Vai trò của thẻ tranh trong quá trình khắc phục hiện tượng chậm nói ở trẻ.

Một phần của tài liệu Khắc phục hiện tượng trẻ chậm nói bằng việc tổ chức cho trẻ chơi với các loại thẻ tranh (Trang 35)

25 Biết chỉ các đồ vật mà trẻ muốn.

1.3.2. Vai trò của thẻ tranh trong quá trình khắc phục hiện tượng chậm nói ở trẻ.

ở trẻ.

Trong hoạt động lời nói, chúng ta thấy tồn tại hình thái bên ngoài và hình thái bên trong; trong đó, hình thái bên ngoài là hình thái có trƣớc, xảy ra ngoài trí óc của con ngƣời, tồn tại dƣới dạng vật chất (vật thật) hay vật chất hóa (chữ viết, âm thanh).

Cách thức tổ chức trò chơi với hình thái bên ngoài của hoạt động lời nói đƣợc xây dựng trên nền tảng tƣ duy sơ khai nhất - “tƣ duy trực quan hành động”, rồi đến “tƣ duy trực quan hình tƣợng”, và sau cùng là “tƣ duy trừu tƣợng”.

Trong giai đoạn giúp trẻ chơi để phát triển tƣ duy trực quan hành động, ngƣời tổ chức trò chơi thẻ tranh cho trẻ vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên, vừa là trợ giúp viên. Là đạo điễn bởi toàn bộ nội dung trò chơi, cách chơi ... đều do đạo diễn này vạch ra và điều khiển nó. Là diễn viên vì trẻ có thể chƣa có “cách tƣ duy trực quan hành động”, nên ngƣời tổ chức trò chơi cũng đồng thời làm diễn viên, diễn lại những lời mình vừa nói để cho trẻ có thể “chụp” lấy cái hành động ngay sau lời nói của ngƣời tổ chức. Sau đó, ngƣời tổ chức trò chơi cũng đồng thời làm trợ giúp viên, từng bƣớc khuyến khích trẻ tham gia vào trò chơi và bắt chƣớc lại những hành động của “đạo diễn”. Quá trình giúp trẻ chơi với thẻ tranh trong giai đoạn này cũng là quá trình phát triển tƣ duy trực quan hành động và tập trung vào phát triển tri giác thị giác của trẻ.

Trong giai đoạn giúp trẻ chơi với các loại thẻ tranh nhằm phát triển tƣ duy trực quan hình tƣợng, ngƣời tổ chức đóng vai trò là đạo diễn, trợ giúp viên nhiều hơn vai trò của một diễn viên, nhằm phát triển khả năng tri giác thính giác của trẻ. Trẻ sẽ tƣ duy dựa vào “biểu tƣợng” đã có ở trong đầu (cái mà nó đã đƣợc hình thành ở giai đoạn chơi trƣớc đó). Giai đoạn này đƣợc ngƣời tổ chức trò chơi gọi là giai đoạn gắn biểu tƣợng với âm thanh. Cả hai giai đoạn tổ chức trò chơi này, nếu xét về hình thái của hoạt động lời nói thì vẫn thuộc về hình thái bên ngoài của hoạt động lời nói. Lúc này,

36

nếu trẻ xuất hiện ngôn ngữ thì đó chẳng qua là ngôn ngữ nói nhại, nói leo, chứ chƣa hoàn toàn là ngôn ngữ của bản thân trẻ trong tình huống cụ thể đó. Thông qua cách tổ chức trò chơi dƣới dạng “tình huống ngôn ngữ”, hình thái bên ngoài dần đƣợc chuyển thành hình thái bên trong.

Nhƣ vậy, trò chơi với các loại thẻ tranh là một hệ thống hành động, thao tác lột tả đƣợc ngữ nghĩa của từ, của câu, của cụm từ cần chuyển tải. Điều này đƣợc xem là một trong những cách thức chứa đựng hoạt động lời nói. Đối tƣợng thẻ tranh ở đây chính là sự vật chất hóa.

Hình thái bên ngoài của hoạt động lời nói có một số đặc điểm sau: - Có âm thanh (có tính vật chất)

- Có tính khai triển đầy đủ, kết cấu chặt chẽ về tất cả các mặt của ngôn ngữ (ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp).

- Có tính dƣ thừa thông tin vì đƣợc triển khai mạnh

Hình thái bên trong của hoạt động lời nói đƣợc xem là hình thái diễn ra trong đầu óc của con ngƣời, không còn phần vật chất, và là hình thái có sau (là lời nói cho chính mình).

Hình thái bên ngoài lặp lại nhiều lần dẫn đến trẻ xây dựng đƣợc biểu tƣợng trong đầu mình về đối tƣợng đó. Khi hình thành đƣợc các kỹ năng chơi một cách vững chắc, trẻ đã có thể tự chủ cầm bức tranh số 2 lên và nói “số hai”, giống nhƣ một nhu cầu khoe sự hiểu biết của mình với ngƣời khác.

Lời nói bên trong không có tính vật chất mà chỉ là hình ảnh âm thanh, biểu tƣợng về con chữ, hình thái lời nói bên trong là do hình thái lời nói bên ngoài chuyển vào và đƣợc rút gọn lại (Trần Hữu Luyến, 2011).

Lợi thế của thẻ tranh là hình thức vật chất hóa bằng hình ảnh, không cần bê cái đó đến mà có tất cả. Thẻ tranh là một dạng mô hình hóa của đối tƣợng thật. Đồ chơi gỗ, đồ chơi nhựa cũng là vật chất hóa đối với đối tƣợng thật, có giá trị nhƣ thẻ tranh.

Các hoạt động chơi với các loại thẻ tranh giúp trẻ tăng các kỹ năng vận động tinh tế, vận động phối hợp và sự linh hoạt. Trẻ có thể học qua các thao tác vận động của bàn tay và phối hợp chính xác với mắt và đôi chân nhƣ: cầm – để, lật - úp, ghép - dán, quăng - nhặt, đổi chéo – tìm vật giống tranh, chạy - nhảy, bắt chƣớc cách xếp tranh, thổi – miêu tả chức năng của tranh, tô vẽ - sao chép lại tranh, tranh nào biến mất – tranh nào xuất hiện…

37

Nói một cách cụ thể, ở độ tuổi từ 0-6, trẻ thao tác trên tranh ảnh đồng thời hấp thu các tính chất, cấu trúc của đồ vật có trong tranh đó, làm khả năng tƣ duy phát triển. Trẻ có thể học phân loại nhóm các tranh dựa theo tính chất: số, chữ, hình dạng, kích cỡ… Theo độ tuổi, tƣ duy của trẻ phát triển dần dần từ trực quan, thao tác cụ thể đến trừu tƣợng, hành động có kế hoạch, thông qua các trò chơi tƣởng tƣợng, giả vờ, đóng kịch, sắm vai... trong đó có sử dụng thẻ tranh làm đối tƣợng

Khi trẻ đƣợc tiếp cận với nhiều đồ chơi khác nhau, ta sẽ thấy sự tiến triển cấp độ phát triển trí tuệ. Đồng thời, sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cũng đƣợc thể hiện rõ trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi với thẻ tranh.

Cụ thể là, các kỹ năng giao tiếp nhƣ: tập trung lắng nghe, tƣơng tác mắt, chờ đến lƣợt, bắt chƣớc, hiểu và đáp ứng giao tiếp qua điệu bộ và âm ngữ theo kiểu nhân quả đƣợc trẻ thể hiện rất sớm, và thể hiện rất phong phú qua hoạt động chơi có tƣơng tác với ngƣời khác. Trẻ cần có ngƣời lớn bên cạnh cùng chơi để lý giải và mở rộng thêm những khám phá của trẻ, giúp trẻ tổ chức các hoạt động chơi, cấu trúc tình huống ngôn ngữ giúp trẻ để trẻ dần nắm bắt đƣợc ngôn ngữ, làm tăng nhanh chóng vốn từ vựng của trẻ, sắp xếp từ thành câu đúng ngữ pháp, phát triển khả năng diễn đạt linh hoạt.

Song song với việc phát triển khả năng giao tiếp là sự phát triển các kỹ năng xã hội. Trẻ lĩnh hội những quy tắc xã hội trong khi trẻ đang trực tiếp tham gia vào các hoạt động chơi do ngƣời hƣớng dẫn tổ chức ra. Lúc đầu trẻ có thể phải buộc tuân theo các chuẩn tắc do ngƣời chơi đề ra, sau trẻ dần lĩnh hội các nguyên tắc đó và tự nguyện thực hiện một cách vui vẻ. Trẻ học đƣợc các giới hạn của hành vi trong từng hoàn cảnh giả định của trò chơi, nhƣ: tranh miêu tả về con vật thì không để sang nhóm tranh miêu tả về phƣơng tiện giao thông … Việc nhận biết và phân biệt giới tính của bản thân và của ngƣời khác cũng đƣợc học qua những hoạt động chơi với các loại thẻ tranh. Lúc đầu trẻ sẽ đƣợc xem những bức tranh về giới ở các nhóm tuổi khác nhau, song song với đó, trẻ phải thao tác để phân loại nhóm tranh đó cho phù hợp (nhóm con trai hay nhóm con gái). Trẻ đƣợc hƣớng dẫn để chọn những đồ chơi, đồ dùng cá nhân theo giới tính của mình, xem các hoạt động phổ biến có sự phân biệt về giới nhƣ hoạt động đi tè, cắt tóc …

Trẻ có bạn cùng chơi thì có cơ hội xây dựng mối quan hệ bạn bè. Trẻ biết cách thƣơng lƣợng với bạn khác để cùng chơi chung một món đồ hay tham gia vào nhóm bạn đang chơi. Trẻ sẽ trở nên mạnh dạn tự tin hơn những trẻ chỉ đƣợc chơi một mình. Đây cũng là cơ sở quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

38

Một phần của tài liệu Khắc phục hiện tượng trẻ chậm nói bằng việc tổ chức cho trẻ chơi với các loại thẻ tranh (Trang 35)