Phương pháp trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Khắc phục hiện tượng trẻ chậm nói bằng việc tổ chức cho trẻ chơi với các loại thẻ tranh (Trang 45)

25 Biết chỉ các đồ vật mà trẻ muốn.

2.2.2.2. Phương pháp trắc nghiệm

Là phƣơng pháp mà nhà nghiên cứu sử dụng những bộ công cụ trắc nghiệm để đo đạc các lĩnh vực phát triển của trẻ. Trên cơ sở đó, xác định lại những mặt mạnh, những mặt hạn chế của trẻ ở từng lĩnh vực và thiết lập các bài tập chơi với thẻ tranh phù hợp với khả năng của trẻ.

Trong đề tài này, tôi sử dụng bộ công cụ PEP 3 để xác định khả năng bắt chƣớc, khả năng vận động thô và vận động tinh, khả năng nhận thức, khả năng nghe hiểu, khă năng ngôn ngữ và những rối loạn có thể gặp phải ở trẻ. Ngoài ra, để đảm bảo tính xác thực của tiến trình can thiệp khắc phục tình trạng chậm nói của trẻ, trên cơ sở có những tác động phù hợp về mặt ngôn ngữ thông qua trò chơi thẻ tranh, tôi đã sử dụng thang đo AL để kiểm chứng sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ theo từng giai đoạn can thiệp. Cả hai bộ công cụ này đều đƣợc trích dẫn từ tác giả Eric Schopler; Robert J. Reichler; Margaret D. Lansing. Tác giả là một trong những ngƣời tiên phong trên con đƣợc trị liệu cho trẻ tự kỷ. Có đến hơn 200 bài báo và sách đƣợc viết về rối loạn phổ tự kỷ của tác giả, đều là những công trình có ý nghĩa to lớn cho các nhà trị liệu cũng nhƣ cha mẹ của trẻ tự kỷ. Schopler đã dành cả cuộc đời của mình làm việc để xác định bản chất chính xác của bệnh tự kỷ và những cách hiệu quả nhất để xử lý nó. Nghiên cứu tiến sĩ của ông về các ƣu điểm về cảm giác của trẻ tự kỷ là một trong những nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên đã giúp xác định lại các điều kiện nhƣ chậm phát triển, chứ không phải là một tình trạng tâm lý do cha mẹ nghèo. Ông nghiên cứu tiếp theo vào phƣơng pháp điều trị giáo dục cho chứng tự kỷ, những cách thức trao đổi giúp bố mẹ của trẻ tự kỷ đồng hành cùng nhà trị liệu, qua đó ông đã xây dựng phƣơng pháp TEACCH vào năm 1971 và nhận giải thƣởng của chƣơng trình Thành tựu Vàng của Hiệp hội Tâm thần Mỹ năm 1972.

Với giới hạn nghiên cứu của đề tài (không nghiên cứu sâu về Test) nên cả hai công cụ trên, sau khi nghiên cứu, tôi đã đƣa ra phƣơng án tính điểm cũng nhƣ cách quy đổi điểm để ra DA, DQ nhƣ bảng tính ở dƣới. Cách tính điểm và quy đổi điểm nhƣ bảng kê bên dƣới đảm bảo không hề làm sai lệch kết quả test.

46

Cách ghi điểm của bản test PEP 3 và bản đánh giá ngôn ngữ AL (chỉ tính điểm đến tháng tuổi làm test không tính toàn bộ test).

Tên thang đánh giá Điểm hoàn thành tốt Điểm hoàn thành có sự trợ giúp. Điểm thất bại PEP 3 2 1 0 AL 2 1 0

Cách tính điểm và quy đổi tuổi phát triển DA và chỉ số phát triển DQ.

Tên thang đánh giá

Cách tính điểm Quy đổi tuổi phát triển DA

Quy đổi chỉ số phát triển DQ.

PEP 3 Cộng tổng điểm theo

từng địa hạt. Lấy chỉ số phát triển DQ nhân với số tháng thật của trẻ rồi chia cho 100 để ra tuổi phát triển.

Lấy tổng điểm của từng địa hạt mang chia cho tổng số các đề mục đã tiến hành. AL Cộng tổng của từng 24 tháng rồi chia phần trăm cho từng 24 tháng, cộng tổng các phần trăm để ra tổng DQ. Lấy số tháng tuổi thực của trẻ nhân với chỉ số phát triển DQ vừa tính đƣợc rồi chia cho 100.

Lấy tổng DQ chia cho tổng số đề mục đã tiến hành

Một phần của tài liệu Khắc phục hiện tượng trẻ chậm nói bằng việc tổ chức cho trẻ chơi với các loại thẻ tranh (Trang 45)