Lĩnh vực ngôn ngữ thoạ

Một phần của tài liệu Khắc phục hiện tượng trẻ chậm nói bằng việc tổ chức cho trẻ chơi với các loại thẻ tranh (Trang 52)

25 Biết chỉ các đồ vật mà trẻ muốn.

2.3.4.Lĩnh vực ngôn ngữ thoạ

Trẻ phải biết tiến hành trò chơi theo hƣớng dẫn của ngƣời tổ chức nhằm từng bƣớc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ của mình nhƣ kỹ năng nói nhại lời, hát điền chỗ trống, tự nói, tự hát, tự trả lời câu hỏi, tự đặt câu hỏi, khoe, kể chuyện. Nhƣ đã trình bày trong phần cơ sở lý luận về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, nếu trẻ không xây dựng đƣợc biểu tƣợng về đối tƣợng, không nắm đƣợc logic của đối tƣợng (cách chơi với đối

53

tƣợng một mình hay tƣơng tác với ngƣời khác) thì khi các đặc điểm cơ quan phát âm đã phát triển hoàn thiện theo lứa tuổi, sẽ xảy ra hai trƣờng hợp: Trẻ nghe rõ từng từ một nhƣng khi chắp lại với nhau lại không thể thành một câu có nghĩa. Hoặc trẻ nói những gì xảy ra trên ti vi, nói rõ ràng một câu hay một đoạn hội thoại đầy đủ của một nhân vật trên ti vi nhƣng lại không biết nói để làm gì, nói cho ai nghe. Ngoài ra, một số trẻ thiếu biểu tƣợng về đối tƣợng nhƣng có mức độ nhận thức nhất định và hay bị bố mẹ chỉnh nói ngọng hoặc nói sai, thậm chí bị bố mẹ cấm nói “vì cho rằng con đang nói luyên thuyên”. Những trẻ nhƣ vậy thƣờng ngại nói và ngại giao tiếp vì cho rằng không ai hiểu mình, nói ra sợ sai, sợ bị mắng.

Cũng ảnh hƣởng đến vấn đề ngôn ngữ thoại của trẻ, có một yếu tố không thể không nhắc tới là mối quan hệ mẹ con trong giai đoạn đầu đời, đặc biệt là ở giai đoạn môi miệng và hậu môn, theo quan điểm của các nhà phân tâm học. J. Bowlby cho rằng việc ngƣời mẹ không cho con bú, hoặc trẻ bị cai sữa mẹ đột ngột, hoặc chia li với mẹ sớm…. đều có thể là những nguyên nhân chính gây ra cho trẻ những trở ngại về ngôn ngữ và giao tiếp sau này.

Ở nội dung nói nhại lời, trong khi tƣơng tác với ngƣời tổ chức các trò chơi với các loại thẻ tranh, thông qua những tình huống ngôn ngữ, trẻ dần xây dựng đƣợc hình ảnh về đối tƣợng ở trong đầu của mình. Chính nhu cầu chơi, nhu cầu giao tiếp đã trở thành động lực giúp trẻ cố gắng sử dụng ngôn ngữ trong quá trình chơi. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, khi ngôn ngữ nói của trẻ vừa mới hình thành, trẻ thƣờng có cảm giác sợ nói sai, ngại nói, vậy nên ngƣời tổ chức trò chơi, bằng cách đoán ý của trẻ, giúp trẻ nói ra ý của mình bằng cách nói leo, nói theo hay còn gọi là nói nhại lời (nguồn gốc của việc nói nhại lời là do biểu tƣợng về đối tƣợng hình thành chƣa vững chắc). Nói nhại lời còn giúp trẻ dần gắn biểu tƣợng trong đầu với ngôn ngữ một cách vững chắc hơn. Đây là quá trình giúp trẻ vƣợt qua những khó khăn về ngôn ngữ thoại trong thời kỳ đầu phát triển ngôn ngữ, trẻ dần nắm nắm bắt đƣợc nghĩa của ngôn ngữ và dần biến nó thành cái ý bên trong của mình.

Do trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nên phần nhiều các trẻ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp ứng xử, trong việc đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi có liên quan đến các phó từ (khi nào, ở đâu, tại sao, nhƣ thế nào….). Hoạt động này thực sự có hiệu quả khi ngƣời tổ chức trò chơi sử dụng những quyển truyện tranh dạng nhỏ và ngắn (khoảng dƣới 20 đoạn hội thoại của dƣới 4 tuyến nhân vật). Nhƣ vậy, trẻ sẽ dần có khả năng thâm nhập vào tính huống bằng cách kể xen kẽ, đóng thế (tự mình ứng vào một vai trong truyện

54

để diễn đạt). hoặc kể lại toàn bộ truyện. Qua đó, ngƣời tổ chức sẽ hƣớng dẫn trẻ trả lời những câu hỏi tại sao, khi nào, nhƣ thế nào.

Những câu hỏi lựa chọn thích hay không thích, những câu hỏi nhận dạng phân biệt con trai - con gái, những câu hỏi liên tƣởng nhƣ bố, mẹ làm nghề gì? ... là những dạng câu hỏi trẻ sẽ gặp khó khăn. Vậy nên, trong quá trình tổ chức trò chơi về sau của giai đoạn trị liệu ngôn ngữ, ngƣời tổ chức cần giúp trẻ thực hiện liên tƣởng giữa tranh và đối tƣợng thực bên ngoài. Trẻ cũng cần tự liên tƣởng bản thân mình trong chuỗi những hoạt động trong ngày, hoặc chuỗi những hành động của hoạt động “đánh răng”. Ở giai đoạn đầu của việc miêu tả chuỗi hoạt động, ngƣời tổ chức vẫn giúp trẻ dùng tranh để miêu tả; tới giai đoạn sau, khi trẻ đã có thể miêu tả thành thạo, ngƣời tổ chức gạt bỏ đi yếu tố tranh và yêu cầu trẻ phải tự liên kết bằng biểu tƣợng sẵn có trong đầu mình và kể lại hoạt động đó. Các hoạt động mách, khoe cũng đƣợc tiến hành tƣơng tự. Tuy nhiên, những nội dung này sẽ thực sự có giá trị khi cho trẻ đi lớp và giúp trẻ xây dựng lại các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Ngƣời tổ chức lúc này phải tự nhiên nhƣ một đứa trẻ, nhƣ một ngƣời bạn thân thiết với trẻ, bằng cách sử dụng giọng điệu, cử chỉ nhƣ một đứa trẻ hồn nhiên. Các trò chơi trốn tìm, oẳn tù tì, nu na nu nống, chi chi chành chành, nhảy lò cò, lộn cầu vồng ... đƣợc sử dụng để giúp trẻ chủ động giao tiếp với ngƣời khác.

Một phần của tài liệu Khắc phục hiện tượng trẻ chậm nói bằng việc tổ chức cho trẻ chơi với các loại thẻ tranh (Trang 52)