy ra ô nhiễm, các phương tiện PCCC của tàu tương đối đầy đủ (bình xịt C02 nhiều kắch cỡ, chăn mềm thải loạiẦ) và đã được bố trắ hợp lý.

Nhận xét của cán bộ thẩm định: về phương diện kỹ thuật củaỘDự án đầu tư mua 01 tàu biển trọng tải 3080 tấn của Công ty TNHH Nhiệm AnỢ là phù hợp, có tắnh khả thi cao

Ý kiến của sinh viên:Cán bộ thẩm định đã thẩm định tương đối đầy đủ và kĩ lưỡng các nội dung trong thẩm định khắa cạnh kỹ thuật của dự án. Tuy nhiên, do các cán bộ thẩm định ở Chi nhánh chủ yếu đã tốt nghiệp từ các trường thuộc khối ngành kinh tế nên còn bị hạn chế về trình độ chuyên môn kỹ thuật, ảnh hưởng đến tắnh chắnh xác của kết quả thẩm định, đòi hỏi các cán bộ thẩm định phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn, tham khảo ý kiến chuyên giaẦMột số dự án, cán bộ thẩm định đánh giá còn sơ sài nội dung khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào của dự án, và khả năng tiếp thu chuyển giao công nghệ của chủ đầu tư. Các căn cứ thẩm định chủ yếu vẫn do khách hàng cung cấp và một số ắt các văn bản quy phạm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đóng tàu và vận tải thủy tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Định (Trang 42)