Những khó khăn của Bop

Một phần của tài liệu Khắc phục hiện tượng trẻ chậm nói bằng việc tổ chức cho trẻ chơi với các loại thẻ tranh (Trang 60)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.2.Những khó khăn của Bop

Khó khăn cơ bản của Bop là chậm nói. Từ khi sinh cho đến 2 tuổi, Bop thƣờng ở nhà với bà, đƣợc xem ti vi nhiều, ít đƣợc đi ra ngoài, ít đƣợc trò chuyện tƣơng tác với ngƣời khác. Ngay từ sau khi sinh, Bop luôn đƣợc ngậm ti giả, không đƣợc bú mẹ do mẹ sợ rằng, 4 tháng sau sinh mẹ đi làm lại và phải cai sữa cho con thì sẽ rất vất vả và khổ cho con.

Bop gặp khó khăn về ăn. Cho đến 27 tháng tuổi, gia đình mới tập cho Bop ăn cơm. Vì thế, Bop không biết cắn, nhai và hay ngậm thức ăn. Điều này có thể đƣợc lý giải là do bắt nguồn từ việc ngậm ti giả, không đƣợc bú sữa mẹ trong giai đoạn đầu đời, bố mẹ cho con uống nhiều sữa và luôn có sự đáp ứng trƣớc khi Bop có nhu cầu.

61

Phản xạ ngậm nuốt nhiều hơn nhai của Bop một phần bị ảnh hƣởng bởi cách cho ăn dựa vào các chƣơng trình quảng cáo. Bop cũng không đƣợc tập cắn và nhai những vật rắn hơn cháo. Bop chƣa biết tự cầm cốc để uống nƣớc mà vẫn phải nhờ đến sự làm thay của ngƣời lớn.

Chạy mất phƣơng hƣớng khi đƣợc đi chơi ngoài môi trƣờng rộng, hay ăn vạ, khả năng chỉ một ngón tay vào những đối tƣợng đƣợc hỏi còn hạn chế. Thƣờng kéo tay mẹ đến đối tƣợng cần. Những thông tin trên cho thấy Bop chƣa biết diễn đạt ý muốn của mình khi có nhu cầu, chƣa biết cách tự kiểm soát bản thân trƣớc môi trƣờng lạ.

Căn cứ vào những thông tin thu thập đƣợc từ hồ sơ tâm lý, chúng tôi giả định rằng những khó khăn của Bop bắt đầu từ việc bị chia tách mẹ sớm. Bop không đƣợc bú sữa mẹ, mẹ phải đi làm từ khi Bop mới đƣợc bốn tháng tuổi và có rất ít thời gian chơi với Bop mỗi ngày trong suốt hơn hai năm đầu đời.

Theo quan điểm của Bowlby (Nguyễn Sinh Phúc, 2011, tr. 74), sự thiếu vắng mẹ và sự thiếu hụt tình cảm của mẹ ở giai đoạn này đã sinh ra cảm giác mất an toàn và nỗi lo hãi bị bỏ rơi, lo hãi bị chia ly ở Bop.

Việc không cho trẻ bú sữa mẹ, cho trẻ ngậm ti giả và sự thiếu hụt tình cảm chăm sóc của mẹ trong hai năm đầu đời có thể là nguyên nhân chính gây ra sự kéo dài giai đoạn môi miệng ở Bop. Hơn 2 tuổi mà Bop vẫn không biết nhai, không thích nhai, hay ngậm thức ăn, từ chối ăn thịt và thức ăn rắn. Theo luận điểm của S. Freud về giai đoạn môi miệng (Nguyễn Sinh Phúc, 2011), chúng tôi nhận thấy: phản ứng ngậm chặt miệng, mút, không nhai của Bop đang thể hiện đặc tính đóng khép của nhân cách. Việc giữ lại cơm trong miệng có thể tạo cho Bop một khoái cảm nhằm bù đắp đi sự thiếu hụt của bầu vú mẹ trong giai đoạn đầu đời. Nói theo cách khác, dƣờng nhƣ Bop đang bị thoái lui và bị cắm chốt ở giai đoạn môi miệng. Bop chìm đắm trong nguyên tắc khoái cảm với ham muốn đƣợc bế bồng, đƣợc mẹ yêu thƣơng, đƣợc trở về giai đoạn đứa trẻ “không biết nói”, mà không muốn “chồi” lên nguyên tắc hiện thực để đạt đƣợc sự phát triển phù hợp với độ tuổi của Bop, độ tuổi của đứa trẻ “bắt đầu biết nói”.

Hơn nữa, việc bố mẹ luôn đáp ứng trƣớc khi Bop có nhu cầu sẽ tạo ra một thứ “lợi ích thứ phát” ở trẻ, nhằm thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm chú ý của bố mẹ mà vốn Bop bị thiếu hụt từ khi sinh ra.

62

Một phần của tài liệu Khắc phục hiện tượng trẻ chậm nói bằng việc tổ chức cho trẻ chơi với các loại thẻ tranh (Trang 60)