Mối quan hệ giữa sự chậm nói và sự phát triển một số chức năng tâm lý khác của trẻ trong 36 tháng đầu đời.

Một phần của tài liệu Khắc phục hiện tượng trẻ chậm nói bằng việc tổ chức cho trẻ chơi với các loại thẻ tranh (Trang 29)

25 Biết chỉ các đồ vật mà trẻ muốn.

1.2.4. Mối quan hệ giữa sự chậm nói và sự phát triển một số chức năng tâm lý khác của trẻ trong 36 tháng đầu đời.

lý khác của trẻ trong 36 tháng đầu đời.

Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ thƣờng tỉ lệ thuận với sự phát triển các chức năng tâm lý. Chính vì vậy, ở một số trẻ chậm nói, lúc đầu chỉ là sự chậm nói đơn thuần, nhƣng do không có cách thức can thiệp phù hợp hoặc gia đình không quan tâm và cho rằng trƣớc sau gì trẻ cũng sẽ nói, nên có thể dẫn đến tình trạng suy yếu các chức năng tâm lý cấp thấp và khó hình thành, phát triển các chức năng tâm lý cấp cao. Những biểu hiện dễ gặp phải ở trẻ là sự cáu giận do mình không nói đƣợc, nói không ai hiểu, không biết cách giao tiếp với ngƣời khác. Các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, chăm sóc bản thân cũng bị rối loạn. Đến một mức độ nhất định, trẻ không biết thể hiện nhu cầu, không hình thành đƣợc động cơ cho hành động của mình, không thể giao tiếp với ngƣời khác…, dẫn đến tình trạng trẻ chạy lăng xăng, la hét, đập phá đồ chơi, sợ ngƣời lạ… Nếu các dấu hiệu này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng “tự kỷ” ở trẻ (Chantal Sicile- Kira, 2008). Nói một cách cụ thể, trẻ sẽ không thể hiểu đƣợc lúc nào đi tè thì phải vào

30

nhà vệ sinh khi ngƣời lớn suốt ngày đóng bỉm cho trẻ, hoặc cứ để trẻ tè ra quần rồi thầm lặng thay cho trẻ. Khi trẻ ở trong một tòa lâu đài đồ chơi nhƣng chẳng có bạn chơi, cũng chẳng đƣợc hƣớng dẫn cách chơi, trẻ không thể có kỹ năng chơi với đồ chơi mà chỉ còn biết cầm, lắc qua lắc lại, quay tròn, ném đồ chơi cho nó vỡ tung ra để nghe âm thanh và quan sát. Trong thực tế, nếu trẻ không lĩnh hội đƣợc ngôn ngữ nói thì trẻ khó có thể kiểm soát bản thân mình, khó có thể hình thành nên động cơ do không có lời nói bên trong và nhƣ thế trẻ sẽ không biết cách thể hiện nhu cầu của mình một cách phù hợp.

Nhƣ vậy, để tránh tình trạng các chức năng tâm lý không đƣợc phát triển, trong những năm tháng đầu đời, mẹ/ngƣời chăm sóc trẻ cần phải thể hiện đƣợc thái độ, cử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ với trẻ, không nên để trẻ nằm một mình, xem ti vi một mình, thƣờng xuyên giao tiếp với trẻ bằng cả xúc giác, thị giác, thính giác, vị giác, giúp trẻ có đƣợc khả năng kiểm soát bản thân, biết đƣợc cách thể hiện xúc cảm phù hợp trong những tình huống khác nhau, giúp trẻ biết chủ động chơi đùa, biết khoe, tỏ thái độ xấu hổ hay hãnh diện đúng hoàn cảnh.

1.3. Hoạt động chơi với các loại thẻ tranh trong quá trình khắc phục hiện tượng chậm nói ở trẻ.

Một phần của tài liệu Khắc phục hiện tượng trẻ chậm nói bằng việc tổ chức cho trẻ chơi với các loại thẻ tranh (Trang 29)