Phân tích kết quả sau các giai đoạn làm việc.

Một phần của tài liệu Khắc phục hiện tượng trẻ chậm nói bằng việc tổ chức cho trẻ chơi với các loại thẻ tranh (Trang 69)

69trả lời câu

3.1.6.Phân tích kết quả sau các giai đoạn làm việc.

Nhìn vào biểu đồ kết quả can thiệp tâm lý, chúng ta có thể thấy rõ các bƣớc tiến triển sau mỗi lần đánh giá.

Biểu đồ3.3: Kết quả đánh giá Bop ở các lĩnh vực sau từng 45 buổi làm việc,khi can thiệp trò chơi với các loại thẻ tranh.

Phân tích kết quả theo từng giai đoạn ở lĩnh vực vận động thô

Tại kết quả đánh giá lần đầu, Bop mới chỉ đạt 31% khả năng vận động so với các bạn cùng tuổi.

Ở tiểu mục cầm thẻ tranh di chuyển trên ghế băng dài 2m30 x 15cm, cao 10cm, Bop làm khá. Trong khoảng một tuần đầu tiên, Bop mất tập trung khi đi trên ghế băng, chƣa phối hợp đƣợc mắt với chân nên hay bị rơi một chân xuống sàn nhà. Bƣớc sang tuần thứ 2 trở đi, Bop đã có thể đi lại tốt hơn, tập trung cao hơn, đỡ chạy nhảy và hoàn thành bài tập tốt hơn. Trên thực tế, mục tiêu chính của bài tập này là giúp trẻ vừa chơi với thẻ tranh theo hƣớng cầm và để, vừa kết hợp vận động thô, đi lại trên cầu thăng

0 20 40 60 80 100 120 lần 1 28 tháng lần 2 31 tháng lần 3 34 tháng lần 4 37 tháng vận động thô vận động tinh nhận biết ngôn ngữ ngôn ngữ thoại

70

bằng nhằm giúp trẻ tăng khả năng giữ thăng bằng, tăng sức tập trung và phối hợp mắt với chân.

Ở hoạt động bê giỏ/túi đựng thẻ tranh đi trên ghế băng, đi qua chƣớng ngại vật là những chiếc vòng vận động, những chiếc ghế hoặc những chiếc giỏ đựng đồ loại to…, Bop làm chƣa đƣợc tốt. Lúc đầu, Bop không biết bƣng bằng hai tay, sau thì có thể bƣng đƣợc đồ bằng hai tay nhƣng lại không biết cách di chuyển do đối tƣợng che mất tầm nhìn của trẻ xuống dƣới chân. Yêu cầu của bài tập này là trẻ phải quan sát trƣớc khi tiến hành vận động, và phải có kỹ năng tốt trong quá trình di chuyển thì mới có thể hoàn thành bài tập. Nhƣ vậy, Bop đã chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của bài tập này.

Với bài tập chui qua những chiếc vòng vận động và nhặt từng tranh, kết hợp đọc tên để mang về để vào giỏ ở vị trí nhất định, Bop thƣờng thất bại trong hai tháng đầu tiên, do bài tập này thao tác khó hơn và đòi hỏi sự kiên trì cao hơn. Do quen đƣợc chạy nhảy tự do nên khi bị bắt phải bò và chui qua những chiếc vòng vận động để thực hiện bài học, Bop thƣờng chống đối. Vì thế, cán bộ tâm lý phải sử dụng phần thƣởng bậc một ở cuối chặng đƣờng đi làm động lực thúc đẩy trẻ thực hiện bài học. Tuy nhiên, Bop cố gằng bò chui qua cho nhanh mà lại quên mất nhiệm vụ là phải cầm những thẻ tranh ở giữa hai vòng mặc dù có sự giúp đỡ chỉ và đọc của cán bộ tâm lý.

Trong hoạt động trèo leo, bƣớc qua, Bop phải thực hiện việc kéo bàn ghế, rồi trèo lên bàn, hoặc nhảy hai chân qua vòng vận động, hoặc vƣợt qua chƣớng ngại vật để thực hiện nhiệm vụ cầm tranh và thả tranh đƣợc đọc. Bop chỉ làm đƣợc nội dung cầm tranh di chuyển qua những chiếc ghế hoặc giỏ đồ rồi thả vào giỏ. Còn ở nội dung nhảy hai chân và trèo bàn để thực hiện nhiệm vụ, trẻ còn cần sự giúp đỡ cầm tay của cán bộ tâm lý mới thực hiện đƣợc nhiệm vụ.

Trong giai đoạn 2, mục tiêu đặt ra là trẻ phải đạt đƣợc 60% khả năng vận động thô và kết quả đạt đƣợc của Bop là 61%. Nhận định chung cho thấy, do khả năng bắt chƣớc khá nên trẻ đều vƣợt qua phần lớn các đề mục cần hoàn thành, mặc dù vẫn cần sự giúp đỡ của cán bộ tâm lý ở một số tiểu mục. Duy có hoạt động phối hợp hai chân nhảy nhƣ con chuột túi vào chiếc vòng vận động là Bop chƣa thể làm đƣợc. Cụ thể là: Bop thƣờng không biết tự nhún, và khi đƣợc giúp đỡ, Bop lại hạ chân xuống lệch (chân trƣớc chân sau) và thƣờng bị chạm vào vòng vận động. Để hỗ trợ thêm nội dung này với Bop, nhà trị liệu đã cho trẻ nhảy trên quả bóng gai lớn đƣờng kính 70cm, (nhà trị liệu để quả bóng vào sát góc tƣờng, sau đó lấy một chân tì vào quả bóng để quả bóng ở vị trí tĩnh, rồi yêu cầu trẻ đứng lên trên bóng, hai tay túm tay nhà trị liệu, và

71

nhà trị liệu lấy đà nhảy giúp trẻ). Đến cuối giai đoạn 2, Bop đã biết tự nhún lấy đà trên quả bóng gai, nhƣng vẫn chƣa thể hoàn thành nội dung nhảy vào vòng vận động.

Đến giai đoạn 3 và 4, mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 3 là Bop phải đạt đƣợc 80% khả năng vận động thô so với tiêu chuẩn đặt ra cho trẻ ở cùng độ tuổi và giai đoạn 4 là 100%. Trên thực tế, sau hai giai đoạn can thiệp này, kết quả Bop đạt đƣợc là 94% và 100%.

Nhƣ vậy, khi kết thúc giai đoạn 4, Bop đã có thể hoàn thành đƣợc tất cả các đề mục của vận động thô. Điều này chứng tỏ Bop sẽ có khả năng hòa nhập tốt với các bạn khi tham gia lớp mẫu giáo. Những quan sát thực tế và các đánh giá sau giai đoạn 4 cho thấy, Bop không còn có bất cứ dấu hiệu nào thể hiện sự rối loạn về hành vi, cụ thể là: Bop đã biết chơi trò chơi logic, biết tham gia cùng ngƣời khác trong quá trình chơi, biết chủ động chơi nhảy lò cò, nhảy hai chân theo kiểu biểu diễn, thích tự trèo lên ghế rồi bƣớc lên bàn sau đó nhảy xuống dƣới sàn nhà.

Phân tích kết quả theo từng giai đoạn trong lĩnh vực vận động tinh

Tại lần đánh giá đầu tiên về các vận động tinh, Bop đã có thể hoàn thành đƣợc 23% mục tiêu đề ra, phản ánh khả năng vận động tinh thực tại của Bop trƣớc khi đƣợc tiến hành can thiệp. Có đƣợc việc này là do trẻ tỏ ra rất hứng thú với trò chơi thẻ tranh, luôn có nhu cầu đƣợc xem nó dƣới những thao tác khác nhau. Phân tích kỹ hơn từng nội dung chơi, chúng tôi nhận thấy:

Ở nội dung luyện tập khả năng nhìn, khi cán bộ tâm lý tráo thẻ hoặc đƣa thẻ tranh mà trẻ thích lên cao, Bop đã có thể nhìn trên 25 quân thẻ đƣợc tráo cùng lúc. Tuy nhiên, đối với hoạt động nhìn theo thẻ tranh bị văng đi từ trên mặt bàn hoặc nhìn theo hƣớng chỉ của cán bộ tâm lý đối với một thẻ tranh trẻ thích khi nó ở xa vị trí ngồi học, Bop tỏ ra kém hứng thú hơn, và vì thế, trẻ chỉ có thể với theo hoặc nhìn thoáng qua rồi muốn tiếp tục trò tráo thẻ tranh. Sở dĩ nhƣ vậy là vì hoạt động tráo thẻ tranh nhanh hơn, nhiều kích thích hơn và trẻ không phải vận động hƣớng đầu để tri giác đối tƣợng.

Trong bài tập cầm, nhặt, tháo đồ vật, trẻ gặp thất bại ở nội dung nhặt thẻ tranh từ sàn nhà lên bàn theo hƣớng chỉ tay của nhà trị liệu, và ở nội dung tháo kẹp thẻ tranh. Sự thất bại này đƣợc lý giải ở chỗ, hoạt động nhặt thẻ tranh đòi hỏi trẻ phải di chuyển nhiều, trong khi trẻ không thích thú lắm với việc chạy đi chạy lại, thêm vào đó, ở hoạt động tháo kẹp thẻ tranh, trƣơng lực cơ tay của trẻ không tốt nên trẻ không thể hoàn thành cả hai dạng bài tập trên. Ở tiểu mục cầm thẻ tranh và để vào nhóm, phân biệt hai nhóm thẻ tranh khác nhau về bản chất (từ cấu tạo khung viền của tranh đến nội

72

dung đối tƣợng bên trong thẻ tranh), nhìn chung, bƣớc đầu trẻ đã hoàn thành đƣợc nhiệm vụ theo sự nhắc nhở của cán bộ tâm lý.

Trong đề mục về tính ổn định của sự vật, ở tiểu mục tìm thẻ tranh bị giấu dƣới dƣới một lớp phủ (lớp phủ là một chiếc khăn), Bop biết cầm chiếc khăn ra khi có hƣớng dẫn hay gợi ý của nhà trị liệu. Trong tiểu mục nhận dạng ra tên thẻ tranh khi chúng bị che khuất hoặc bị cắt mất một phần, Bop chƣa đƣợc học vì đây là nội dung sẽ diễn ra sau khi đã có khả năng gắn âm thanh với biểu tƣợng.

Đối với đề mục đặt để của lĩnh vực vận động tinh, Bop biết cầm thẻ tranh ở vị trí lật rồi úp xuống hoặc ngƣợc lại. Kỹ năng cầm lật và úp của Bop khá linh hoạt, mặc dù chƣa làm đƣợc song song hai hƣớng một nhóm thẻ tranh cầm lật, một nhóm thẻ tranh cầm úp. Trong tiểu mục phân biệt 5 nhóm thẻ tranh, Bop chƣa làm tốt, thể hiện ở chỗ, mặc dù biết nhƣng đôi khi vẫn vội vã để và bị nhầm nhóm. Đặc biệt, khi phân biệt nhóm tranh con trai và nhóm tranh con gái, Bop cũng bị nhầm tƣơng tự, có nghĩa là, Bop chƣa phân biệt đƣợc một cách chắc chắn đâu là con trai, đâu là con gái. Còn ở tiểu mục nhét thẻ tranh vào khe hộp nhỏ đã định, do Bop không đủ kiên nhẫn để thực hiện động tác khéo léo của ngón tay nên bài tập này chỉ mang tính chất giới thiệu để phục vụ cho giai đoạn sau.

Liên quan đến các bài tập hình thành kỹ xảo cho trẻ, tiểu mục quay lại thẻ tranh khi nó bị ngƣợc và đổi chéo tranh cho phù hợp khi ghép thẻ, Bop làm đƣợc một phần, vẫn cần sự giúp đỡ của nhà trị liệu để hoàn thành nội dung học đó.

Trong đề mục vẽ, ở giai đoạn đầu tiên này, Bop đƣợc tự do vẽ nghuệch ngoạc trên giấy hay bảng từ, đôi khi nhà trị liệu vẽ quả cam hay ông mặt trời để trẻ tô bên trong. Mục tiêu cơ bản của hoạt động này là hình thành kỹ năng cầm bút để phục vụ cho các hoạt động tô vẽ sau này của trẻ. Bop thích cầm bút nhƣng lại cầm bút bằng 4 hoặc 5 ngón, chƣa biết tô trong giới hạn của hình, thƣờng phải dùng khung hình có sẵn để tô tự do thành một sản phẩm.

Trong đề mục giải quyết vấn đề và trò chơi ráp hình, tập hợp và phân loại, nhà trị liệu hƣớng dẫn Bop bƣớc đầu chú ý xem thẻ tranh, cầm và để thẻ tranh vào đúng vị trí có hình tƣơng ứng ở trên bàn.

Ở giai đoạn can thiệp thứ hai, mục tiêu đặt ra là Bop phải đạt đƣợc 40% khả năng vận động tinh và kết quả mà Bop đạt đƣợc 43%. Sau 45 buổi can thiệp của giai đoạn này, Bop đã hoàn thành xuất sắc một số đề mục của lĩnh vực vận động tinh, đặc biệt là hoạt động nhìn khi chơi với các loại thẻ tranh. Hoạt động vẽ và hoạt động giải

73

quyết trò chơi ráp hình, tập hợp, phân loại vẫn chƣa là mục tiêu chính nên Bop chƣa đƣợc thực hiện nhiều trong giai đoạn này. Nhà trị liệu tiếp tục hỗ trợ thêm cho Bop trong hoạt động tô vẽ trong khuôn hình, bƣớc đầu cầm tay và giúp trẻ tô có chủ đích ở trong một khuôn viền. Bop tỏ ra nhanh chán và dễ từ chối đối với hai nội dung này.

Đối với giai đoạn 3 và thứ 4, mục tiêu đặt ra của giai đoạn 3 là trẻ đạt 70% khả năng vận động tinh và giai đoạn 4 là 90%. Thực tế, kết quả Bop đạt đƣợc ở giai đoạn 3 là 66%, giai đoạn 4 là 86%, cho thấy sự tiến triển hơi chậm hơn một chút so với mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, cuối giai đoạn 4, Bop vẫn không có biểu hiện gì bất thƣờng trong hoạt động vận động tinh. Bop biết xâu các tranh hoa quả lại với nhau, biết ghép các con vật bằng tranh vào chân gỗ để chơi trò chơi tƣởng tƣợng, biết phối hợp tay mắt để nhét tranh vào khe hộp cố định. Ở những tiểu mục khác nhƣ vẽ tranh, tô tranh, mở, đóng các hộp đựng thẻ tranh, ráp các miếng ghép nhiều mảng lại thành bức tranh hoàn thiện, Bop vẫn còn yếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích kết quả theo từng giai đoạn trong lĩnh vực nhận biết ngôn ngữ

Bop đạt đƣợc 9% khả năng nhận biết ngôn ngữ đối với các loại thẻ tranh tại lần đánh giá trƣớc khi tiến hành can thiệp. Trong đề mục lắng nghe và chú ý, Bop bƣớc đầu biết tập trung chơi với cán bộ tâm lý, mặc dù đôi lúc vẫn còn nghe các thầy cô ở phòng bên hát cho các bạn khác. Bop chƣa biết ngoảnh lại khi gọi tên, nhƣng biết ngoảnh lại khi đọc đối tƣợng cần phải cầm để di chuyển. Bop chƣa biết bắt chƣớc hoạt động miêu tả lời bài hát, cũng chƣa biết lắng nghe hết một câu chuyện ngắn. Trong các tiểu mục trên, đa phần nhà trị liệu phải tự độc diễn hoàn toàn. Có lẽ, ở trẻ vẫn chƣa có đủ biểu tƣợng ngôn ngữ và chƣa thiết lập tốt phản xạ âm thanh trong giao tiếp tƣơng tác, nên một phần ngôn ngữ nói ra trẻ không hiểu và không đƣa ra phản ứng; mặt khác là do trẻ chƣa có hình mẫu để bắt chƣớc theo?

Trong đề mục đáp ứng yêu cầu đơn giản, Bop cũng bị thất bại ở tất cả các tiểu mục. Một phần của sự thất bại này là do nhà trị liệu chƣa đặt trọng tâm vào nội dung này, một phần là do khả năng của Bop vẫn còn hạn chế, chƣa đủ để tập.

Bop bƣớc đầu biết chọn 1 tranh trong 3 tranh khác loại, chọn 1 tranh trong 2 tranh cùng loại, chọn 1 tranh trong 5 tranh cùng loại. Kết thúc giai đoạn 1 ở lĩnh vực này, Bop đã có thể cầm đƣợc 1 tranh trong 5 tranh cùng loại, mặc dù vẫn cần sự giúp đỡ của nhà trị liệu nhƣ nhìn về hƣớng có tranh ... Đây cũng đƣợc xem là một thành tích trong tiến trình can thiệp cho trẻ. Điều này sẽ giúp Bop có nhiều khả năng nghe hiểu tốt vào những giai đoạn sau.

74

Về khả năng nhận biết tên của tranh, kết quả cho thấy, sau giai đoạn 1, bƣớc đầu Bop có thể nhớ đƣợc một số quả, một số động vật, một số loài hoa, một số đồ dùng sinh hoạt gia đình ... Các tranh về nghề nghiệp, thời gian, hiện tƣợng thiên nhiên, toán học, kỹ năng sống…. chƣa đƣợc dạy cho trẻ trong giai đoạn này. Những tiến triển của Bop sau 45 buổi can thiệp của giai đoạn 1 sẽ là cơ sở vững chắc cho các bƣớc tiến ở các giai đoạn can thiệp kế tiếp.

Thành tích của Bop đạt đƣợc trong giai đoạn 2 bị chậm hơn so với mục tiêu đặt ra ban đầu là 7%. Các quan sát trong quá trình can thiệp cho thấy trẻ thích chơi đùa nhiều hơn, đặc biệt là chơi đùa theo kiểu chạy nhảy tự do và bắt chƣớc cảm xúc. Điều này gây trở ngại cho quá trình hỗ trợ nhằm phát triển tri giác thính giác ở trẻ. Kế hoạch can thiệp cho giai đoạn 3 ở lĩnh vực này là phải tập trung vào hoạt động nhận biết hơn nữa bằng cách giảm các bài tập vận động thô và vận động tinh, tăng thời gian ngồi ghế và di chuyển trên ghế băng nhằm giúp con kiểm soát bản thân và thay đổi tâm thế khi tham gia trò chơi.

Sau giai đoạn can thiệp 3 và 4, Bop hoàn thiện đƣợc 42% nhiệm vụ đƣợc đặt ra ở giai đoạn 3 và 71% nhiệm vụ đƣợc đặt ra ở giai đoạn 4 (trong khi mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 3 là 50% và giai đoạn 4 là 70% tổng số đề mục phải hoàn thành). Kết quả này cho thấy Bop có sự tiến bộ tăng vọt từ giai đoạn 3 lên giai đoạn 4. Có đƣợc thành tích này là do thành tựu của các giai đoạn trƣớc tích lũy đƣợc. Lúc này, Bop đã có thể ngoảnh lại khi đƣợc gọi ở bất cứ đâu, biết lựa chọn những thẻ tranh theo yêu cầu cầu, khả năng nhận biết các tranh miêu tả về đồ vật và hoa quả khá. Tuy nhiên, Bop chƣa thực hiện tốt một số yêu cầu trong đề mục đáp ứng yêu cầu. Đây là bài học nhằm giúp trẻ liên tƣởng giữa những cái đã học đƣợc và thực tế.

Phân tích kết quả theo từng giai đoạn trong lĩnh vực ngôn ngữ thoại

Kết quả đánh giá ban đầu ở lĩnh vực ngôn ngữ thoại của Bop chỉ đạt 3%. Bop

Một phần của tài liệu Khắc phục hiện tượng trẻ chậm nói bằng việc tổ chức cho trẻ chơi với các loại thẻ tranh (Trang 69)