(xem phụ lục 4 phần đánh giá khả năng ngôn ngữ của Cu tí).
3.3. Tổng kết và tranh luận từ hai trường hợp trên
Qua hai trƣờng hợp nghiên cứu trên, chúng ta thấy rằng việc khắc phục hiện tƣợng chậm nói của hai trẻ chủ yếu thông qua các trò chơi với các loại thẻ tranh. Kết quả sau khi giúp trẻ chơi với các loại thẻ tranh, trẻ đều nắm đƣợc ngôn ngữ hiểu và bƣớc đầu biết trình bày ngôn ngữ thoại khi có nhu cầu. (trƣớc khi can thiệp vấn đề ngôn ngữ hiểu của cả hai cháu cũng nhƣ vấn đề tƣơng tác xã hội của cả hai cháu đều gặp khó khăn).
Trên thực tế, cả hai trƣờng hợp nghiên cứu đều đƣợc đƣa tới bệnh viện và đƣợc đánh giá là chậm nói theo dõi chứng tự kỷ. Tuy nhiên, sau khi đƣợc đánh giá bằng công cụ PEP 3, chúng tôi đã rút ra kết luận là: cả hai trƣờng hợp bị chậm phát triển ngôn ngữ do chậm phát triển nhận thức và thiếu hụt giao tiếp phù hợp theo đúng lứa tuổi. Đặc biệt, cả hai trẻ đều gặp vấn đề đầu tiên từ việc cai sữa mẹ, và sự chia tách mẹ sớm trong giai đoạn đầu đời dẫn tới việc trẻ sợ mất mẹ, sợ bị xâm hại ở các môi trƣờng lạ và ngƣời lạ, dễ khóc thét lên hoặc ôm chặt lấy ngƣời thân khi phải tƣơng tác với ngƣời lạ (trƣờng hợp Cu Tí có biểu hiện rõ ràng hơn).
Dựa trên những nghiên cứu thực tế, nhà tâm lý học đã kết hợp tổ chức cho trẻ chơi với các đối tƣợng thẻ tranh mà trẻ thích để từng bƣớc xây dựng mối quan hệ với trẻ tốt hơn; sau đó dần phát triển các bài tập tri giác thị giác và tri giác thính giác (tƣơng ứng là các bài tập tƣ duy trực quan hành động và tƣ duy trực quan hình ảnh). Nhờ có kế hoạch đúng và có sự giám sát, phân tích phù hợp ở từng giai đoạn nên mục tiêu ở từng giai đoạn làm việc với các cháu đã luôn đạt yêu cầu.
Con đƣờng phát triển ngôn ngữ của cả hai trƣờng hợp nghiên cứu trên chính là con đƣờng của cấu trúc tình huống. Đối tƣợng thẻ tranh đã sử dụng chẳng qua là vật thay thế vật thật để thiết lập trò chơi; nói chính xác hơn là vật thay thế vật thật để thiết lập cấu trúc tình huống của từ. Điều này cũng có nghĩa thẻ tranh không phải là đối tƣợng duy nhất giúp khắc phục đƣợc tình trạng chậm nói của hai trƣờng hợp nghiên cứu ở trên. Nếu nghiên cứu và thấy đƣợc trẻ thích chơi với những đồ chơi gỗ, đồ chơi nhựa... thì nhà trị liệu tâm lý vẫn hoàn toàn có thể thiết kế cấu trúc tình huống của trò chơi với các loại đồ chơi gỗ, hay đồ chơi nhựa để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua quá trình tƣơng tác trong khi chơi. Bởi lẽ lúc đầu với trẻ, “từ” không có nghĩa rõ
91
ràng, nhƣng nhiều lần từ đƣợc kết hợp với tình huống cụ thể (có kèm cả điệu bộ, thái độ của ngƣời sử dụng từ) dần từ trở nên có nghĩa rõ ràng hơn, và cuối cùng “từ” giải phóng mình khỏi hoàn cảnh cụ thể và trở thành ngôn ngữ ở trẻ đó là con đƣờng của sự phát triển ngôn ngữ tự nhiên ở trẻ em cũng nhƣ ngƣời học ngôn ngữ thứ hai.