Đánh giá về phát triển tâm vận động của Bop bằng trắc nghiệm PEP

Một phần của tài liệu Khắc phục hiện tượng trẻ chậm nói bằng việc tổ chức cho trẻ chơi với các loại thẻ tranh (Trang 62)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.3.Đánh giá về phát triển tâm vận động của Bop bằng trắc nghiệm PEP

Xem kết quả trắc nghiệm PEP 3 (biểu đồ 1 và phụ lục 1) đƣợc tiến hành với Bop, chúng tôi thu đƣợc những đánh giá ban đầu về sự phát triển tâm vận động của Bop nhƣ sau:

63

Biểu đồ3.1: Kết quả trắc nghiệm PEP 3 của Bop sau từng 60 buổi làm việc

Ở hoạt động bắt chƣớc, trẻ thích chơi ú òa, trốn tìm, kiến bò, và có thể bắt chƣớc lại cách trốn tìm, ú òa, hay kiến bò của cán bộ tâm lý một cách vui vẻ. Khi chúng tôi bắt chƣớc hành vi của trẻ, trẻ tỏ ra rất hãnh diện và thích thú. Trẻ có thể lặp

64

lại hành vi giả vờ xấu hổ hay ăn vạ khi cán bộ tâm lý bắt chƣớc theo. Chẳng hạn, trong khi đang ngồi học, Bop tỏ vẻ chống đối bài học bằng cách ăn vạ, ngả ngƣời xuống bàn. Cán bộ tâm lý cũng giả vờ làm theo, vừa làm vừa nói “đi ngủ thôi”, rồi lại nói “ngủ dạy rồi học bài thôi”. Lúc đó, trẻ tỏ ra thích thú và lặp lại nhiều lần trò chơi này rồi mới quay lại bài học. Trong khi chơi đùa, giao tiếp xúc giác, tƣơng tác xúc cảm …, Bop thƣờng có biểu hiện vui vẻ và tạo ra tiếng cƣời sảng khoái. Cán bộ tâm lý bắt chƣớc lại tiếng cƣời của trẻ, đồng thời làm thêm một động tác mới nhƣ giơ tay lên cƣời. Trẻ tỏ vẻ thích thú, cƣời lại và cũng bắt chƣớc thêm động tác giơ tay lên cƣời. Sau một vài lần cƣời theo trẻ, cán bộ tâm lý lại thay đổi cách cƣời (từ cƣời “haha” sang cƣời “hihi”) và vẫn tiếp tục thao tác tay nhƣ trƣớc, Bop tỏ vẻ thích thú và bắt chƣớc theo ngay. Tiếp theo, cán bộ tâm lý làm các âm nhƣ rung môi, thè lƣỡi, chu môi, thổi …, trẻ cũng dễ dàng bắt chƣớc theo. Duy có động tác chu môi, thổi là trẻ gặp khó khăn vì vừa làm vừa cƣời.

Trong nội dung đƣa tay chào lúc hết giờ, Bop chƣa bắt chƣớc đƣợc, chƣa biết giữ tay và vẫy tay chào mà cứ vẫy tay nhƣ kiểu quạt gió vào mặt. Cán bộ tâm lý đã thử giữ cánh tay để Bop lắc cổ tay nhƣng Bop chƣa lắc đƣợc.

Ở bài tập vo tròn đất nặn, lăn dài, lăn tròn, véo đất nặn, đập đất làm bánh sinh nhật, trẻ chƣa biết làm nhƣng cũng có xu hƣớng bắt chƣớc theo mặc dù trƣơng lực cơ tay vẫn rất yếu.

Trong tiết mục gõ bàn, gõ đàn, gõ chuông, Bop thƣờng chỉ quan sát và cƣời thích thú, chƣa dám cầm vào que gõ để thao tác. Trẻ có xu hƣớng giằng tay ra, từ chối không gõ khi cán bộ tâm lý giúp trẻ cầm để gõ.

Nhƣ vậy, ở hoạt động bắt chƣớc, Bop mới chỉ đạt đƣợc 67% so với các bạn cùng lứa tuổi, tƣơng đƣơng với một trẻ đang phát triển ở 18 tháng tuổi, trong khi Bop đã 27 tháng tuổi. Mặc dù vậy, Bop vẫn có thể hoàn thiện các nội dung còn lại theo chuẩn của độ tuổi trong thời gian ngắn vì khả năng bắt chƣớc xúc cảm, khả năng tập trung quan sát và chủ động bắt chƣớc theo những thao tác của cán bộ tâm lý ở trẻ rất tốt. Việc trẻ thất bại nhiều nhất trong các hoạt động gõ chuông, gõ bàn, gõ đàn có thể đƣợc lý giải là do Bop chƣa quen với các âm thanh đó và có thể trẻ chƣa đủ tự tin để thao tác với đồ chơi mới.

Trong lĩnh vực nhận thức, cán bộ tâm lý đã sử dụng bóng xà phòng để thổi nhằm kiểm tra thị giác của Bop. Kết quả cho thấy Bop rất thích nhìn bóng xà phòng, sẵn sàng chạy ra với bóng xà phòng. Cán bộ tâm lý cũng sử dụng bóng bay, chuông

65

lắc và còi để kiểm tra phản xạ thính giác của trẻ. Kết quả kiểm tra cho thấy trẻ đều có phản ứng rât nhạy cảm với các âm thanh trên. Chẳng hạn, khi Bop đang ngồi học, cán bộ tâm lý cầm cây bút cắm vào quả bóng bay dƣới gầm bàn, quả bóng bay phát nổ, Bop liền nhìn xuống gầm bàn kêu “ố ố” rồi cƣời. Nội dung chơi này đƣợc làm tƣơng tự với chiếc chuông lắc ở cửa phía sau lƣng Bop, hoặc với chiếc kèn cỡ lớn (còi hơi, đƣợc gắn trên tƣờng phía sau Bop) có một nút bấm đƣợc thiết kế ở dƣới gầm bàn. Bop có biểu hiện nhƣ nhau trong cả ba thao tác thử thính giác.

Lĩnh vực nhận thức còn có ba tiểu mục khác là: làm điệu bộ ra cửa nhặt đồ chơi, nhìn và giở quyển sách bìa cứng, nghe tiếng phách dƣới bàn và đằng sau. Ở cả ba tiểu mục này, Bop đều làm chƣa tốt: Bop không sẵn sàng ra cửa nhặt đồ chơi về để vào giỏ, cũng không sẵn sàng ra đóng cửa hay bắt chƣớc việc ngồi xuống đứng lên của cán bộ tâm lý, mà phải chờ cán bộ tâm lý nhặt một số đồ chơi sau đó động viên khích lệ thì Bop mới dám đi ra nhặt. Trong tiểu mục nhìn và giở quyển sách bìa cứng loại nhỏ, Bop không kiên nhẫn giở từng trang mà giở rất nhanh, chỉ với ba thao tác là hết quển sách hình 15 trang. Trong tiểu mục gõ phát dƣới bàn và đằng sau, phải đến khi đƣợc nhắc (“ơ cái gì đang kêu ấy nhỉ?”) Bop mới nhìn vào cái phách mà cán bộ tâm lý đang gõ.

Đối với lĩnh vực vận động tinh, Bop đã hoàn thành tốt bốn tiểu mục là: lấy hạt cƣờm ra khỏi que gỗ, mở và tắt điện, ném bóng vào giỏ, xâu hạt vào que cố định. Trên thực tế, do bốn tiểu mục này đòi hỏi độ tinh xảo của ngón tay chƣa nhiều nên trẻ có phần hoàn thành dễ dàng hơn. Ở các tiểu mục còn lại nhƣ đóng mở nắp chai xà phòng, cắm sâu que tính vào bánh sinh nhật bằng đất nặn, ấn ngón tay vào đất nặn, Bop cần có sự trợ giúp của cán bộ tâm lý thì mới có thể hoàn thành đƣợc công việc. Trong hai tiểu mục cắt đoạn giấy bằng kéo và phối hợp hai tay tháo đồ chơi hoặc xâu hạt, Bop chƣa làm đƣợc, vận động các ngón tay tỏ ra vụng về và, khi đƣợc giúp đỡ, trẻ chỉ làm thoáng qua rồi từ chối không chơi nội dung đó nữa.

Nhƣ vậy, kết thúc lĩnh vực vận động tinh, Bop còn gặp nhiều khó khăn trong vận động các ngón tay, đặc biệt trẻ còn rất yếu trong sự phối hợp của mắt để điều khiển các ngón tay cho đúng vị trí. Ngoài ra, trƣơng lực cơ tay, khả năng điều khiển tay để tháo gỡ đối tƣợng lắp ghép hay mở hộp cỡ lớn của Bop cũng chƣa tốt.

Kết quả đánh giá PEP 3 (xem phụ lục 1) cho thấy, Bop hoàn thành xuất sắc các bài tập trong lĩnh vực vận động thô. Cụ thể là: Bop biết cầm quả bóng gai nhỏ bằng hai tay để chơi tung bóng, ném bóng một cách tích cực và có đích, đá bóng bằng một chân, ngồi ghế dựa, đi một mình, leo cầu thang, cầm ly uống, ngồi xe lắc, ném bóng

66

trả lại, vỗ tay … Duy chỉ có hoạt động nhảy nhƣ con chuột túi (nhảy chụm hai chân vào những chiếc vòng tập thể dục) trẻ làm chƣa tốt, khả năng nhún nhảy từ trên bàn hoặc ghế xuống sàn nhà cũng chƣa tốt.

Kết thúc các bài tập vận động thô, Bop thể hiện sự phát triển vận động khá phù hợp với lứa tuổi. Hoạt động nhún hai chân nhảy vào vòng thể dục, hoặc nhảy từ bàn, ghế xuống sàn nhà chƣa tốt, nhƣng không phải do trẻ nhát không dám làm, nên hoàn toàn có thể hy vọng trong một thời gian ngắn trẻ có thể làm đƣợc.

Ở hoạt động phối hợp tay và mắt, Bop biết cầm bút sáp màu vẽ nghuệch ngoạc nhƣng chƣa thể ráp ba hình với ba kích cỡ khác nhau (gấu bố, gấu mẹ, gấu con), Bop vẫn có xu hƣớng “để nhầm” theo kiểu tƣ duy “con khỉ - thử sai”, và cuối cùng hoàn thành. Tƣơng tự ở tiểu mục thả hình vào xe thả hình, Bop cũng có thao tác di hình để tìm vị trí đúng của nó, chƣa biết phối hợp mắt nhìn theo sao cho đúng rồi mới thả hình. Bop cũng chƣa biết chọn riêng những khối hình để vào giỏ khi cán bộ tâm lý trộn lẫn những khối hình đó với một số miếng ghép nhựa và hoa quả nhựa. Mở rộng nội dung này, cán bộ tâm lý yêu cầu Bop ghép bảng số, cố chỉ cho Bop sự tƣơng quan giữa hình đƣợc chỉ trên bảng ráp hình với hình bên ngoài, nhƣng Bop vẫn chƣa thiết lập đƣợc tri giác thị giác với bài học trên.

Qua hoạt động trên, chúng tôi nhận thấy, Bop chỉ quan sát và làm tốt các trò chơi có liên quan đến việc biểu diễn xúc cảm, còn đối với các trò chơi không mang tính đùa vui, biểu diễn xúc cảm, Bop lại không thể đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.

Liên quan đến các hoạt động tƣ duy, Bop gặp nhiều khó khăn hơn. Bop biết cho khi ngƣời khác xin, biết tìm đồ chơi đƣợc cất giấu dƣới một cái khăn, nhƣng lại chƣa biết phân biệt hai đồ chơi khác nhau theo nhóm, chƣa biết ghép hình ảnh với đồ vật, khả năng chỉ các bộ phận trên thân thể còn yếu, chƣa biết cùng cán bộ tâm lý thu dọn đồ chơi khi hết giờ.

Trong lĩnh vực ngôn ngữ, Bop không thể ghi đƣợc điểm, chƣa biết xin đƣợc giúp đỡ nhƣ “bố ơi giúp con, mẹ ơi cứu con với”, chƣa nói đƣợc những câu hai từ, chƣa gọi đúng tên vật dụng, và chƣa biết dùng đại từ con, tôi, bố, mẹ một cách phù hợp, mà chỉ bi bô đƣợc vài từ đơn giản. Tuy nhiên, cán bộ tâm lý nhận thấy rằng hoàn toàn có thể khắc phục đƣợc hiện tƣợng chậm nói của Bop nếu tăng cƣờng giao tiếp với Bop, tạo ra những tình huống của ngôn ngữ để giúp Bop nâng cao khả năng nhận thức của mình, tăng cƣờng tƣơng tác giúp Bop có thể tự tin và chủ động sử dụng ngôn ngữ. Sở dĩ cán bộ tâm lý có thể xác định đƣợc việc này là vì Bop có khả năng cƣời ra tiếng,

67

biết nhai thức ăn cứng mặc dù còn hạn chế, biết thè lƣỡi liếm, biết rung môi, đàn môi và đang cố gắng bắt chƣớc thổi kèn, thổi còi.

Một phần của tài liệu Khắc phục hiện tượng trẻ chậm nói bằng việc tổ chức cho trẻ chơi với các loại thẻ tranh (Trang 62)