Lĩnh vực nhận biết ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Khắc phục hiện tượng trẻ chậm nói bằng việc tổ chức cho trẻ chơi với các loại thẻ tranh (Trang 50)

25 Biết chỉ các đồ vật mà trẻ muốn.

2.3.3. Lĩnh vực nhận biết ngôn ngữ

Khi tham gia chơi với thẻ tranh, trẻ dần học đƣợc các kỹ năng lắng nghe, chú ý, kỹ năng đáp ứng yêu cầu đơn giản, đáp ứng yêu cầu lựa chọn, nhận biết tên các tranh miêu tả danh từ, nhận biết tranh miêu tả hành động, các từ bổ nghĩa, các đặc điểm ngữ pháp trong câu.

Trong lúc chơi, trẻ cần phải biết chú ý lắng nghe, tƣơng tác với ngƣời chơi ngay cả khi bên ngoài phòng ồn ào, thậm chí có cả tiếng bố mẹ nói chuyện ở bên ngoài. Trẻ cũng phải biết ngoảnh lại khi ngƣời tổ chức gọi trẻ ở những vị trí khác nhau, hoặc khi đƣợc sai bảo tiếp tục mệnh lệnh gì. Trên cơ sở của sự lắng nghe và bắt chƣớc, trẻ dần nhận thức đƣợc đối tƣợng cũng nhƣ cách thức tổ chức đối tƣợng đó. Nói khác đi, trẻ dần nắm đƣợc ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp. Cũng nhờ sự lắng nghe và bắt chƣớc, bƣớc đầu trẻ có thể xếp lại trật tự các thẻ số, hoặc biết lắng nghe truyện ngắn có kèm theo sách tranh ảnh, hoặc đối tƣợng thẻ tranh kẹp vào thanh gỗ. Đây là hoạt động quan trọng giúp trẻ sau này biết tự chơi các hoạt động đóng vai theo chủ đề.

Ở nội dung đáp ứng cử chỉ và yêu cầu đơn giản, lúc đầu, ngƣời tổ chức trò chơi vừa là đạo diễn, vừa là hƣớng dẫn viên và vừa là diễn viên nữa. Vì trẻ chƣa thể hiểu lời nói, nên ngƣời tổ chức phải căn cứ vào “tình huống ngôn ngữ” để giúp trẻ. Sau khi trẻ nắm bắt đƣợc “tình huống ngôn ngữ” đó, ngƣời tổ chức sẽ ra lệnh và đợi trong khoảng thời gian 2 giây để trẻ cố gắng thực hiện theo. Nếu trẻ vẫn chƣa làm đƣợc theo lệnh thì có thể trẻ vẫn chƣa nắm vững ngôn ngữ, hoặc trẻ cảm thấy không thực sự hứng thú với trò chơi này. Ngƣời dạy lúc này cần có sự thay đổi cho phù hợp. Các nội dung đáp ứng cử chỉ và yêu cầu đơn giản chủ yếu đƣợc đo xen kẽ nội dung học vận động thô, vận động tinh. Các kỹ năng môi miệng nhƣ thổi còi, thổi kèn, thổi nến, thổi giấy, thổi tranh, rung môi, đàn môi, bắt chƣớc vận động lƣỡi … cũng đƣợc chú ý để đƣa vào kỹ năng nghe hiểu. Hoạt động chỉ gần, chỉ xa, chỉ phân biệt đối tƣợng cũng là những kỹ năng cần đƣợc huấn luyện trong nội dung chơi với thẻ tranh nhằm phát triển kỹ năng đáp ứng cử chỉ và yêu cầu đơn giản.

Ở một mức độ khác của trò chơi với thẻ tranh, ngƣời tổ chức giúp trẻ hình thành các kỹ năng lựa chọn, cầm và để tranh vào vị trí đƣợc yêu cầu, và rèn luyện tri giác thị giác, tri giác thính giác. Thƣờng những bài học này nặng về tri giác thị giác,

51

nên chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, trẻ có thể bỏ qua tri giác thính giác và dễ dàng cầm tranh khác loại để vào trong nhóm đƣợc yêu cầu. Tại thời điểm trẻ quen dần với kỹ năng tìm, cầm, di chuyển và cất tranh, ngƣời tổ chức sẽ tăng thêm cách chơi khó hơn là tìm 1 trong hai tranh cùng loại, hoặc có cùng những đặc điểm giống nhau về tính chất (nhƣ độ mới, khuôn viền, kích cỡ…). Nội dung này đòi hỏi trẻ phải tăng cƣờng tri giác thính giác, tức là phải lắng nghe âm thanh mà ngƣời tổ chức yêu cầu, sau đó tái hiện nó với biểu tƣợng đã đƣợc lƣu trong vỏ não để tiến hành những vận động mắt nhìn, chân đi đến và tay cầm đối tƣợng đó mang về vị trí yêu cầu. Đây thực chất là quá trình gắn biểu tƣợng với âm thanh.

Cũng nhằm để làm phong phú trò chơi và phát triển khả năng tƣ duy khái quát, ở những giai đoạn sau của tiến trình trò chơi với thẻ tranh, ngƣời tổ chức yêu cầu trẻ phải chọn những nhóm đối tƣợng phải/không phải của nhóm đối tƣợng khác (nhƣ việc chọn những bức tranh miêu tả món ăn trong nhóm những bức tranh đồ vật, động vật, thực vật …), hoặc ngƣợc lại chọn những tranh không miêu tả món ăn … Trẻ phải biết lựa chọn cái gì và bỏ lại cái gì. Cao hơn thế, trẻ sẽ phải trả lời khái quát những đối tƣợng trẻ vừa mang về là bao nhiêu (con vừa tìm đƣợc bao nhiêu bức tranh miêu tả món ăn, đó là những món ăn nào, con thích nhất món ăn nào trong này, cùng chia sẻ món ăn đó với các bạn thú bông….).

Ở nội dung nhận biết danh từ, các trò chơi dần chuyển đối tƣợng vào trong đầu trẻ, biến nó thành sản phẩm tâm lý, thành biểu tƣợng. Từ đó, trẻ có thể mang nó ra để “nhào nặn” theo nhiều hƣớng khác nhau. Theo quy trình chơi, những bức tranh miêu tả danh từ, những bức tranh rõ nét cả về hình nền và hình đối tƣợng, những danh từ gần gũi với trẻ nhất sẽ đƣợc đƣa ra chơi đầu tiên, nhằm tạo hứng thú cho trẻ; nhờ đó trẻ dễ nhớ, dễ thao tác và ngày càng hứng thú hơn nhờ các cách chơi không ngừng thay đổi, luôn tạo ra điểm sáng tạo trong quá trình tƣơng tác với ngƣời tổ chức. Tranh danh từ ở đây có thể là thẻ chữ cái và thẻ chữ số (ngƣời tổ chức trò chơi không nhằm dạy khái niệm chữ hay khái niệm số mà nhằm xây dựng cho trẻ biểu tƣợng về con số, con chữ trong đầu của trẻ). Ở những bƣớc tiếp theo của tiến trình can thiệp ngôn ngữ, khi trẻ đã hình thành ngôn ngữ và có biểu tƣợng vững chắc về đối tƣợng, ngƣời tổ chức trò chơi có thể dạy trẻ đọc chữ, đánh vần, khái quát đối tƣợng, ghép số lƣợng đối tƣợng với con số phù hợp …

Ở nội dung phát triển nhận thức các từ chỉ hành động, ngƣời tổ chức trò chơi cần sử dụng những tranh miêu tả về nghề nghiệp, tranh thể thao và nghệ thuật, tranh rèn luyện kỹ năng sống ... Trong quá trình tổ chức trò chơi ở nội dung này, ngƣời tổ

52

chức trò chơi có thể phải sử dụng thêm đồ chơi gỗ hoặc nhựa để làm tăng tính hấp dẫn của trò chơi. Chẳng hạn: ngƣời công nhân thì cần phải có dụng cụ gì? (cái búa, cái kìm, cái kéo, cái cà lê…), ngƣời bác sĩ thì cần phải có gì? (ống nghe, quần áo blouse, kim tiêm, hộp thuốc…), ngƣời đầu bếp phải có gì? (xoong chảo, bát đĩa, thìa đũa, rau, bếp ga….). Đây là trò chơi trung gian, giúp trẻ dần chuyển sang trò chơi đóng vai. Chặng hạn, ngƣời tổ chức có thể yêu cầu trẻ làm học sinh và còn mình làm giáo viên khi tìm đến bức tranh cô giáo. Nói một cách cụ thể, ngƣời tổ chức yêu cầu học sinh nghe và tìm theo lệnh nhằm ôn lại các thẻ tranh đã đƣợc học từ trƣớc.

Ngƣời tổ chức cũng có thể sử dụng những thẻ tranh tƣơng phản, những thẻ số để giúp trẻ dần hiểu đƣợc mối quan hệ giữa các đối tƣợng với nhau (ở trên hay ở dƣới, bên trong hay bên ngoài, to hay bé, cao hay thấp, dài hay ngắn, chăm chỉ hay lƣời biếng….). Với các thẻ số, có thể yêu cầu trẻ chơi và ghép hai số, xếp dãy số bất kỳ, chọn số đầu tiên hay số cuối cùng…. Nhờ có trò chơi với thẻ tƣơng phản và thẻ số nhƣ trên, trẻ sẽ dần nắm đƣợc các từ bổ nghĩa cho danh từ hay cho động từ, cái đối tƣợng đang đƣợc nhắc đến (màu gì, to hay bé, cao hay thấp, ở trong hay ở ngoài, ở trên hay ở dƣới cái gì, đứng ở đầu hay đứng ở cuối, ở góc nhà, ở gần bàn hay ở đằng sau cái tủ ...).

Ở nội dung đáp ứng với những đặc điểm ngữ pháp của câu, trẻ cần phải phân biệt đƣợc các thành viên trong gia đình theo hƣớng tay chỉ và theo tranh. Ở mức độ cao hơn, trẻ phải biết sử dụng đại từ nhân xƣng cho phù hợp với hội thoại. Ngƣời tổ chức yêu cầu chụp lại một số bức ảnh thành viên gia đình, yêu cầu trẻ đi tìm tranh. Trẻ biết tìm đƣợc về và đọc đƣợc tên. Dần dần, trẻ phải biết chơi các trò chơi đóng vai theo chủ đề, kể lại chuyện, trẻ phải biết nhập vai và xƣng hô phù hợp với vai của mình. Khi trẻ chậm nói mới có ngôn ngữ thoại, trẻ thƣờng có một số rối loạn ngôn ngữ nhƣ: nói lắp, nói nhại lời trong thời gian dài, cung điệu lên xuống không phù hợp, sử dụng sai đại từ nhân xƣng, nói ngọng…. Cũng ở nội dung này, trẻ sẽ cần phải biết phân biệt tranh đƣợc làm gì và không đƣợc làm gì, hoặc tranh chụp miêu tả đồ của trẻ và đồ của ngƣời khác.

Một phần của tài liệu Khắc phục hiện tượng trẻ chậm nói bằng việc tổ chức cho trẻ chơi với các loại thẻ tranh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)