Mua bảo hiểm hàng hóa

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị xây dựng từ thị trường Nhật Bản của Tổng công ty cơ khí xây dựng.DOC (Trang 31)

c. Cơ sở vật chất kỹ thuật.

3.3.2.4. Mua bảo hiểm hàng hóa

Chuyên chở hàng hóa bằng đường biển thường gặp phải rủi ro và tổn thất như: hư hỏng, mất mát do tàu bị mắc cạn, bị đắm, bị mất tích, bị cướp, không giao hàng…Mà theo tập quán quốc tế, trách nhiệm của người vận tải là hạn chế, hơn nữa việc khiếu nại đòi người vận tải bồi thường rất phức tạp, khó khăn và mất thời gian. Bởi vậy, trong kinh doanh TMQT bảo hiểm đường biển là loại hình bảo hiểm phổ biến nhất.

Theo điều tra được biết, đa số các hợp đồng nhập khẩu của công ty đều mua theo điều kiện giao hàng CIF, việc mua bảo hiểm hàng hóa thuộc trách nhiệm của bên bán, tuy nhiên công ty vẫn tự mua thêm hoặc nhờ bên bán mua thêm bảo hiểm cho hàng hóa ở điều kiện A. Với lựa chọn điều kiện bảo hiểm ở mức độ cao nhất, 90% ý kiến cho rằng trả thêm phí để mua bảo hiểm A là hợp lý, 10% còn lại cho biết lựa chọn điều kiện bảo hiểm này là lãng phí và không thực sự cần thiết, chi phí đó chỉ cần bỏ ra một khoản nhất định để giám sát việc thuê tàu, bốc dỡ của bên xuất khẩu. Tuy nhiên, sở dĩ công ty lại bỏ thêm khoản chi phí khá lớn để mua điều kiện bảo hiểm A là do mặt hàng mà công ty nhập khẩu là máy móc, thiết bị xây dựng có giá trị cao như máy xúc, máy ủi, xe lu, máy san…- những máy móc có giá trị lớn, chỉ cần sơ suất trong quá trình vận chuyển đã gây tổn thất lớn cho công ty. Do đó, có thể khẳng định mua thêm điều kiện bảo hiểm A là hợp lý và đảm bảo an toàn cần thiết cho lô hàng.

Thủ tục làm bảo hiểm được cán bộ Trung tâm cung cấp khá rõ ràng, đầy đủ, bao gồm: Giấy yêu cầu bảo hiểm và các chứng từ kèm theo như: Vận đơn, hóa đơn, phiếu đóng gói, L/C. Và công ty luôn lựa chọn các công ty bảo hiểm trong nước như: Công ty bảo hiểm Bảo Việt, Ngân hàng Dầu khí, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoặc nhờ đối tác mua bảo hiểm tại nước nhập khẩu. Nếu nhờ đối tác mua, trung tâm sẽ hoàn trả tiền phí bảo hiểm khi thanh toán tiền hàng còn nếu tự mua bảo hiểm, công ty sẽ cử người đến gặp nhân viên của công ty bảo hiểm, các nhân viên này sẽ hướng dẫn cán bộ của công ty làm giấy yêu cầu bảo hiểm thường là giấy in sẵn của công ty bảo hiểm và tiến hành ký hợp đồng. Như vậy, nghiệp vụ này được công ty thực hiện khá tốt và giấy tờ làm bảo hiểm cũng ít có sai sót.

Về hợp đồng bảo hiểm, các nhân viên công ty cho biết hiện công ty sử dụng cả hợp đồng bảo hiểm bao ( Open policy ) và hợp đồng bảo hiểm chuyến ( Voyage policy ). Trình tự cụ thể để mua từng loại bảo hiểm như sau: khi mua bảo hiểm bao, Trung tâm ký hợp đồng từ đầu năm, còn đến khi giao hàng xuống tàu xong công ty chỉ cần gửi đến công ty bảo hiểm một thông báo bằng văn bản là “ Giấy báo bắt đầu vận chuyển ”; còn khi mua bảo hiểm chuyến, chủ hàng phải gửi đến công ty bảo hiểm một văn bản là “ Giấy yêu cầu bảo hiểm ”. Trên cơ sở giấy yêu cầu này, chủ hàng và công ty bảo hiểm đàm phán, ký kết hợp đồng bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị xây dựng từ thị trường Nhật Bản của Tổng công ty cơ khí xây dựng.DOC (Trang 31)