25 Biết chỉ các đồ vật mà trẻ muốn.
2.3.2. Lĩnh vực vận động tinh
Đây là lĩnh vực đòi hỏi trẻ phải có sự tập trung cao độ hơn, khả năng vận động khéo léo hơn khi thao tác với thẻ tranh trong quá trình chơi tƣơng tác với ngƣời tổ chức trò chơi. Lĩnh vực này giúp trẻ phát triển sâu hơn khả năng tri giác thị giác và bƣớc đầu thiết lập tri giác thính giác có chủ định.
Các bài tập trong lĩnh vực này giúp trẻ tăng cƣờng tri giác thị giác khi chơi với các loại thẻ tranh, trên cơ sở đó, ngƣời tổ chức trò chơi dần thiết lập giao tiếp mắt với trẻ (Ví dụ: tập cho trẻ biết nhìn tranh khi tráo thẻ, biết với những thẻ tranh mình thích,
48
biết đặt tay xuống bàn văng thẻ tranh ra xa để nhìn theo, biết nhìn theo hƣớng chỉ tay của ngƣời hƣớng dẫn tới đối tƣợng thẻ tranh đang chơi ...). Ngƣời tổ chức lấy thẻ tranh ra, miêu tả thái độ thích thú, yêu cầu trẻ trả lời (gật đầu/lắc đầu) có muốn chơi hay không, và sau đó yêu cầu trẻ phải tự tháo kẹp thẻ tranh. Nếu không tháo đƣợc kẹp thẻ tranh thì trẻ phải tìm cách nhờ ngƣời tổ chức giúp. Bài học này không chỉ phát triển đƣợc trƣơng lực cơ của ngón tay mà còn phát triển đƣợc kỹ năng trả lời câu hỏi ở trẻ. Sau khi trẻ tháo đƣợc kẹp thẻ tranh, ngƣời tổ chức sẽ xin lại và có thao tác tráo thẻ, đánh rơi thẻ…, rồi yêu cầu trẻ cầm thẻ ở những vị trí khác nhau và để về nhóm của chúng. Thông qua trò chơi này, trẻ có thể dần nắm bắt đƣợc tên của tranh; nói khác đi, trẻ dần xây dựng đƣợc biểu tƣợng về bức tranh và dần gắn biểu tƣợng đó với âm thanh của ngƣời tổ chức.
Cũng trong lĩnh vực vận động tinh, trẻ còn phải biết chơi trò “biến mất, xuất hiện”, nghĩa là trẻ phải biết tìm tranh mà ngƣời tổ chức giấu đi (phủ một chiếc khăn lên trên tấm thẻ tranh “con hổ” ở trên bàn và hỏi tranh “con hổ” đâu rồi?). Cao hơn, trẻ phải biết chơi song song với ngƣời tổ chức bằng cách bắt chƣớc cầm một tranh khác đƣa xuống dƣới khăn và hỏi lại đâu rồi?
Ngƣời tổ chức cũng có thể đƣa ra nhiều hơn 5 bức tranh của cùng một loại tranh. Sau đó, yêu cầu trẻ tìm một tranh, hoặc hai tranh, hoặc nhiều hơn nữa theo lời đọc của ngƣời tổ chức. Mục đích chính của trò chơi này là giúp trẻ hiểu đƣợc tính ổn định của sự vật dù sự vật đó bị che giấu, hay bị trộn lẫn, hay bị cắt đi một phần …
Kỹ năng đặt để là một trong những kỹ năng quan trọng thuộc lĩnh vực vận động tinh. Ở trò chơi này, trẻ phải biết cầm thẻ tranh từ đâu, đặt nó vào đâu. Có thể lúc đầu chỉ là cầm và đặt để đơn giản, nhƣng theo mức độ khó dần lên, trẻ có thể phải làm thẻ tranh lật ngửa hay úp xuống, phải đặt lên trên hay vào trong một vật nào đó ... Trong dạng trò chơi này, ngƣời tổ chức luôn quan tâm đến khả năng bắt chƣớc vận động ngón tay, khả năng phối hợp tay với mắt của trẻ, và có những khích lệ nhất định giúp trẻ dần điều chỉnh đƣợc kỹ năng trong quá trình tham gia nội dung học.
Trong lĩnh vực vận động tinh, ba nội dung khó nhất là hình thành kỹ xảo, vẽ và tự xem sách. Ba nội dung này đòi hỏi bƣớc đầu có sự kiểm duyệt của ý thức.
Tại nội dung hình thành kỹ xảo, trẻ sẽ phải cầm trên tay trái nhiều hơn 10 bức tranh và dùng tay phải lấy từng tranh một đƣa ngƣời tổ chức. Ở mức độ cao hơn, trẻ phải biết tự đọc các bức tranh đó trƣớc khi đƣa cho ngƣời tổ chức. Đây là trò chơi phối hợp hai tay với mắt và ngôn ngữ thoại, trẻ cần phải có sự tập trung cao của ý thức thì
49
mới có thể hoàn thành tốt bài tập. Ngay ở trò chơi xếp tranh theo thứ tự (nhƣ việc xếp số thứ tự từ 0 – 9, hoặc việc lặp lại vị trí của 5 tranh mà ngƣời tổ chức vừa xếp), nếu trẻ không tập trung chú ý thì sẽ không nhớ và không hoàn thành đƣợc bài học. Trò chơi gài thẻ tranh vào chân gỗ, hoặc quay lại tranh khi bị ngƣợc, hoặc đổi chéo vị trí hai tranh cho phù hợp ... là những trò chơi đòi hỏi sự khéo léo và sự tự chủ của ý thức. Khi đƣa ra một bức tranh ở vị trí ngƣợc hoặc vị trí úp, trẻ sẽ so sánh nó với những bức tranh, những thao tác đã đƣợc xây dựng từ trƣớc, sau đó, sẽ làm cho nó phù hợp bằng cách lật thẻ tranh lên, hoặc xoay lại thẻ tranh cho đúng chiều.
Ở nội dung vẽ, trẻ sẽ đƣợc học vẽ nghuệch ngoạc trong khung bìa cứng, sau đó sẽ phải tự tô hoàn thiện một bức tranh đơn giản. Dần dần, trẻ sẽ phải biết thêm vào những chi tiết còn thiếu của bức tranh, sao chép lại bức tranh hoặc vẽ theo mẫu, và cuối cùng, phải tự vẽ đƣợc theo chủ đề. Hoạt động này cũng giống nhƣ hoạt động cắt, dán tranh. Lúc đầu, trẻ sẽ phải cắt thô trên những mảnh giấy có kích cỡ 15 cm x 15 cm. Sau đó, trẻ sẽ phải cắt theo những đƣờng vẽ bằng bút sáp màu, hoặc những đƣờng gập của tờ giấy, cắt theo đƣờng zích zắc, cắt theo đƣờng cong, rồi cắt theo đƣờng gấp khúc, cuối cùng là cắt lại một bức tranh và dán vào vị trí đƣợc yêu cầu.
Mục tiêu chính của nội dung xem sách là giúp trẻ biết phối hợp hai tay lật từng tranh sách, sau đó dùng ngón trỏ để chỉ vào hình trong sách và đọc hoặc hỏi. Nội dung này thƣờng đòi hỏi trẻ phải có hứng thú với quyển sách hình đó. Mục tiêu cuối cùng ở nội dung này là trò chơi tìm hình trong sách. Trẻ sẽ đƣợc đọc tên một hình nào đó trong sách, sau đó trẻ phải nhắc lại, rồi tự giở đến trang có đối tƣợng đó và nói dƣới dạng khoe, thách thức một câu đố mới.
Một trò chơi với thẻ tranh khác trong lĩnh vực vận động tinh là trò ráp hình, tập hợp và phân loại hình (ví dụ nhƣ: trò chơi “tìm những tranh không phải là đồ vật” trong nhóm 5 tranh đồ vật, 5 tranh hoa quả, 5 tranh động vật; trò chơi đáp án lựa chọn, thích cái “này” hay cái “này”). Đây là một dạng khó của trò chơi thẻ tranh. Trẻ cần đạt đến mức độ nhận thức nhất định mới có thể tham gia trò chơi kiểu này. Đồng thời, để trẻ tham gia tích cực vào trò chơi, ngƣời tổ chức phải nắm đƣợc biểu hiện của trẻ đối với đặc điểm của các loại tranh khác nhau.
Đối với trò chơi ráp lại thẻ tranh bị cắt ra làm 2 hay nhiều mảnh, trẻ đã phải có biểu tƣợng về thẻ tranh đó, và khả năng tri giác thị giác đạt mức độ cao, có trí nhớ về hình ảnh tốt để biết đƣợc vị trí miếng ghép của tranh.
50
Trong suốt các nội dung và trò chơi vận động tinh, ngƣời tổ chức cần xen kẽ các trò chơi ú òa, kiến bò, các câu nói và thái độ đùa vui vẻ giúp trẻ hòa đồng, tự tin trong quá trình tƣơng tác với mình.