Thẩm định về phương diện thị trường dự án ĐT&VTT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đóng tàu và vận tải thủy tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Định (Trang 38)

Thị trường là một nội dung rất quan trọng trong thẩm định dự án đầu tư nói chung và dự án ĐT&VTT nói riêng, tắnh khả thi về mặt thị trường của dự án phải được đảm bảo tương đối chắc chắn. Cán bộ thẩm định sẽ xem xét đánh giá các nội dung:

Đánh giá tổng quan về cung cầu sản phẩm dự án

Cán bộ thẩm định dựa vào Quy hoạch phát triển ngành trên toàn quốc hoặc từng khu vực, địa bàn và thu thập các số liệu, thông tin dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ĐT&VTT trong và ngoài nước, tiến hành

phân tắch, đánh giá những nội dung sau:

- Phân tắch quan hệ Cung - Cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án

- Định dạng sản phẩm của dự án là tàu đóng mới hay các dịch vụ vận tải thủy

- Đặc tắnh nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định dự án.

- Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án ĐT&VTT, với dự án vận tải thủy chạy tuyến quốc tế, cần chú ý đánh giá nhu cầu vận tải trên các tuyến đường biển không tranh chấp, có quan hệ ngoại giao tốt với Việt NamẦ

Từ đó, cán bộ thẩm định đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ của dự án, nhận định về sự cần thiết và tắnh hợp lý của dự án đầu tư trên phương diện như: sự cần thiết đầu tư trong giai đoạn hiện nay, sự hợp lý của qui mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm, sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư (phân kỳ đầu tư, mức huy động công suất thiết kế).

Thẩm định thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án

Cán bộ thẩm định cần đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phầm dự án đối với:

-Thị trường nội địa: hình thức, kết cấu tàu đóng mới hoặc loại hình vận tải thủy của dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có ưu điểm gì không, giá cả có cạnh tranh hơn không, khả năng mở rộng đơn hàngẦ

-Thị trường nước ngoài: với các sản phẩm tàu thủy đóng mới xuất đi nước ngoài, cần chú ý đến tiêu chuẩn chất lượng, môi trường của nước nhận tàu thủy. Đánh giá về chất lượng, các điểm ưu thế của tàu đóng mới hoặc loại hình vận tải thủy so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩuẦ

Thị trường mục tiêu dự án hướng tới là thị trường nội địa hay thị trường nước ngoài

Các cán bộ thẩm định đánh giá các nội dung:

- Cách thức tiêu thụ sản phẩm dự án ĐT&VTT như thế nào: dự án đóng tàu thì đóng số lượng bao nhiêu chiếc, đã có hợp đồng bán cho bao nhiêu đơn vị khácẦ

- Dịch vụ vận tải thủy chạy những tuyến nào, độ dài tuyến ra sao, có bao nhiêu đơn đặt hàng

- Chi phắ giao nhận tàu thuyền đóng mới, các chi phắ liên quan đến sản phẩm ĐT&VTT

Vắ dụ minh họa: Thẩm định phương diện thị trường dự án ỘĐầu tư dự án mua lại nhà máy đóng tàu số 1 của công ty CP CNTT Cát TườngỢ do công ty CP CN&TM Hoa Tiên làm chủ đầu tư. Cán bộ thẩm định đã sử dụng kết hợp các phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp dự báo để đánh giá các nội dung:

-Đánh giá tổng quan về cung, cầu sản phẩm của dự án: tình hình cung của ngành đóng tàu đang vượt so với cầu cả quốc tế và nội địa do khủng hoảng tài chắnh thế giới từ 2008 làm lượng hàng hoá lưu thông sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, với những tắn hiệu tắch về khả năng phục hồi kinh tế thế giới đặc biệt là khu vực châu á Ờ Thái Bình Dương cũng như nội địa là khá triển vọng, khối lượng lưu thông hàng hoá sẽ tăng trở lại trong thời gian tới. Như vậy, mặc dù thời điểm hiện tại nhu cầu đóng mới vẫn sẽ rất thấp nhưng những năm tiếp theo khả năng cầu sản phẩm tăng trở lại từ năm 2013 xuất phát từ sự ổn định trở lại của kinh tế thế giới cũng như nội địa là tương đối khả thi và có triển vọng.

- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án

Để đảm bảo sự thành công của dự án trước tình hình chung hiện nay, Công ty CP CN&TM Hoa Tiên cũng đã có kế hoạch hoạt động cụ thể. Trước mắt và trong thời gian tới sẽ tập trung đẩy mạnh thực hiện sửa chữa các tàu theo các hợp đồng đã ký và tiếp tục tìm kiếm các khách hàng khác. Đây là nhu cầu rất lớn và ổn định của ngành vận tải thuỷ hiện nay theo quy định định kỳ phải lên đà sửa chữa tàu. Các năm tiếp theo khi tình hình kinh tế đã đi vào ổn định, nhu cầu đóng mới tăng trở lại mới tập trung thực hiện nhu cầu đóng mới phục vụ thị trường. Thị trường mục tiêu của dự án được xác định là thị trường đóng mới, sửa chữa các tàu trong nước.

điểm thẩm định hầu hết đang rất khó khăn, dừng hoạt động, phá sản. Do vậy, trong những năm tới số lượng các nhà máy đóng tàu còn lại sẽ rất ắt, chủ yếu tập trung ở khối các đơn vị, tập đoàn nhà nước, các đơn vị này chủ yếu tập trung thực hiện đóng tàu cỡ lớn, các tàu cỡ trung bình đến 10.000 tấn do các đơn vị ngoài quốc doanh thực hiện, các đơn vị này số lượng còn lại không lớn nên khả năng cạnh tranh sẽ thấp hơn. Chắnh vì vậy, cơ hội cho dự án này cũng là rất lớn, hơn nữa, các cổ đông sáng lập của Công ty, đặc biệt là ông Bùi Ngọc Hoa là người có vị thế trên toàn quốc trong lĩnh vực vận tải biển nên việc khả năng tận dụng lợi thế quan hệ, thu hút được các nhu cầu đóng mới là rất triển vọng.

- Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án

Để đảm bảo dự án đi vào hoạt động ngay sau khi đầu tư, bằng lợi thế quan hệ của ban lãnh đạo, Công ty đã tạo quan hệ, đàm phán với các đơn vị đang có đội tàu hoạt động và đã ký được các thoả thuận nguyên tắc với các đơn vị này về sửa chữa lên đà đối với các tàu, cụ thể là một số hợp đồng sửa chữa tàu thủy: Hợp đồng sửa chữa ký kết với Công ty TNHH Đại Tần, về việc sửa chữa tàu Đại Tần 09 trọng tải 3.000 tấn và Đại Tần 10 trọng tải 3.000 tấn, hợp đồng sửa chữa ký kết với Công ty CP VTB Thuận Phát, về việc sửa chữa tàu Thuận Phát 08 trọng tải 3.000 tấn và Thuận Phát 09 trọng tải 3.000 tấn, hợp đồng sửa chữa ký kết với Công ty TNHH VT Tuấn Dũng, về việc sửa chữa tàu Tuấn Dũng 25 trọng tải 3.000 tấn và Tuấn Dũng 26 trọng tải 3.000 tấnẦ khi đến hạn lên đà hoặc sửa chữa khi phát sinh hỏng hóc trong quá trình hoạt động

Nhận xét của cán bộ thẩm định:Trên cơ sở các hợp đồng đã ký trên và căn cứ thực tế thị trường hiện nay và triển vọng trong các năm tới, cán bộ thẩm định đã đưa ra nhận xét: sản phẩm dự kiến trong 3 năm đầu tiên của dự án sẽ chủ yếu tập trung cho công việc sửa chữa các tàu, số lượng ước khoảng 10 tàu/năm. Những năm tiếp theo song song với việc sửa chữa các tàu sẽ thực hiện đóng mới bình quân khoảng 5 tàu quy chuẩn loại 5.000 tấn/năm.

Ý kiến của sinh viên : các nội dung khi thẩm định phương diện thị trường dự án ỘĐầu tư dự án mua lại nhà máy đóng tàu số 1 của công ty CP CNTT Cát TườngỢ do công ty CP CN&TM Hoa Tiên làm chủ đầu tư đã được cán bộ thẩm định đánh giá , xem xét khá đầy đủ, chi tiết. Tuy nhiên, nội dung đánh giá cung cầu sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định chủ yếu sử dụng phương pháp ngoại suy thống kê để dự báo cung cầu sản phẩm mà chưa sử dụng đến các phương pháp khác như

phương pháp hồi quy tương quan, phương pháp định mức và phương pháp lấy ý kiến chuyên gia về tình hình cung cầu sản phẩm ĐT&VTT trong tương lai, phương pháp dự báo vẫn còn mang tắnh cứng nhắc. Khi đánh giá các khả năng cạnh tranh và thị trường mục tiêu, cán bộ thẩm định đã phân tắch khá kĩ lưỡng về các đối thủ cạnh tranh, cơ hội phát triển cho dự án trong tương lai, đánh giá đầy đủ về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đóng tàu và vận tải thủy tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Định (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w