25 Biết chỉ các đồ vật mà trẻ muốn.
1.2.3. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chậm nó iở trẻ em.
Rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ, đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, nhƣ với lƣỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lƣỡi khiến trẻ khó nói...
Trục trặc trong khả năng nghe cũng thƣờng có liên quan đến việc chậm nói. Đó là lý do vì sao trẻ nên đƣợc bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chƣớc và sử dụng ngôn ngữ.
Những trẻ ở vùng cao, vùng sâu, ít đƣợc tiếp xúc, có ngôn ngữ thƣờng kém phát triển hơn. Hoặc những trẻ đẻ non, còi xƣơng, thể tạng yếu đuối, suy dinh dƣỡng ... cũng thƣờng chậm nói, đi kèm với chậm mọi phát triển về vận động khác (lẫy, bò, đi...).
Một trong những nguyên nhân quan trọng khác có thể dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ, đó là sự thiếu hụt về giao tiếp phù hợp ở giai đoạn đầu đời. Chẳng hạn, xem ti vi không đƣợc xem là giao tiếp phù hợp vì đây là loại hình giao tiếp một chiều. Hoặc việc để cho trẻ vào một lâu đài đồ chơi mà không có ngƣời hƣớng dẫn chơi cùng cũng không đƣợc xem là giao tiếp phù hợp. Nhƣ vậy, cả hai trƣờng hợp trên đều không xây dựng đƣợc cấu trúc tình huống của từ cho trẻ. Suốt ngày nói lảm nhảm mà không có đối tƣợng, không quan sát thái độ xúc cảm của trẻ thì cũng đƣợc xem nhƣ là chƣa tạo đƣợc ra tình huống của từ.
Trẻ ít tham gia giao tiếp hai chiều sẽ không có đƣợc cấu trúc tình huống của từ. Ở độ tuổi dƣới 20 tháng, nếu trẻ chƣa nghe hiểu đƣợc những từ đơn giản thì đƣợc xem là chậm phát triển ngôn ngữ. Vƣợt quá 2 tuổi (điểm phát triển tới hạn của sự phát triển ngôn ngữ), trẻ sẽ lộ rõ dần những hành vi sai lệch do không nắm đƣợc từ và cấu trúc tình huống của từ. Nói khác đi, trẻ không hiểu đƣợc tình huống giao tiếp xã hội (trong thực tế, trẻ có một số những lo âu nhất định và việc tƣơng tác với môi trƣờng xã hội lúc này chỉ là để giải tỏa những hạn chế của cảm giác thị giác, thính giác và xúc giác). Kết quả là trẻ không có cách chơi phù hợp với đối tƣợng.
Hơn nữa, bản thân đứa trẻ chậm nói đã chứa đựng những yếu tố về thần kinh khác với những đứa trẻ khác; khi gặp phải môi trƣờng thuận lợi thì yếu tố thần kinh này đƣợc lộ rõ.
Quá trình can thiệp cho trẻ chậm nói là quá trình mà nhà can thiệp thông qua trò chơi phù hợp với độ tuổi phát triển của trẻ để cấu trúc lại tình huống ngôn ngữ cho trẻ. Thông qua đó, trẻ dần lĩnh hội đƣợc đối tƣợng bên ngoài, xây dựng nó thành biểu
29
tƣợng, gắn biểu tƣợng với từ và chuyển tải từ thành ngôn ngữ (Trần Hữu Luyến, 2010).
Do “từ” luôn gắn liền với vật thể và thực tiễn nên quá trình can thiệp ngôn ngữ cho trẻ không thể bỏ qua vật thể và tình huống thực tiễn của vật thể đó. Quá trình giúp trẻ tự tin để bật ra từ là một quá trình hết sức quan trọng.
Ở trẻ bình thƣờng, khi ngƣời trợ giúp ngôn ngữ thấy trẻ phát đƣợc một âm “a” liền bắt chƣớc ngay âm “a” của trẻ, trẻ sẽ đƣợc củng cố và tiếp tục nói từ “a” nhiều hơn. Ngƣời hƣớng dẫn nói trƣớc “con nói a đi” trẻ nói “a”; trong thực tế từ “a” trẻ đang nói rất có thể có giá trị thay thế cho một đối tƣợng cụ thể “bà, mẹ, ca, ăn…”. Tuy nhiên, ngƣời trợ giúp lúc này hoàn toàn không biết và chỉ sau nhiều lần lặp lại, mỗi lần trẻ lại nhìn sang đối tƣợng và dần ngƣời trợ giúp hiểu đƣợc (thì ra con đang nói “bim bim” chẳng hạn).
Còn đối với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nói chung, chậm nói nói riêng, vốn đã bị khuyết thiếu trong cấu trúc tình huống của từ, nên khi thực hiện quy trình can thiệp cho trẻ, cần phải xây dựng đƣợc biểu tƣợng về đối tƣợng ở trong đầu của trẻ, củng cố biểu tƣợng đó và khiến nó ngày càng gắn chặt chẽ hơn với từ mô tả nó. Ví dụ: trong quá trình can thiệp, khi trẻ phát ra âm “a”, nhà can thiệp thấy trẻ đang nhìn về con búp bê liền bảo búp bê và lấy lại cho trẻ, lúc này từ “a” trẻ đang nói có giá trị là con “búp bê”.